Doanh thu

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 81)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.4.Doanh thu

Lƣợng khách đến với VQG Xuân Sơn trong những năm qua, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây đã đóng góp một phần vào các giá trị tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. Lƣợng khách bình quân đến với Vƣờn 3.600 lƣợt/năm đem lại doanh thu bình quân là 120 triệu đồng/năm. Trong đó doanh thu từ dịch vụ ăn uống chiếm 76% tổng doanh thu. Với cơ cấu doanh thu này, có thể thấy dịch vụ ăn uống chiếm một tỉ trọng lớn trong hoạt động cung cấp dịch vụ tới khách du lịch, đồng thời cũng cho thấy các hoạt động dịch khác chiếm tỉ trọng rất thấp trong tổng cơ cấu doanh thu cũng nhƣ cơ cấu ngành dịch vụ.

Biểu đồ so sánh tỉ trọng doanh thu các ngành dịch vụ qua các năm

(Đơn vị tính %) 2010 2011 2012 1-> 6/2013 Lưu trú 28875 30872 29075 15708 Ăn uống 89985 95509 91396 48975 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

80

Qua biểu đồ so sánh tỉ trọng doanh thu giữa các ngành dịch vụ qua các năm (2010-2013) có thể thấy, tỉ trọng doanh thu giữa các ngành dịch vụ có sự không đồng đều. Cho thấy điểm yếu về cung cấp dịch vụ của Vƣờn: các dịch vụ còn thiếu và yếu, chƣa đa dạng phong phú và đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Các dịch vụ cung cấp đến bƣớc đầu là những dịch vụ cơ bản cho hoạt động của con ngƣời khi rời đến địa điểm khác ngoài nơi cƣ trú.

Bảng 2.17. Doanh thu từ dịch vụ du lịch qua các năm 2010-2013

(Đơn vị tính: triệu đồng) Dịch vụ\ Năm 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Lƣu trú 28.875 30.872 29.075 15.708 Ăn uống 89.985 95.509 91.396 48.975 Tổng 119.850 126.381 120.471 63.683

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2013 UBND xã Xuân Sơn) Qua bảng trên chúng ta thấy doanh thu năm sau cao hơn năm trƣớc: doanh thu của năm 2011 (126.381 triệu đồng) tăng so với năm 2010 (119.850 triệu đồng) tuy nhiên sang năm 2012 tổng doanh thu đã bị giảm đáng kể. Sự sụt giảm này chịu sự tác động chung của nền kinh tế - trong 2 năm vừa qua kinh tế có nhiều biến động với đà tăng trƣởng thấp, tình trạng lạm phát cao dẫn tới nhu cầu và các chi tiêu bị cắt giảm nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sự tăng trƣởng của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng. VQG Xuân Sơn cũng chịu tình trạng giảm sút đó: lƣợng khách đến với Vƣờn có sự suy giảm về số lƣợng cũng nhƣ mức độ tiêu dùng trong thời gian thực hiện hoạt động tham quan.

Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu so với cùng kỳ 2012 đã có sự gia tăng dù tình hình kinh tế nói chung còn nhiều khó khăn. Một dấu hiệu tốt cho thấy lƣợng khách biết và đến Vƣờn đã gia tăng so với những

81

năm vừa qua, là mức đánh dấu khẳng định sự thay đổi trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch tại Vƣờn (29,1% du khách đánh giá số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp có sự thay đổi). Nó là động lực thúc đẩy sự nâng cao hơn nữa cả về chất lƣợng và số lƣợng các dịch vụ cung cấp cho du khách trong thời gian tới, thu hút khách đến với Vƣờn.

Nhìn vào tổng quan tổng doanh thu hoạt động du lịch của toàn tỉnh Phú Thọ từ 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 đạt 4.396 tỷ đồng; Trong đó tổng doanh thu từ hoạt động du lịch tại Vƣờn cùng kỳ là 430.385 triệu đồng, chiếm 0,01% tổng doanh thu hoạt động du lịch của toàn tỉnh - doanh thu hoạt động du lịch tại Vƣờn chiếm một tỉ trọng quá nhỏ bé chƣa tƣơng xứng với những gì tiềm năng của Vƣờn đang có. Nó cho thấy hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch còn quá nhỏ bé, chƣa có sự đầu tƣ lớn.

Đạt doanh thu cao là mục tiêu các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh hƣớng tới trong bất cứ hoạt động nào của mình. Do vậy, để làm đƣợc điều này cần thực hiện rất nhiều các chính sách cũng nhƣ đƣa ra các sản phẩm tốt đáp ứng các nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Đối với VQG Xuân Sơn, việc tăng doanh thu cũng đồng thời nâng cao đời sống cộng đồng cƣ dân địa phƣơng. Do đó, xây dựng cụ thể chiến lƣợc và phƣơng thức hoạt động du lịch của cộng đồng là điều cần thực hiện sớm.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 81)