Hoàn thiện mạng lưới phân phối

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH An Đình (Trang 71)

Hoàn thiện mạng lưới phân phối sẽ làm tăng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mạng lưới phân phối là tổng hợp của nhiều kênh phân phối đối với các thị trường và đối tượng khách hàng khác nhau. Việc tổ chức nhiều kênh phân phối giúp doanh nghiệp cùng lúc có thể tiếp cận tốt tới thị trường. Xậy dựng kênh phân phối còn tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Việc thiết kế và hoàn thiện kênh phân phối phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, thị trường và mục tiêu kinh doanh của công ty. Cách tiền hành đó là:

• Hoàn thiện cơ chế quản lý kênh, các kênh phân phối hiện nay của công ty còn hoạt động độc lập chưa có sự phân chia thị trường rõ ràng vì vậy cần xác đinh lại khách hàng và địa bàn của từng kênh.

• Dựa trên việc phân tích thị trường, thiết kế tổ chức kênh cho hợp lý với quy mô và nhu cầu của thị trường đó.

• Lên kế hoạch điều động hàng hoá giữa các kênh và giữa các địa bàn hợp lý tránh tình trạng kênh thì thừa hàng kênh thì thiếu hàng hoá.

tin cậy tránh tình trạng hàng hoá không được xắp xếp cẩn thận trong siêu thị hoặc chậm chễ khó khăn trong phân phối tới khách hàng. Phải có nhân viên đi kiểm tra tình hình hàng hoá tại các siêu thị và đại lý để có giải pháp phù hợp. Cải thiện tình trạng chiếm dụng vốn ở các siêu thị.

• Mở thêm các đại lý nhỏ với chức năng bán hàng và vận chuyển hàng cho kênh bán hàng trực tiếp tới hộ gia đình.

• Thúc đẩy hơn nữa kênh bán hàng online trên website của công ty và trên các trang thương mại điện tử lớn trên thế giới như Ebay, Alibaba…Việc hoàn thiện kênh phân phối là điều cần thiết để đảm bảo sự hoạt động và sự phát triển của công ty. Đảm bảo cung cấp đủ và đúng chất lượng tới người tiêu dùng. Giữ vững và mở rộng được thị trường của công ty và tận dụng được tối đa nguồn lực, cơ sở vật chất của các kênh trung gian trong phân phối sản phẩm.

3.2.2 Gải pháp cho sản phẩm thóc giống An Đình

Thời điểm hiện tại, An Đình đang tiêu thụ 2 loại thóc giống là Jampo 06 và AĐ01. Hai sản phẩm này là mặt hàng quan trọng cho sự phát triển bền vững của công ty khi nhu cầu mở rộng sản xuất và vùng nguyên liệu trong tương lai. Vì vậy công ty cần có những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong khâu tiêu thụ giống của mình và có thể lưu ý những giải pháp sau:

a. Điều tra đặc điểm vùng tiêu thụ

Giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng đều có tính thích nghi theo vùng. Vì vậy trước khi công ty có ý định phân phối giống lúa tới một vùng nào đó, công ty cần nghiên cứu xem giống của mình có phù hợp với vùng này không trước khi có quyết định xúc tiến phân phối. Các đặc điểm đó là:

• Đặc điểm sinh thái vùng

• Tập quán canh tác

• Quy mô và triển vọng hợp tác trong tương lai.

Với tình trạng hiện tại, công ty bán được giống nhưng người nông dân khi gieo trồng thu được kết quả không như mong đợi dẫn đến công ty lại phải có những biện pháp bồi thường ảnh hưởng tới kết qủa kinh doanh và uy tín của công ty. Vì vậy công ty cần nghiên cứu vùng mục tiêu kỹ hơn trước khi có những biện pháp cụ thể để bán hàng vào vùng đó.

b. Nâng cao nhân lực, sự phối hợp giữa phòng kinh doanh và bộ phận kỹ thuật Phòng kinh doanh có nhiệm vụ là tìm kiếm thị trường trong khi bộ phận kỹ thuật thu mua và sản xuất có nhiệm vụ giám sát và hướng dẫn người dân canh tác giống lúa của công ty. Trong quá trình làm việc, đôi thi sự phối hợp giữa hai

bộ phận chưa có tính liên kết hiệu quả. Để cải thiện tình hình này, công ty có thể tạo một bộ phận riêng chuyên trách về tiêu thụ giống. Bộ phận này cần nhạy bén trong kinh doanh nhưng cũng cần am hiểu về kỹ thuật canh tác cũng như quy trình sản xuất. Bộ phận riêng biệt này hình thành sẽ làm việc chuyên nghiệp hơn từ đó có thể mở rộng được tiêu thụ giống, mở rộng vùng canh tác và vùng nguyên liệu. Qua đó có thể đáp ứng cho nhu cầu mở rộng ở hiện tại cũng như tương lai trong công ty.

