Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 83)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số Vườn quốc gia

Hoạt động du lịch sinh thái tại một số VQG: VQG Tam Đảo, VQG Cúc Phƣơng,… có thể nói là những VQG điển hình trong hoạt động du lịch sinh thái có vị trí gần với VQG Xuân Sơn. Các Vƣờn đã có một khỏang thời gian phát triển về du lịch nhất định, đã có những sản phẩm du lịch gắn đặc trƣng hệ sinh thái và đặc điểm vị trí của riêng từng vƣờn. Các vƣờn đã đạt đƣợc những thành tựu trong hoạt động du lịch sinh thái của mình:

82

VQG Tam Đảo: là một nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất thuận lợi. Nơi đây đƣợc thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành mát mẻ, với những phong cảnh rất đẹp. Bên cạnh đó, trong Vƣờn còn có một hệ thống các di tích đền chùa nổi tiếng, với 6 dân tộc anh em sinh sống xung quanh vùng đệm tạo ra sự đa dạng về văn hóa cũng nhƣ ẩm thực, phong tục tập quán,… Các hoạt động dịch vụ nói chung và du lịch sinh thái rất phát triển với các sản phẩm đa dạng phong phú. Tập trung khai thác tối đa nguồn tài nguyên hệ sinh thái. Cung cấp các dịch vụ đáp ứng tối các nhu cầu của du khách trong quá trình tham quan. Tại đây các hoạt động du lịch sinh thái và hoạt động nghỉ dƣỡng đƣợc thúc đẩy phát triển khá mạnh. Các hoạt động du lịch với sự tham gia rộng rãi của ngƣời dân. Cộng đồng cƣ dân tham gia sâu vào cung cấp các dịch vụ du lịch cũng nhƣ việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Các hoạt động thu hút số lƣợng du khách đến với Vƣờn nói riêng và các điểm di tích, tham quan nói chung khá lớn. Công tác tổ chức về hình thức hoạt động và nguồn nhân lực có sự đầu tƣ. Tạo nên ấn tƣợng và thế mạnh về một điểm nghỉ dƣỡng nổi tiếng của khu vực miền bắc với tập hợp các sản phẩm du lịch phong phú.

Có thể thấy công tác xây dựng và quản lý cũng nhƣ đầu tƣ vào quảng bá tại Vƣờn diễn ra mạnh mẽ, đƣợc đầu tƣ và chú ý phát triển. Các sản phẩm đƣợc chú ý chăm sóc đáp ứng các nhu cầu của du khách, tạo sự đa dạng các sản phẩm. Từ những hoạt động đó đã thu hút một lƣợng lớn khách du lịch đến với điểm những suốt thời gian qua.

VQG Cúc Phƣơng: là miền đất có địa hình ở dạng Caxter nên tạo đƣợc cảnh quan đẹp, có nhiều hang động nhƣ: Phò Mã Giáng, Vui Xuân, Thủy Tiên, Trăng Khuyết và hơn cả là động Con Moong có nhiều dấu tích khảo cổ (hài cốt, công cụ lao động bằng đá). Là một Vƣờn có hệ thống đa dạng sinh học cao. Bên cạnh đó Vƣờn có một một giá trị lớn về khảo cổ học. Là trung tâm cứu hộ và bảo tồn các loài động vật. Ngoài vai trò lớn trong việc bảo tồn và cứu hỗ các loại

83

động vật, Cúc Phƣơng còn là môi trƣờng học tập và tham quan quan du lịch sinh thái nổi tiếng.

