Những nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)

thương mại Việt Nam trong thời gian tới

Kinh tế Việt Nam đang được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực thi các hiệp định tự do hóa thương mại, mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng đang đến gần. Thời kỳ “sàng lọc” các ngân hàng đang đến, đặc biệt là trong năm 2008 với những rất nhiều khó khăn trên thị trường tiền tệ- tín dụng, các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản trị thanh khoản và điều hành kinh doanh trong tình hình thị trường tiền tệ đang ngày càng phức tạp do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình lạm phát gia tăng trong nước. Nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra khiến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước càng khó khăn. Ngành công nghiệp ngân hàng trong nước sẽ đối mặt với sự cạnh tranh, được đánh giá là sẽ “gay cấn” nhất trong lịch sử. Đây là mảnh đất tiềm năng cho hoạt động M&A bắt đầu.

- Các ngân hàng thương mại lớn đang sở hữu một phần vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần, hoặc thông qua hình thức liên doanh, liên kết với các ngân hàng với nhau để tận dụng các thế mạnh của nhau. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh đang tìm cách có cổ phần ở các ngân hàng thương mại chuẩn bị cho các cuộc sáp nhập tập đoàn.

- Các tập đoàn tài chính nước ngoài đang tìm cách trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đang được chiếm ưu thế. Vì so với thủ tục xin thành lập một ngân hàng con 100% vốn nước ngoài thì việc mua lại một tỷ lệ cổ phần của ngân hàng trong nước được thực hiện dễ dàng hơn.

- Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là hạn chế việc thành lập các ngân hàng mới, thay vào đó là việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng trong nước với nhau, các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, …hình thành tập đoàn tài chính lớn để tránh đổ vỡ, cạnh tranh và tránh được cú sốc không mong muốn.

- Môi trường pháp lý

Sau nhiều lần xem xét và đưa ra thảo luận. Hoạt động M&A đã được hình thành một khung pháp lý định hướng diễn ra lành mạnh và ổn định hơn.

Theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 27/4/2013 (quy định việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng), các tổ chức tín dụng sẽ bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt nếu như không thể tăng được vốn điều lệ. Ngân hàng nhà nước sẽ yêu cầu chủ sở hữu Tổ chức tín dụng xây dựng, trình kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các ngân hàng khác.

Ngân hàng nhà nước hết sức kiên quyết trong việc sáp nhập, hợp nhất hoặc quốc hữu hóa những ngân hàng yếu kém. Do đó, vấn đề sáp nhập, hợp nhất sẽ công khai nhiều hơn và được đẩy nhanh tiến độ.

- Sự hình thành các tổ chức tư vấn M&A

Trong những năm vừa qua sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty tư vấn trong lĩnh vực mua bán sáp nhập doanh nghiệp đã cho thấy sức nóng của hoạt động này tại VN. Tại Việt Nam đã có một số tổ chức được coi là chuyên nghiệp trong lĩnh vực này như IDJ, TigerInvest, First Asia Limited hay CTCP mua bán doanh nghiệp và kết nối đầu tư quốc tế ICE.

Một phần của tài liệu giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)