c. Cải thiện giống lúa, đa dạng giống cây trồng

Giống lúa của công ty còn tương đối khó canh tác với điều kiện nước ta và cũng chỉ thích ứng được với một số vùng cụ thể. Với tốc độ phát triển của công ty hiện nay và tầm nhìn mục tiêu dài hạn. Công ty sẽ cần những vùng sản xuất ổn đinh và quy mô lớn hơn. Vì vậy ngoài việc khai thác tốt giống lúa mà công ty đang có sẵn, công ty cần phối hợp với các viện nghiên cứu để lai tạo cải thiện tính chất giống để có thể thích nghi tốt hơn với điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó công ty cũng cần xem xét khả năng phát triển một số giống thóc Nhật khác bên cạnh Jampo 06 và AĐ01 có năng suất chất lượng và thích nghi tốt hơn. Với mục tiêu dài hạn của công ty là không chỉ sản xuất chuyên về cây lúa mà còn mở rộng ra các sản phẩm nông sản an toàn khác. Vì vậy công ty cần phối hợp với các viện nghiên cứu để chọn tạo ra những giống nông sản có tiềm năng phát triên thương mại. Khởi động dần các dự án và vùng nguyên liệu nông sản tiềm năng. Qua đó mới có thể đáp ứng cho phương hướng phát triển đa dạng hoá trong lĩnh vực nông sản sạch của công ty.

Trên đây là các giải pháp giúp công ty tận dụng tối da nhưng điểm mạnh và giải quyết các hạn chế còn tồn tại. Các giải pháp cũng nhằm thực hiện mục tiêu cho giai đoạn 2012-2015 và các định hướng dài hạn của công ty. Với những thành công đã có được và một đội ngũ cán bộ công nhân viên đầy nhiệt huyết, An Đình hứa hẹn sẽ thực hiện được mục tiêu và trở thành doanh nghiệp có vị thế cao hơn nữa không những ở Việt Nam mà còn trên thị trường thế giới

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC.

a. Chính sách tạo vùng và quy hoạch nông nghiệp hàng hoá.

Một số nước trên thế giới có những ngành chuyên biệt như sản xuất xe hơi ở Đức, công nghệ từ Mỹ, dịch vụ tài chính vận chuyển của Singapore… Đó là các ngành mang tính cạnh tranh tầm quốc gia. Việt Nam có lợi thế về nông nghiệp, hiện giờ đang là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản. Nhưng giá trị mang lại không được nhiều và chưa thể được coi là một ngành chiến lược của nền kinh tế.

Trong nền kinh tế hàng hoá như hiện nay, việc một ngành nào đó của quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là điều cần thiết để phát triển. Nền

nông nghiệp Việt Nam phần lớn vẫn đang tham gia ở những ngành hàng nông nghiệp chất lượng thấp và đóng góp chủ yếu là ở khâu nguyên liệu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong những chuỗi giá trị đó, những điều kiện và tiêu chuẩn toàn cầu trở nên khắt khe mà không doanh nghiệp hay hộ nông dân nào có thể đáp ứng hiệu quả. Các thành phần kinh tế thì mạnh ai người ý làm. Nông dân thì sản xuất manh mún và chịu nhiều rủi do. Vì vậy việc có một hệ thống quy hoạch chung cho quốc gia là điều cần thiết. Hệ thống ở đây là người nông dân, nhà khoa học, các doanh nghiệp, ngân hàng và nhà nước cùng thực hiện.

Để có được một cơ chế hướng đi đúng, cần có một viện nghiên cứu chuyên biệt tiến hành và tham mưu cho những người làm chính sách. Không thể làm như cơ chế hiện nay những chính sách phần lớn dựa trên những ý tưởng rồi đem ra bàn bạc thống nhất. Trong khi những người làm chính sách chưa có đủ chuyên môn và cái nhìn mọi mặt. Cách làm như vậy là chưa có căn cứ khoa học cho nên những cơ chế chính sách còn chưa thể đi vào nền kinh tế một cách hiệu quả. Từ đó mới có thể có những chiến lược và bước đi vững chắc cho nền nông nghiệp hàng hoá nước nhà.

