Hạn chế và nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH An Đình (Trang 62)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.6.2.1Hạn chế và nguyên nhân chủ quan

Tuy có được nhiều thành công, xong An Đình vẫn có những hạn chế nhất định và chưa tận dụng hết tiềm năng phát triển. Hạn chế được nhìn nhận trên hai góc độ là hạn chế xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và hạn chế xuất phát từ nguyên nhân khách quan.

• Phương thức bán hàng của công ty chưa thực sự chuyên nghiệp và có kế hoạch hành động dài hạn nên thiếu đi sự năng động trong việc tìm kiếm bạn hàng, thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ.

• Thương hiệu sản phẩm đã dần được xây dựng. Tuy nhiên việc định vị và quảng bá thương hiệu của công ty đối với thị trường trong nước cũng như thế giới còn chưa chuyên nghiệp và hiệu quả khi tiến hành cạnh tranh trên thị trường.

• Mộ số chính sách quản lý hiện tại chưa phù hợp đặc biệt là phòng kinh doanh. Các bộ phận trong công ty còn thiếu liên kết, vì vậy tình trạng phối hợp chưa ăn khớp nhau.

• Việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất – tiêu thụ theo từng mặt hàng đã cụ thể nhưng chưa kịp thời đã gây khó khăn trong công tác điều tiết và tiêu thụ sản phẩm.

• Công tác xuất nhập khẩu chưa chủ động, đôi khi chưa chủ động thường xuyên liên hệ với khách hàng để duy trì thị trường hiện có và phát triển thị trường mới mà phụ thuộc vào khách hàng đến đặt hàng.

• Nhân sự trong công ty còn yếu về chuyên môn, đặc biệt là bộ phận thủ tục xuất khẩu. Dẫn đến tình trạng hàng hoá vẫn chưa cung cấp được kịp thời cho bạn hàng. Hơn nữa còn phát sinh một số chi phí không đáng có.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH An Đình (Trang 62)