Các điều kiện phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 44)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Các điều kiện phát triển

2.2.1.Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nên loại hình DLST dựa vào cộng đồng. Và nó bao gồm các nhân tố:

2.2.1.1.Tài nguyêndu lịch tự nhiên

Địa hình

Địa hình Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.

Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của Vƣờn, cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m, núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m. Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên của Vƣờn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster phân bố phía Đông và Đông Nam Vƣờn, độ dốc trung bình từ 25 -

300, độ cao trung bình 400m.

Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên của Vƣờn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình. Phần lớn diện tích thung lũng, lòng chảo và dốc tụ đang đƣợc sử dụng canh tác nông nghiệp của các bản trong nội vi Vƣờn – diện tích đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn lƣơng thực cho cƣ dân trong Vƣờn.

Với địa hình đa dạng, nhiều cảnh đẹp và có những đặc điểm tự nhiên hoang dã ( hồ, rừng, núi, thung lũng...) tạo ra những phong cảnh đa dạng. Có trên 30 hang động, trong đó có một số hang có vẻ đẹp thu hút khách: hang Na, hang Thổ thần, hang Lạng, hang Lun... Bên trong các hang động chứa nhiều thạch nhũ rủ từ trên xuống, không gian rộng.

Khí hậu

Theo tài liệu quan trắc khí tƣợng thủy văn của trạm khí tƣợng Minh Đài và Thanh Sơn, khí hậu tại khu vực Vƣờn quốc gia Xuân Sơn nằm trong vùng

43

nhiệt đới gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ

trung bình năm biến động từ 220

C-230C, tƣơng đƣơng với tổng nhiệt năng từ

8.3000C - 8.5000C (nằm trong vành đai nhiệt đới). Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4

đến tháng 10, chiếm 90% tổng lƣợng mƣa cả năm, tháng có lƣợng mƣa cao nhất là tháng 8, 9 hàng năm. Lƣợng mƣa bình quân năm là 1.826 mm, lƣợng mƣa cực đại có thể tới 2.453 mm (năm 1971).

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thƣờng chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lƣợng mƣa ít và có nhiều sƣơng mù.

Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối

vào các tháng 6 và 7 hàng năm, có khi lên tới 40,70

C; nhiệt độ không khí thấp nhất

tuyệt đối vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 0,50C.

Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%).

Điều đặc biệt, khi đến với Vƣờn chúng ta sẽ cảm nhận đƣợc sự thay đổi rõ rệt của khí hậu ngày: buổi sáng mát mẻ, trong lành nhƣ mùa xuân; buổi trƣa ấm áp nhƣ mùa hè; buổi chiều hiu hiu nhƣ mùa thu; buổi tối trời se lạnh. Quanh năm trong lành, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông với nền nhiệt mát mẻ là chủ đạo. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp với các giống cây trồng mang tính chất nhiệt đới đặc trƣng: cây rau sắng. Đồng thời cũng là nền nhiệt khí hậu lý tƣởng cho hoạt động du lịch nghỉ dƣỡng.

Thủy văn

VQG Xuân Sơn có các hệ thống suối nhƣ: Suối Thân; Suối Thang; Suối Chiềng... các suối này đổ ra hệ thống Sông Vèo và Sông Dày. Đây chính là hệ thống nổi của dòng sông Bứa trong khu vực VQG Xuân Sơn bên cạnh hệ thống sông ngầm. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cƣ dân trong khu vực Vƣờn. Đồng thời đóng góp vào việc vận chuyển trong hoạt động giao thông đƣờng thủy.

44

Hệ thống Sông Bứa với các chi lƣu của nó toả rộng ra khắp các vùng. Với lƣợng mƣa khá dồi dào, trung bình năm từ 1500-2000mm, lƣợng mƣa cực đại có thể tới 2453 mm nhƣng có năm ít mƣa chỉ đo đƣợc 1414mm. Vùng nằm trong khu vực khá giàu nƣớc, mô đun dòng chảy gần 40 l/s/km2. Dòng chảy cực tiểu khoảng 6,7 l/s/cm2 với một lƣu vực Sông Bứa khá rộng. Địa hình lƣu vực thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Bứa có hai chi lƣu lớn là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và Sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ, Hoà Bình. Hai sông hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong vực. Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 200m có khả năng vận chuyển Lâm Thổ Sản từ thƣợng nguồn về Sông Hồng khá thuận lợi. Vƣờn thuộc lƣu vực đầu nguồn sông Bứa với nhiều nhánh suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong Vƣờn, đóng vai trò rừng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nƣớc cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của cƣ dân.