Hoạt động du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng – ngƣời Mƣờng tạo nên một hoạt động mang tính xóa đói giảm nghèo đến cộng đồng dân cƣ tại Vƣờn. Có thể thấy, cộng đồng dân tộc Mƣờng tại VQG Cúc Phƣơng có sự tham gia tích cực vào hoạt động du lịch với việc cung cấp dịch vụ ăn nghỉ, dịch vụ hƣớng dẫn, cung cấp sản phẩm tiểu thủ công nghiệp do chính họ sản xuất. Các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng, nền văn hóa cộng đồng đƣợc định hình rõ nét và thực hiện: ở nhà dân, tham gia các hoạt động văn hóa của cộng đồng… Công tác đầu tƣ cho du lịch tại Cúc Phƣơng đƣợc chú ý vào đầu tƣ trọng điểm, thực hiện bảo tồn các giá trị tự nhiên của Vƣờn, nhƣng đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch hiện đại. Công tác quy hoạch và định hƣớng sức chứa, bảo vệ môi trƣờng và chú ý sức chứa của tự nhiên trong hoạt động du lịch. Do đó, quá trình phát triển du lịch tại Vƣờn có sự bền vững, đồng đều. Đạt đƣợc những thành công trong công tác duy tu hệ sinh thái.

Hai mô hình phát triển du lịch sinh thái trên đã đạt đƣợc những thành tựu trong việc phát huy các giá trị sinh thái bền vững, nâng cao nhận thức và đời sống cộng đồng dân cƣ trong Vƣờn. Bài học kinh nghiệm đặt ra đối với các VQG khác trong công tác xây dựng hoạt động dịch vụ sinh thái: Phƣơng thức và công tác quản lý đối với các hoạt động du lịch. Định hƣớng và sự tham gia của cộng đồng cƣ dân trong điểm.

Tiểu kết chƣơng 2

Hoạt động DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Xuân Sơn có thể nói là điều kiện phát triển kinh tế giúp ngƣời dân tại đây nâng cao đời sống kinh tế của mình đồng thời bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng và các nét văn hóa truyền thống. Dựa vào điều kiện thuận lợi về các tiềm năng du lịch sẵn có cộng đồng cƣ dân tại Vƣờn có thể tạo dựng hoạt động kinh tế phát triển không phụ thuộc vào

84

các nguồn tài nguyên rừng trên chính những khả năng, vị trí thuận lợi cũng nhƣ sự ủng hộ từ chính quyền từng bƣớc phát triển nền kinh tế. Đẩy mạnh, nâng cao an sinh xã hội của ngƣời dân. Phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn tạo nên sản phẩm mang giá trị tinh thần lớn đối với khách du lịch. Nâng cao các giá trị nhận thức bền vững về môi trƣờng, hoạt động du lịch.

Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, những điều kiện đã có để phát triển DLST dựa cộng đồng, Vƣờn còn những hạn chế trong vấn đề nhận thức của cộng đồng, sự sẵn sàng của hệ thống cơ sở vật chất du lịch; các vấn đề thuộc về thị trƣờng khách bởi hạn chế trong công tác truyền thông quảng bá. Nguồn lao động còn hạn chế về cả chất lƣợng và số lƣợng. Phát huy các giá trị đạt đƣợc những nền móng ban đầu. Tạo cơ sở phát triển DLST dựa cộng đồng trên nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có, đa dạng phong phú; nền văn hóa bản địa đặc sắc với những tập tục truyền thống lâu dài. Gìn giữ những truyền thống, bảo tồn chúng trƣớc sự thâm nhập các yếu tố hiện đại bên ngoài từ du khách.

Đặt ra phƣơng hƣớng cần xây dựng và thực hiện, xác định rõ loại hình du lịch sẽ áp dụng trong thực tiễn của Vƣờn: du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch đối với du khách. Từ những đánh giá và phân tích về các mặt mạnh yếu của vƣờn ở trên, luận văn định hƣớng những mặt cần phát triển và giải quyết của thực tiễn hoạt động du lịch sinh thái tại Vƣờn. Từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể cho từng vấn đề đang gặp phải hiện nay.

