Cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 37)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.5. Cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phƣơng là nhân tố tạo nét đặc trƣng của điểm du lịch. Quyết định tính độc đáo về mặt nhân văn trong yếu tố thu hút khách hàng đến với điểm. Sự độc đáo và nét truyền thống của cộng đồng cƣ dân đƣợc đánh giá dựa trên những đặc trƣng đặc thù của cộng đồng đó về dân tộc; số lƣợng dân cƣ; bản sắc dân tộc truyền thống; phong tục tập quán; trình độ học vấn và văn hóa; nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển. Một cộng đồng địa phƣơng với những đặc trƣng rất riêng của mình và đồng thời ở họ phải có sự sẵn sàng và những thái độ, kiến thức về những hoạt động ngoại lai đối với cộng đồng của họ. Thái độ của cộng đồng đối với việc mở cửa môi trƣờng sống truyền thống, đón nhận nhƣng không làm mất đi những giá trị truyền thống của cộng đồng. Sự hợp tác trong các hoạt động. Sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động sẽ đến đâu với những mức độ nào sẽ quyết định sự thành công của dự án. Nhận thức của cộng đồng địa phƣơng về các hoạt động diễn ra đối với các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng. Những nhận thức về xã hội và những biến đổi trong quá trình tồn tại, phát triển.

Những trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động. Đặc biệt trong đó nhấn mạnh trách nhiệm xã hội về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc thuộc về đặc trƣng của cộng đồng.

Xác định phạm vi cộng đồng là những cụm nhóm dân cƣ mang những nét đặc trƣng nhất. Có chế độ sinh hoạt và định cƣ lâu đời bên trong, liền kề nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đây đƣa ra các định hƣớng xây dựng và phát triển một cách an toàn và toàn diện về mọi mặt của hoạt động du lịch. Đảm bảo lợi ích sự hoạt động của dự án đối với các đối tƣợng tham gia.

36

Tiểu kết chƣơng 1

DLST nói chung và DLST dựa vào cộng đồng nói riêng là hoạt động gây sự chú ý lớn trong việc phát triển ngành du lịch hiện nay. Về mặt cơ sở lý luận vẫn còn những tranh luận và ý kiến khác nhau trong các khái niệm và định nghĩa. Các ý kiến có nhiều sự trái chiều, tuy nhiên bên trong chúng vẫn hƣớng đến những đặc điểm đặc trƣng chung nhất.

Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và các định nghĩa liên quan đƣợc hình thành và phát triển song hành, đồng thời cũng với sự tồn tại và phát trong thực tiễn của chúng. Mỗi loại hình, mỗi vấn đề đƣợc nhìn nhận và đánh giá dựa trên không gian, hoạt động mà chúng tồn tại. Tại mỗi địa điểm, mỗi hoàn cảnh chúng ta có những khái niệm, định nghĩa phù hợp về chúng. Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đi sâu vào từng khía cạnh, góc độ của hoạt động nhằm đƣa ra những cách nhìn nhận đúng nhất về bản chất của hoạt động, đƣa ra những đặc trƣng, điều kiện, nguyên tắc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi loại hình. Từ những kết quả đạt đƣợc đó dẫn dắt các đối tƣợng liên quan có sự hoạt động hiệu quả và đúng đắn.

37

CHƢƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VQG XUÂN SƠN

2.1. Khái quát về Vƣờn quốc gia Xuân Sơn

VQG Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 120km về phía Tây và cách thị trấn Thanh Sơn khoảng 33km. Vƣờn có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái điển hình của miền Bắc Việt Nam với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới còn tồn tại khá nhiều loài động, thực vật quí hiếm đặc trƣng cho vùng núi Bắc Bộ rất có giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trƣờng. Bên cạnh đó là tác dụng to lớn trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ cacbon và các khí thải công nghiệp. Đồng thời là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bứa, nơi cung cấp nƣớc sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân sinh sống quanh khu vực.

Hệ thống núi, hang động và rừng ở đây rất tự nhiên, nhất là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi gọi là Thạch Lâm Xanh đã tạo thành một quần thể thắng cảnh phong phú và đa dạng. Khu vƣờn có ba đỉnh núi cao: Núi Voi, núi Ten và núi Cẩn. Nối ba đỉnh núi này tạo thành một "tam giác cân" với mỗi cạnh chừng 4,5 km hoàn toàn là rừng nguyên sinh.