Tài nguyên sinh vật

Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam, ở độ cao trên 1000m cùng môi trƣờng ẩm ƣớt quanh năm, gồm nhiều tầng rừng phong phú, VQG Xuân Sơn rất phù hợp cho việc phát triển cho các loài cây lâu năm nhƣ: re, chò trắng, sồi… Đặc biệt, có những cây tuổi đời hàng nghìn năm tồn tại trong khu vực ngƣời dân sinh sống và đƣợc bảo vệ an toàn.

Theo hệ thống phân loại Thảm thực vật Việt Nam của GS-TS Thái Văn Trừng, rừng Xuân Sơn thuộc kiểu rừng “Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới”. Kiểu rừng này chia thành nhiều loại nhỏ khác nhau dựa trên độ cao phân bố: rừng kín lá xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, rừng kín thƣờng lá xanh nhiệt đới trên đá vôi xƣơng xẩu, rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới trên đất đá vôi xƣơng xẩu... Mỗi kiểu rừng có nhiều kiểu thực vật đặc trƣng điển hình có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới. Bên cạnh đó, Xuân Sơn còn là cánh rừng phong phú của các loài cây làm thuốc với 665 loài và cây ăn quả hoặc

45

làm rau ăn với 132 loài. Khí hậu Xuân Sơn thích hợp cho sự phát triển của rau sắng, một loại cây quý, đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho ngƣời dân bởi tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn hoặc dùng làm thuốc.

Kết quả điều tra đã phát hiện và giám định đƣợc 1.259 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 699 chi của 185 họ, 52 loài thuộc ngành Quyết, ngành Hạt trần trong 6 ngành thực vật.

Sự đa dạng của các họ và chi, ngành thực vật của VQG đem lại nguồn tài nguyên sinh học vô cùng lớn về mặt ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học, duy trì bảo tồn các nguồn gen. Kết quả tóm tắt danh mục thực vật rừng nhƣ sau:

Bảng 2.1. Thành phần Thực vật rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn

Ngành thực vật Số họ TV Số chi TV Số loài TV

Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1

Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 6 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 22 38 74 Hạt trần (Pinophyta) 3 4 5 Hạt kín (Magnoliophyta) 156 652 1172 Tổng cộng: 185 699 1259

Trong ngành hạt kín chia ra:

Hạt kín hai lá mầm

(Magnoliopsida) 133 545 989

Hạt kín một lá mầm (Liliopsida) 22 107 183

(Nguồn: Báo cáo VQG Xuân Sơn 05/2013)

Tổng số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng của VQG đã xác định nằm trong sách đỏ Việt Nam và trong danh sách đỏ thế giới là 47 loài. Trong đó: Số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong sách đỏ Việt Nam là 46 loài, còn 1 loài (Chò chỉ) có tên trong danh sách đỏ thế giới nhƣng không có tên trong sách đỏ Việt Nam là vì loài này ở Việt Nam chƣa nguy cấp. Số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong danh sách đỏ Thế giới là 3 loài (Chò nâu, Chò chỉ,

46

Máu chó poilane) nhƣng chỉ có 2 loài trong số này đƣợc ghi tên trong sách đỏ Việt Nam (Chò nâu, Chò chỉ).

Trong tổng số 47 loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có 2 loài (Trai lý, Gù hƣơng) có tên trong danh sách nhóm IIA ban hành kèm theo Nghị định 32 của chính phủ.

So sánh với một số VQG và khu bảo tồn thiên nhiên trong vùng núi phía Bắc có thể thấy hệ thống thực vật VQG Xuân Sơn có số lƣợng khá phong phú về loài cây. Ngoài ra còn nhiều loài cây có nguồn gốc dẫn giống từ địa phƣơng khác về đã ổn định: cây ăn quả, cây lấy hạt, cây rau xanh.... Phục vụ hiệu quả cho công tác duy tu và phát triển rừng cũng nhƣ kinh tế nông nghiệp vùng đệm.