85

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VQG XUÂN SƠN 3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ trong kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh thứ XVII, kỳ họp thứ 5 đã đƣa ra nghị quyết về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020, định hƣớng đến năm 2030. Quy hoạch trên đƣợc xây dựng dựa trên những quyết định: Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Quyết định số 91/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020; Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Bên cạnh đó, thông qua nghị quyết quyết định chiến lƣợc phát triển lâu dài của ngành kinh tế du lịch tại tỉnh Phú Thọ. Chú trọng đầu tƣ và xây dựng nền kinh tế dịch vụ phát triển bền vững, mạnh mẽ. Khai thác tối đa tiềm lực phát triển kinh tế địa phƣơng từ nhiều nguồn khác nhau.

3.1.1. Quan điểm

Phát triển du lịch Phú Thọ phù hợp với chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam, định hƣớng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh.

Phát triển du lịch Phú Thọ đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, theo hƣớng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trƣờng; tạo môi trƣờng an toàn lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch.

86

Sự phát triển du lịch Phú Thọ đặt trong mối liên hệ vùng, cả nƣớc và quốc tế nhằm khai thác nguồn khách du lịch nội địa. Đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch văn hoá và sinh thái với việc lấy du lịch văn hoá làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh. Kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với kết hợp liên kết hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng, các cơ sở, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo hƣớng có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển mạnh du lịch cộng đồng.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch - thƣơng mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lƣợng, đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng đƣợc sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nƣớc.

3.1.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể Khách du lịch

Năm 2015, đón đƣợc 6 nghìn lƣợt khách du lịch quốc tế và 7,25 triệu lƣợt khách nội địa (trong đó: 6,5 triệu lƣợt khách tham quan trong ngày và 744 nghìn khách lƣu trú); đạt mức tăng trƣởng bình quân của khách lƣu trú 17,4%/năm, khách quốc tế 14,4%/năm.

Năm 2020, đón đƣợc 10 nghìn lƣợt khách du lịch quốc tế và 8,2 triệu lƣợt khách nội địa (trong đó: 7,0 triệu lƣợt khách tham quan trong ngày và 1,2 triệu khách lƣu trú); đạt mức tăng trƣởng bình quân của khách lƣu trú 9,85%/năm; khách quốc tế 10,7%/năm.

87

Năm 2030, đón đƣợc 25 nghìn lƣợt khách du lịch quốc tế và 10,7 triệu lƣợt khách nội địa (trong đó: 8,5 triệu lƣợt khách tham quan trong ngày và 2,2 triệu khách lƣu trú); đạt mức tăng trƣởng bình quân của khách lƣu trú 6,25%/năm; khách quốc tế 9,6%/năm.

Tổng thu từ du lịch: Năm 2015 đạt khoảng 49,8 triệu USD (1.020 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); năm 2020 đạt khoảng 90,5 triệu USD (1.865 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); năm 2030 đạt khoảng 308,5 triệu USD (6.355 tỷ VND theo giá gốc năm 2010).

Giá trị gia tăng GDP du lịch

Năm 2015 GDP du lịch đạt 27,4 triệu USD (tƣơng đƣơng 564,3 tỷ VND theo giá gốc năm 2010) chiếm tỷ trọng 6,05% tổng GDP khối dịch vụ và 2,28% GDP toàn tỉnh, tăng trƣởng trung bình đạt hơn 17,8%/năm.

Năm 2020 GDP du lịch đạt 54,3 triệu USD (tƣơng đƣơng 1.118,6 tỷ VND theo giá gốc năm 2010) chiếm tỷ trọng 6,77% tổng GDP khối dịch vụ và 2,68% GDP toàn tỉnh, tăng trƣởng trung bình đạt khoảng 14,7%/năm.

Năm 2030 GDP du lịch đạt 185,1 triệu USD (tƣơng đƣơng 3.813,1 tỷ VND theo giá gốc năm 2010) tăng trƣởng trung bình đạt khoảng 13%/năm.

Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 3.220 buồng lƣu trú với khoảng 12% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên; năm 2020 có 3.800 buồng lƣu trú với khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên; năm 2030 có khoảng 10.250 buồng lƣu trú với khoảng 20 - 25% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên.

