Biện pháp 8: Xây dựng cụ thể hóa các chuẩn đánh giá, thực hiện có

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường thcs thành phố thái nguyên (Trang 102)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.8. Biện pháp 8: Xây dựng cụ thể hóa các chuẩn đánh giá, thực hiện có

a. Mục tiêu củabiện pháp

Nhằm giúp HT nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ đổi mới KTĐG tại nhà trường. Giúp điều chỉnh hoạt động thực hiện đổi mới KTĐG đồng thời thúc đẩy quá trình đổi mới KTĐG. Đây là công việc cần làm để thực hiện giai đoạn “tái định hình" trong tiến trình thay đổi.

b.Nội dung và cách thực hiện

Đầu mỗi năm học, BGH nhà trường triển khai, cụ thể hoá nội dung, kế hoạch công tác KTĐG của mỗi năm học đó tới các cán bộ quản lý các tổ chuyên môn trong cuộc họp lãnh đạo nhà trường đầu năm. Trên cơ sở đó, họ lên kế hoạch công tác KTĐG cho tổ chuyên môn của mình nêu rõ nội dung, thời gian, lực lượng kiểm tra.

- Xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá một đề kiểm tra, định hướng cho GV trong quá trình xây dựng và thực hiện hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS; đồng thời căn cứ các tiêu chí này để đánh giá, rút kinh nghiệm với những đề kiểm tra chưa phù hợp, cung cấp các thông tin có tính xây dựng để điều chỉnh việc KTĐG cũng như công tác quản lý hoạt động KTĐG của nhà trường.

Thực hiện việc kiểm tra công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh đối với giáo viên: BGH kiểm tra nhằm phát hiện và điều chỉnh những sai sót, thiếu công bằng, khách quan của giáo viên trong công tác KTĐG kết quả học tập học sinh. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác sẽ điều chỉnh được hoạt động giảng dạy của giáo viên, để phù hợp với mục tiêu và tiêu chí

KTĐG. Ngăn chặn và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm quy chế, đồng thời tuyên dương, khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt quy chế KTĐG.

Động viên, khuyến khích các giáo viên thực hiện tốt công tác KTĐG và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực, chủ động, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Tổ chức thu thập thông tin phản hồi về công tác KTĐG từ học sinh, giáo viên phải có trách nhiệm với công tác của mình, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của mình, giáo viên không được sử dụng hoạt động KTĐG để doạ nạt học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải điều chỉnh hoạt động của mình, tự học hỏi, đổi mới phương pháp tổ chức dạy học đạt được yêu cầu của xã hội đặt ra. Đó là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất của giáo viên. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng, mