Các NHTMCP ở Việt Nam phát triển mạnh về số lượng tuy nhiên chưa đủ

Một phần của tài liệu giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

“mạnh”

Từ bức tranh các NHTMCP ta thấy trong những năm vừa qua các NHTMCP Việt Nam phát triển rất nhanh, có nhiều thuận lợi như hệ thống mạng lưới và khách hàng truyền thống, yếu tố “sân nhà” cùng với môi trường pháp lý có nhiều ưu đãi từ phía Chính phủ song khối ngân hàng TMCP cũng gặp nhiều khó khăn như:

- Cơ cấu sản phẩm dịch vụ nghèo nàn

Theo thống kê của Ecomomist Intelligence Unit thì trung bình một ngân hàng đa doanh hoạt động toàn cầu phải cung cấp trên 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó ở Việt Nam thống kê của NHNN cho thấy các NHTM cung cấp khoảng 100 sảm phẩm cho khách hàng. Chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống đơn giản như nhận tiền gửi và cho vay, các sản phẩm có tính chất phức tạp như: quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư hay dịch vụ từ thẻ tín dụng. .. chưa được các NH chú ý đến.

- Năng lực quản trị rủi ro yếu :

Hiện nay các NHTM chưa đánh giá và xác định đầy đủ rủi ro trên cơ sơ khoa học chặt chẽ. Các mô hình và công cụ hiện đại để đo lường và quản lý rủi ro chưa được áp dụng rộng rãi (như quản trị tài sản nợ - có, quản trị ngân hàng theo nguyên tắc CAMEL ). Một số ngân hàng mới chỉ bắt đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở mức độ thấp.

- Rủi ro tín dụng cao

Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản ở mức bình quân trên 50% phản ảnh các NHTMCP Việt nam đang phục thuộc rất lớn đến hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán tăng nhanh, giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản chiếm gần 50% giá trị tài sản của cả hệ thống ngân hàng. Trong khi nguy cơ từ thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong những năm qua rủi ro rất cao do đó tỷ lệ nợ xấu của các NH tuy được cải thiện song vẫn ở mức rất cao so với mặt bằng chung của khu vực.

Một phần của tài liệu giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)