Năm 1986 Vƣờn đƣợc công nhận là Rừng cấm Quốc Gia Xuân Sơn tại QĐ số: 194/QĐ-TTg, của Thủ Tƣớng Chính Phủ. Năm 1992, đƣợc chuyển hạng thành Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, tại QĐ số: 1276/QĐ-UB, ngày 28-11- 1992 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ). Năm 2002 đƣợc chuyển hạng từ khu BTTN Xuân Sơn thành VQG Xuân Sơn, tại QĐ số: 49/ QĐ - TTg ngày 17-04-2002 của Thủ tƣớng Chính Phủ.

VQG Xuân Sơn có diện tích: 15.048 ha bao gồm 3 phân khu chức năng chính (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch vụ hành chính 212 ha). Diện tích vùng đệm của VQG: 18.639 ha. Vị trí Vƣờn nằm trong 6 xã (xã Xuân Sơn và một phần diện tích các xã: Kim

38

Thƣợng - Xuân Đài - Đồng Sơn - Tân Sơn - Lai Đồng), văn phòng ban quản lý VQG đặt tại xã Xuân Đài – Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ.

Vị trí địa lý

Vƣờn Quốc Gia Xuân Sơn nằm về phía Tây Nam của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.

Tọa độ địa lý: 21003’ đến 21012’ vĩ độ Bắc.

104051’ đến 105001’ kinh độ Đông.

Ranh giới vƣờn quốc gia: Phía Bắc giáp xã Thu Cúc; phía Nam giáp với huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình; phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La; phía Đông giáp các xã: Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và Vinh Tiền; phía Tây Nam giáp khu BTTN Phu Canh và Hồ thuỷ điện Hoà Bình; phía Tây Bắc giáp khu BTTN Tà Xùa và Hồ Thuỷ điện Sơn La.

Cách Khu di tích lịch sử Đền Hùng – TP Việt Trì : 90 Km Cách TP Hà Nội: 120Km

Dân cư, dân tộc

VQG Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thôn (xóm) thuộc địa giới hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thƣợng và Xuân Đài thuộc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các thôn (xóm) phân bố chủ yếu dƣới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nƣớc biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của VQG. Sự phân bố dân cƣ giữa các thôn (xóm) không có sự đồng đều. Giữa các khu dân cƣ có khoảng cách khá xa về mặt địa lý. Cũng nhƣ sự tập trung của các dân tộc trong một cụm cƣ trú.

Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, VQG Xuân Sơn và khu vực vùng đệm (29 thôn/xóm) có 12.559 ngƣời với 2.908 hộ; trong đó nằm

39

trong vùng lõi VQG có 2.984 ngƣời với 794 hộ. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hiện nay trong khu vực là 1,19%, dự báo tỷ lệ tăng dân số trong vùng ổn định ở mức 1,0%. Với việc tăng dân số, giai đoạn 2013-2020 dân số 29 xóm thuộc vùng lõi và vùng đệm của Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có khoảng 13.859 ngƣời, tăng 1.260 ngƣời so với hiện nay. Điều đó cho thấy sức ép về nhu cầu lƣơng thực, lâm sản và sử dụng đất đai cho sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng là rất lớn. Kinh tế của ngƣời dân trong khu vực sẽ vẫn khó khăn, nhất là bà con các dân tộc Dao, Mƣờng.

Lao động: Tổng số lao động trong VQG và khu vực vùng đệm là 7.391 ngƣời, chiếm 58,8% tổng dân số VQG và khu vực vùng đệm; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 ngƣời, chiếm 22,3% tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 ngƣời, chiếm 77,7% tổng số lao động.

Dân tộc: VQG Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh sống: dân tộc Mƣờng có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ, chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %.

Dân tộc Mường: Ngƣời Mƣờng sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nƣớc Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù.

Dân tộc Dao: Ngƣời Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Oong, Hạ Bằng và xóm Thân.