VQG Xuân Sơn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật điển hình trong rừng tự nhiên với tổng số loài lên tới 880. Rất nhiều động vật quý hiếm đã đƣợc phát hiện ra ở cánh rừng này nhƣ: cá cóc sần, tê tê vàng, sóc bay... Qua kết quả điều tra, thu thập đánh gía bổ sung năm 2013 của phân viện điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ, bƣớc đầu thống kê đƣợc, thành phần động vật của rừng Xuân Sơn có 370 loài động vật có xƣơng sống, trong đó có 94 loài thú thuộc 26 họ và 8 bộ; 223 loài chim thuộc 50 họ và 15 bộ; 23 loài ếch nhái; 30 loài bò sát và hàng ngàn loài động vật không xƣơng sống, côn trùng, động vật nhuyễn thể, động vật đất.

Trong đó các loài có tên trong danh mục đã xác định đƣợc 51 loài động vật quý hiếm, bao gồm loài thú với 22 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007), trong đó có 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR), 8 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN) và 12 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU). Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 15 loài ở phụ lục IB và 12 loài có tên trong phụ lục IIB và 3 loài có tên trong Danh mục đỏ của Thế giới IUCN (năm 2011).

Chim: 9 loài, trong đó có 1 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU); trong số này nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 2 loài ở phụ lục IB và 7 loài nằm trong phụ lục IIB.

47

Bò sát và lƣỡng cƣ: 9 loài, trong đó có 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR), 4 loài nguy cấp (EN) và 2 loài ở thứ hạng bị đe doạ (VU). Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 1 loài ở phụ lục IB và 5 loài có tên trong phụ lục IIB.

Bảng 2.2. Thành phần động vật Vườn quốc gia Xuân Sơn

Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú 8 26 94 Chim 15 50 223 Bò sát 2 11 30 Ếch nhái 1 7 23 Tổng 25 94 370

(Nguồn: Báo cáo VQG Xuân Sơn năm 2013)

Từ số liệu trên cho thấy trong VQG Xuân Sơn đang hiện hữu 51 loài động vật hoang dã quý hiếm, trong đó điển hình là Gấu ngựa, Gấu chó, Sơn dƣơng, Sóc bay lông tai, Trăn đất, Báo hoa mai, Beo lửa,...đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý, là di sản của Vƣờn quốc gia. Những nguồn gen động vật quý hiếm này có giá trị bảo tồn cao và giá trị kinh tế cần đƣợc đƣa vào danh mục các loài đƣợc ƣu tiên bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học.

So sánh số lƣợng động vật rừng của VQG Xuân Sơn với cả nƣớc và một số VQG và KBTTN khác của Việt Nam:

Hiện nay ở Việt Nam có 12 bộ thú trên cạn riêng tại VQG Xuân Sơn đã xác định đƣợc các bộ thuộc 8 loài chiếm 67% số bộ thú của Việt Nam. Với tổng số loài đã biết là 94 loài chiếm 37% tổng số loài trên cả nƣớc. Nếu so với một số VQG: VQG Tam Đảo có 93 loài bằng 101%; VQG Ba Bể có 68 loài chiến 138%... có thể thấy sự đa dạng thành phần thú của VQG Xuân Sơn rất cao. Bên cạnh đó là một số loài chim, ếch nhái, bò sát nằm trong danh mục sách đỏ của Việt Nam, là nguồn di sản quý cần bảo vệ và phát triển.

48

2.2.1.2. Nền văn hóa bản địa

Cƣ dân nằm trong khu vực VQG chủ yếu là dân tộc Dao và dân tộc Mƣờng với nhiều nét văn hóa đặc trƣng đại diện cho mỗi dân tộc, đồng thời thể hiện những nét văn hóa riêng của dân tộc mình tại địa bàn cƣ trú Xuân Sơn.

Dân tộc Dao

Ngƣời Dao tại Phú Thọ nói chung và ngƣời Dao tại Tân Sơn nói riêng là một dân tộc thiểu số trong 54 dân tộc đại gia đình các dân tộc Việt Nam, mang những đặc trƣng, tiếng nói chung của hệ thống các cụm ngƣời Dao trên cả nƣớc. Với dân số khoảng 11.000 ngƣời tập chung chủ yếu tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập thuộc hai nhóm: Dao Tiền và Dao Quần Chẹt.