Về chỉ tiêu việc làm: Năm 2015, tạo việc làm cho khoảng 20,6 ngàn lao động (trong đó 5,15 ngàn lao động trực tiếp); năm 2020 là 30,4 ngàn lao động (trong đó 7,6 ngàn lao động trực tiếp); năm 2030 là 82 ngàn lao động (trong đó 20,5 ngàn lao động trực tiếp).

88

3.2. Một số định hƣớng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại VQG Xuân Sơn

Phát triển DLST dựa vào cộng đồng là hƣớng đi góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ nguồn tài nguyên hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó là hiệu quả kinh tế từ việc nâng cao chất lƣợng đời sống cộng đồng. Các định hƣớng đƣợc xây dựng dựa trên hoạt động thực tiễn tại điểm.

3.2.1. Định hướng hoạt động sử dụng tài nguyên

Cải thiện hệ thống tài nguyên rừng hiện có, phát triển rừng đặc hữu. Định hứơng xây dựng các phân khu chuyên biệt, hình thành các khu vực rừng với các mức độ đầu tƣ và chăm sóc riêng với mức độ khai thác, mục đích sử dụng, hoạt động khác nhau. Tạo cơ sở điều chỉnh, quản lý hƣớng sử dụng trong các hoạt động.

Phân khu phục hồi sinh thái: Hoạt động du lịch khai thác các giá trị tài nguyên; bản sắc văn hóa các dân tộc kết hợp với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng và chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Mục đích duy trì, bảo tồn và phát huy các nhóm giá trị văn hóa, tự nhiên dựa trên các nhóm ích lợi của chính quyền và ngƣời dân, cải thiện môi trƣờng sống. Với sự phân khu này, mở rộng phát triển du lịch cộng đồng tại 05 thôn; trong đó xã Kim Thƣợng 03 thôn, Đồng Sơn 01 thôn, Xuân Đài 01 thôn. Đẩy mạnh sự tham gia của ngƣời dân vào các đầu mối cung ứng các dịch vụ tới du khách: ăn, ngủ, hƣớng dẫn tham quan... Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc (các thôn xóm, bản làng nằm trong Vƣờn; chợ truyền thống địa phƣơng với các sản phẩm nông nghiệp của ngƣời dân – họp vào thứ 7 hàng tuần). Phát huy các truyền thống, phƣơng thức và tập quán đặc sắc của mỗi dân tộc, thay đổi và hạn chế dần đi đến loại bỏ các hoạt động cũng nhƣ các tập quán mang tính chất ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, hoạt động bảo tồn rừng.

89

Các địa điểm cung cấp các hình thức tham quan du lịch kết hợp với yếu tố bảo tồn: Du lịch mạo hiểm thông qua chèo thuyền theo dòng suối Thang (Xuân Đài – Minh Đài). Vƣờn thực vật bảo tồn ngoại vi các loài thực vật: Sƣu tầm thực vật nhằm quy tụ, lƣu trữ, bảo tồn nguồn gen thực vật hiện có của Vƣờn và giới thiệu các loài từ nơi khác, bảo tồn các nguồn gen thực vật quý hiếm; Mang ý nghĩa khoa học góp phần trong việc tuyên truyền giáo dục về bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng dân cƣ và du khách.

Mở phân khu dịch vụ hành chính tại khu vực của BQL vƣờn: Nhà bảo tàng trƣng bầy mẫu vật, vƣờn sƣu tập loài, trung tâm bảo tồn và phát triển sinh vật - nơi giới thiệu, cung cấp cho du khách những hiểu biết về sự đa dạng sinh học của vƣờn. Đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên đối với mọi đối tƣợng. Từng bƣớc đầu tƣ và xây dựng hệ thống các điểm tham quan tại từng khu vực theo các chủ điểm dựa trên các nguồn sơ sở thế mạnh sẵn có tại các điểm đó. Phát triển du lịch tâm linh, khu vui chơi giải trí, làng văn hóa. Đây

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)