Đặc điểm về kinh tế

Trƣớc những năm 1960, đời sống ngƣời dân du canh du cƣ phụ thuộc hoàn toàn vào rừng: phát rừng làm nƣơng rẫy, săn bắt ... đời sống không ổn định, gặp nhiều khó khăn. Nhƣng từ những năm 1960, với chính sách định canh định cƣ của nhà nƣớc, ngƣời Dao tại VQG Xuân Sơn đã định canh định cƣ ổn định cuộc sống của mình. Thực hiện hoạt động sản xuất có kỹ thuật, sản xuất canh tác theo hƣớng dẫn của cán bộ khuyến nông với các giống lúa nƣớc, các giống vật nuôi cây trồng có năng xuất cao. Đời sống ngƣời dân tách rời sự phụ thuộc vào

40

rừng, sản xuất canh tác nông nghiệp là hoạt động chính của ngƣời dân tuy còn nhiều khó khăn nhƣng đã có sự ổn định.

Trồng trọt: Cây trồng chủ yếu là lúa nƣớc, ngô, khoai, sắn, và một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Ảnh hƣởng yếu tố địa hình tạo ra điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trƣởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nƣớc tƣới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên dẫn đến những tháng mùa khô thƣờng xảy ra hiện trạng thiếu nƣớc sản xuất. Diện tích trồng lúa nƣớc ít, chủ yếu canh tác một vụ. Diện tích ngô, sắn canh tác ở các sƣờn đồi, nơi đất ít dốc, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lƣợng chƣa cao. Các loại cây trồng khác: khoai, đậu, lạc... đƣợc trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nƣớc. Năng suất trong sản xuất nông nghiệp chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao do kỹ thuật canh tác và điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi. Các yếu tố thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Chăn nuôi: Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn đƣợc chú trọng trong mỗi gia đình. Tập chung chủ yếu là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, phục vụ nhu cầu tại chỗ, chƣa có sự định hƣớng tới sản xuất hàng hoá cung cấp ra thị trƣờng tiêu dùng bên ngoài. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Bên cạnh hình thức chăn nuôi tập trung theo các kỹ thuật mới, ngƣời dân vẫn duy trì tập quán chăn thả tự do vào rừng, ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng.

Các hoạt động dịch vụ thƣơng mại: Du lịch sinh thái là thế mạnh của VQG Xuân Sơn, mang lại thu nhập đáng kể cho cƣ dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ dƣỡng. Hoạt động du lịch góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng, sinh thái, cảnh quan. Các hoạt động dịch vụ du lịch tập trung ở trung tâm xã Xuân Sơn – xóm Dù, tập trung chủ yếu hoạt động bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày, nhà nghỉ trọ cho khách đến tham

41

quan du lịch còn dừng ở số lƣợng hạn chế. Tại các xóm Lấp, Xóm Cỏi các hoạt động du lịch bắt đầu có sự tham gia của ngƣời dân, đặc biệt trong các khía cạnh về cung cấp cơ sở lƣu trú với hình thức lƣu trú tại gia đình các hộ dân.

Đời sống và thu nhập của ngƣời dân: Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời trong khu vực vùng lõi và vùng đệm VQG khoảng 7,9 triệu đồng/ngƣời/năm. Nguồn thu nhập chính của ngƣời dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc... Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc VQG Xuân Sơn chiếm (35,9%) thấp hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng lõi cao hơn vùng đệm. Đây là thách thức cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tại VQG Xuân Sơn.

Hiện trạng xã hội

Y tế: Trong khu vực VQG có 1 trạm y tế đƣợc xây kiên cố tại trung tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 10 giƣờng bệnh, 1 bác sỹ, 2 điều dƣỡng, 1 y sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y tá xóm. Trạm đƣợc trang bị các thiết bị y tế cơ bản, phục vụ công tác khám chữa bệnh thông thƣờng trong dân, cũng nhƣ công tác phòng chống các bệnh dịch nhƣ: phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh...

Giáo dục: Công tác giáo dục đƣợc chú trọng và đầu tƣ, hầu hết các xã có trƣờng tiểu học và trƣờng trung học cơ sở. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục đƣợc nâng cấp và cải thiện – kiên cố hóa. Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên hầu hết là ngƣời trong địa phƣơng. Tạo điều kiện cho công tác vận động và đi sâu vào tâm lý học sinh. Nhờ đó, số học sinh trong độ tuổi tiểu học đƣợc đến trƣờng đạt 90%. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở đến trƣờng chỉ đạt khoảng 50% và trung học phổ thông đi học khoảng 25% đây là những bất cập trong việc nâng cao trình độ dân trí, nền tảng cơ sở cho việc phát triển kinh tế.

42

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)