Thực tế vùng sản xuất gạo nói chung và vùng sản xuất gạo Nhật của An Đình nói riêng đang rất nhỏ lẻ. Việc triển khai quy trình kỹ thuật và qúa trình thu mua còn tốn nhiều chi phí do số lượng manh mún. Vì vậy điều trước tiên của một nền nông nghiệp hàng hoá là phải sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá. Luật đất đai hiện nay vẫn chưa giao đất cho người dân và doanh nghiệp một cách đủ rộng và đủ thời gian để có thể đầu tư lâu dài. Để khắc phục nhược điểm này, sau khi nhà nước có những chính sách quy hoạch cụ thể cho từng vùng thì cần giao đất cho nông dân, doanh nghiệp tự làm với diện tích lớn nhất có thể là thời gian trên 50 năm.

Doanh nghiệp cũng cần học hỏi những kinh nghiệm và công nghệ từ nước ngoài. Tuy nhiên một số chính sách của nhà nước lại vẫn hạn chế đầu tư những lĩnh vực liên quan đến đất đai. Để có được tiến bộ, nhà nước cần cởi mở hơn nữa trong những chính sách này giúp doanh nghiệp có thể phát triển chuyên nghiệp hơn.

Các cơ chế và cách thức tiến hành của nước ta còn chưa thống nhất giữa các ngành các cấp. Tạo ra những chính sách không hộ chợ nhau mà đôi khi còn làm khó doanh nghiệp. Không tạo được động lực mà còn làm phát sinh một số chi phí không đáng có. Vậy ngoài việc đề ra chính sách đúng và tuyên truyền thực hiện chính sách đấy cũng rất quan trọng. Nhà nước cần tổ chức quán triệt sâu rộng trong các ngành, các cấp và nhân dân từ Trung ương đến cơ sở để có nhận thức đúng đắn về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, phát động trong toàn quốc phong trào thi đua lao động xây dựng nông nghiệp hiện đại. Từ đó mới tạo được

sự đồng thuận trong phối hợp của toàn hệ thống.

An Đình là một trong những công ty đi tiên phong trong sản xuất gạo hàng hoá. Với những mục tiêu đã đề ra, việc được hoạt động trong một nền nông nghiệp hiện đại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy An Đình nói chung và toàn ngành nông nghiệp nói riêng đang chờ một chính sách khoa học và năng động cho nền nông nghiệp nước nhà. Để An Đình và những công ty khác có cơ hội phát triển mở rộng sản xuất. Dần dần đưa nông nghiệp là một ngành mang tính cạnh tranh quốc gia trong thị trường toàn cầu ngày nay.

b. Chính sách hỗ trợ vốn

Nông nghiệp cũng như các ngành khác của nền kinh tế, sản xuất hàng hoá với quy mô lớn lúc nào cũng cần một nguồn vốn dồi dào và ổn định. Hiện nay, nhà nước đã có những biện pháp hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. Ngày 14/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các tổ chức, cá nhân được vay vốn theo quy định tại Nghị định này để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn, cá nhân, chủ trang trại, các hợp tác xã...Nghị định đã giúp rất nhiều cho hoạt động của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện ngị định đó còn chưa thực sự hiệu quả trong thực tiễn. Các cấp từ trung ương đến địa phương khi thực hiện nghị định còn một phần gây khó dễ. Với đặc điển sản xuất gạo xuất khẩu cần một vốn đầu tư lớn với chu kỳ khá dài thường là trên 6 tháng. Một số doanh nghiệp có tiềm năng như An Đình khi muốn tiếp cận đến nguồn vốn này thường rất khó và cần nhiều chi phí không cần thiết. Hiện An Đình đang đang rất cần vốn để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu nhưng phần lớn các vốn đó đều chịu lãi xuất thị trường không được hỗ trợ. Vì vậy An Đình cũng như các thanh phần khác chịu tác động của chính phủ rất mong nhà nước tiếp tục có các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho nông nghiệp. Bên cạnh những chính sách được ban ra, việc thực hiện các chính sách cần rõ ràng và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH An Đình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w