Tiếng nói của “ngƣời kể chuyện” huyền thoại và ngôn từ của kho tàng văn hoá dân gian

Một phần của tài liệu Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 77)

của kho tàng văn hoá dân gian

Mƣợn lại những tích truyện cũ trong kho tàng văn hoá dân gian, gợi lại hình tƣợng về những nhân vật của lịch sử, qua một quá trình tiếp biến

77

sáng tạo, tác phẩm kịch ghi danh ngƣời nghệ sĩ sáng tạo ra nó, mang tiếng nói, tâm hồn, tƣ tƣởng của ngƣời nghệ sĩ ấy. Sau những vở kịch, chúng ta vẫn nhƣ thấy một tiếng nói từ xa gần, từ ngàn năm vọng về. Chúng tôi gọi là “ngƣời kể chuyện” huyền thoại. Đó là sự ám ảnh khôn nguôi về những kiếp ngƣời, kiếp ngƣời đàn bà chinh phụ nhƣ ngƣời đàn bà trong Cái bóng trên tường, kiếp ngƣời cầm ca nhƣ Trƣơng Chi trong tác phẩm cùng tên, kiếp

ngƣời đàn bà nhỏ bé mà gánh trọng trách làm vua nhƣ Lý Chiêu Hoàng… “Sống làm ngƣời, khó nhiều nỗi”. Cả những tấn bi kịch, bi kịch hiểu lầm, bi kịch quyền lực, bi kịch trong khát vọng sống của con ngƣời… nhƣ những tƣợng đài trong lịch sử, trong thế cuộc nhân sinh. Nhà thơ Huy Cận nói: “Tôi nghĩ phải có một trái tim lớn mới chịu đựng nổi những bi kịch, những oan trái nhƣ vậy, và càng phải có một trái tim lớn mới sáng tạo ra đƣợc những hình tƣợng bi kịch nghiệt ngã nhƣ vậy. Các thế hệ cha ông chúng ta đã mang đƣợc trái tim lớn nhƣ thế. Nguyễn Đình Thi đã tiếp nhận đƣợc nhịp điệu của trái tim cha ông” [30,373]. Các nhân vật kịch của ông vừa mang hình tƣợng của dân gian vừa mang hơi thở của thời đại. Đôi khi nhƣ không phải nhân vật kịch, đó là những con ngƣời trong cuộc đời, kể câu chuyện về cuộc đời mình.

Kịch Nguyễn Đình Thi cũng vang vọng âm hƣởng dân gian từ những bài đồng dao của con trẻ, từ lời hát của những nghệ sĩ dân gian, sinh động, hoạt náo, đa dạng trong nhiều sắc màu của hiện thực.

- Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi

Đến cổng nhà trời… - Ông giẳng, ông giăng

Ông giằng mái tóc Ông khóc, ông cƣời

- Sông Tô nƣớc chảy trong ngần

78

Thon thon hai mũi chèo hoa Lƣớt đi lƣớt lại nhƣ là bƣớm bay Ngƣời về nhớ cảnh hôm nay

Nƣớc non non nƣớc ai bày mà xinh! - Lên thác xuống ghềnh

Lên thác xuống ghềnh Ta hỏi ông giăng Ta hỏi ông giăng già

Giăng bao nhiêu tuôi giăng già giăng hỡi giăng… - Ông giăng mà bảo ông giời

Những ngƣời hạ giới là ngƣời nhƣ tiên Ông giời mà bảo ông giăng

Những ngƣời hạ giới mặt nhăn nhƣ tƣờu - Mặt nƣớc chân mây

Sông dài sóng cả Em ơi anh đi tìm

Tìm em nhƣ thể tìm chim

- Thƣơng anh em cũng muốn theo Em sợ anh nghèo anh bán em đi Lấy anh em biết ăn gì

Lộc sắn thì chát lộc si thì già Lấy anh không cửa không nhà

Không cha không mẹ biết là cậy ai… - Lác đác hạt mƣa

Lất phất hạt mƣa Hạt mƣa bay đến Mắt ai lệ mờ

Nƣớc biếc lặng tờ…

79

Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cƣỡi ngựa đi mời quan viên Ông thì cầm bút cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa…

A… a… đi chuộc lá đa… Các ông quan viên chuộc lá đa… A…a Thằng Cuội ngồi gốc cây đa

Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cƣỡi ngựa đi chơi cầu vồng…

A… a… Mẹ còn cƣỡi ngựa đi chơi cầu vồng… A… a… đi chơi cầu vồng…

Những điệu ca, lời hát nhƣ thổi một luồng không khí thƣ giãn vào trong tác phẩm kịch Nguyễn Đình Thi. Đặt bên cạnh những quan điểm, tƣ tƣởng, triết lý đôi khi nặng nề, bên cạnh những số phận bất hạnh, những hi sinh, mất mát… những lời hát dân gian có giá trị nhƣ một cán cầu bập bênh cân bằng, nhẹ nhàng, vui tƣơi, làm hoạt náo lòng ngƣời. Những yếu tố này còn nhƣ những nấc thang đƣa tác giả, nhân vật kịch, ngƣời xem, ngƣời đọc vin vào đó, tìm về với cội nguồn văn hoá truyền thống của dân tộc. Nhƣ một giải pháp đi đến giấc mơ! Nơi đó, con ngƣời tìm thấy đƣợc cảm giác vui

tƣơi, thanh thản lạ lùng!

2.4 Tiểu kết

Kịch Nguyễn Đình Thi không đồ sộ về số lƣợng tác phẩm nhƣng đã tạo nên một thế giới riêng, một phong cách riêng độc đáo.

Đó là thế giới kịch trong hoà trộn thực - ảo, hiện thực - lý tƣởng, nơi đó, con ngƣời với xã hội, với tự nhiên, với cõi tâm linh tạo thành một tứ trụ

80

liên kết vững chắc. Ngƣời đọc kịch Nguyễn Đình Thi đi vào thế giới hiện thực nhƣ là lỡ nhón gót sang thế giới thần tiên không biết tự lúc nào.

Gặp những con ngƣời, đối mặt với những sự việc, cảm nhận những tâm trạng, lắng nghe những thanh âm, suy nghĩ về những lẽ chiêm nghiệm, hiểu ra những triết lý trong một đời, trong ngàn đời, đến cuối đƣờng, chúng ta nhận ra ngƣời dẫn đƣờng mang tên Nguyễn Đình Thi. Nhƣng dƣờng nhƣ ngƣời dẫn đƣờng ấy chƣa hẳn thuộc đƣờng mà liên tục tìm đƣờng, liên tục nhập cuộc, liên tục cảm xúc, liên tục suy nghĩ, liên tục trải nghiệm, liên tục tìm kiếm, liên tục mơ ƣớc về một điều lý tƣởng còn ở phía trƣớc. Vì thế, mỗi bƣớc chân cứ chới với giữa thực và ảo, giữa hiện thực và mơ ƣớc, mà tinh thần của ngƣời dẫn đƣờng chỉ hƣớng trọn về lý tƣởng. Trên con đƣờng ấy, chúng ta biết rằng chúng ta đang đƣợc đƣa đi giữa ranh giới mỏng manh của hiện thực và huyền thoại, biết có một ngôi sao lấp lánh lơ lửng phía cuối đƣờng.

Ngƣời dẫn đƣờng Nguyễn Đình Thi, chúng ta nhận ra ông trữ tình và huyền thoại trong một thế giới lãng mạn.

81

Một phần của tài liệu Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 77)