Ngƣời Dao tại đây vẫn giữ đƣợc nhiều nét truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày của mình - đặc biệt là đối với các lễ tết truyền thống. Nhóm ngƣời Dao cƣ trú tại các địa điểm xa xôi hẻo lánh vẫn giữ tập tục ngủ thăm: xóm Cỏi xã Xuân Sơn, xóm Tân Hồi, Hạ Bằng xã Kim Thƣợng, xóm Xinh Tàn xã Thƣợng Cửu... Xƣa ngƣời đàn ông Dao lấy làm tự hào vì vợ mình xinh đẹp mới đƣợc nhiều anh đến ăn nằm. Tuy nhiên tập tục ngủ thăm dần đƣợc xóa bỏ tại các bản làng ở vùng thấp, gần với các dân tộc Mƣờng, Kinh. Đây là một tập tục mang tính truyền thống độc đáo. Ngƣời Dao coi trọng gia đình, con cái, dù không phải là con ruột mình nhƣng ngƣời đàn ông Dao vẫn nuôi dạy và coi đứa con đó nhƣ con của mình. Vì vậy, trong gia đình ngƣời Dao không có những mâu thuẫn trong hôn nhân về quan hệ vợ chồng. Các mối quan hệ trong cộng đồng ngƣời Dao mang tính ôn hòa, đoàn kết lẫn nhau.

Bên cạnh đó ngƣời Dao có tập tục bỏ con: Trong thời gian sống du canh du cƣ cần có nhiều lao động và con ngƣời cần khỏe mạnh. Do vậy khi đƣợc sinh ra, ngƣời ta chỉ giữ nuôi những đứa bé khỏe mạnh, ngƣời đàn bà khi sinh nở đều nằm cạnh bếp. Khi đứa bé ra đời nếu lành lặn khôi ngô thì đặt nó xuống đất cho làm ma nhà mình, nếu đứa bé bị tật hay bệnh bẩm sinh thì ngƣời ta thả vào

49

giỏ, đem treo trong rừng vắng - Họ bỏ đứa trẻ vào giỏ và đem vào rừng với quan niệm trả về cho núi rừng. Hiện nay, với công tác tuyên truyền vận động nếp sống lành mạnh, văn hóa, tập tục này đƣợc loại bỏ. Tuy nhiên, vẫn có những đứa trẻ bị bỏ lại trong những khu rừng già vì những lý do nào đó.

Trong đời sống tinh thần, ngƣời Dao rất coi trọng phần hồn của con ngƣời. Đời sống của họ gắn với rừng, họ sống với cái hồn của núi, của rừng, trong thời kỳ còn du canh du cƣ khi một ngƣời chết đi ngƣời ta bỏ ngay xác ra vƣờn, nhờ bốn ngƣời khỏe mạnh khiêng ra rừng. Khi đƣa ma đi một đƣờng, về một đƣờng đề phòng bị ma đánh. Nơi chôn cất là tại chính cánh rừng gần nơi họ sinh sống, họ dùng cây nhọn đào đất để chôn xác ngƣời - kiêng đào bằng cuốc xẻng sắt làm cho ma bị tối mắt không biết đƣờng về Dƣơng Châu - đại diện là đất tổ ngƣời Dao. Do chôn vùi qua loa, xác ngƣời chỉ làm mồi cho thú dữ. Gia đình ngƣời chết sau đó mới đắp ngôi mộ giả ở nơi khác để làm ma cho ngƣời

chết. Nếu gia đình có của thì làm “ma tƣơi”cho ngƣời chết tức là cúng ngay sau

khi qua đời. Nếu nhà nghèo chƣa có thịt chua, gạo, lợn thì phải chờ lâu, có khi hai ba năm mới làm “ma khô” cho ngƣời chết. Hiện nay, thực hiện đời sống mới cũng nhƣ do đời sống đã định canh định cƣ, hình thức mai táng trên không còn, có khu nghĩa địa riêng cho ngƣời đã khuất với tập tục nhƣ ngƣời Kinh.

Một trong số những lễ quan trọng của ngƣời Dao là lễ Lập Tỉnh hay chính

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)