7. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Khái niệm
Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng mang lại nhiều giá trị lợi ích to lớn trên nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội. Các lợi ích về mặt kinh tế cải thiện đời sống dân cƣ là những kết quả không thể phủ nhận. Bên cạnh đó là những kết quả đạt đƣợc trong việc giáo dục tuyên truyền bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn của cộng đồng. Đồng thời thúc đẩy các hoạt
24
động phát triển bền vững; phát huy tối đa các nguồn lực kinh tế cùng tham gia vào hoạt động du lịch. Việc thực hiện các hoạt động này đem lại những mối quan hệ tƣơng quan lớn về lợi ích giữa các đối tƣợng tham gia.
“DLST dựa vào cộng đồng là một dạng DLST trong điều kiện cộng đồng địa phương có thực quyền và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý DLST, phần lớn lợi ích thuộc về họ”[54]
Nhấn mạnh vai trò làm chủ hoạt động của ngƣời dân trong hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Gắn lợi ích cá nhân vào trong tập thể, củng cố mối quan hệ giữa các cá thể tham gia hoạt động du lịch. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng và tự nhiên thiên nhiên. Thúc đẩy hoạt động phát triển bền vững đa ngành trong mối quan hệ các thành phần kinh tế và xã hội.
Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một loại hình của hoạt động sinh thái. Có thể nói là một khía cạnh, một lĩnh vực chuyên sâu nhấn mạnh về ý nghĩa, vai trò của cộng đồng nơi tồn tại chủ thể sinh thái. Đồng thời nêu bật đối tƣợng hƣớng đến trong hoạt động. Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng rất dễ bị hiểu sang hoạt động du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, giữa hoạt động sinh thái dựa vào cộng đồng và du lịch cộng đồng có những điểm khác nhau: đối tƣợng chủ thể, đối tƣợng hƣớng đến trong hoạt động, phạm vi không gian của chủ thể. Sự khác biệt này không có những ranh giới rõ ràng, do vậy các định nghĩa, khái niệm về chúng có những điểm có thể thấy không có sự khác biệt. Dễ dàng gây ra sự nhầm lẫn đến với ngƣời thực hiện cũng nhƣ đối tƣợng tiếp xúc với các khái niệm nói trên.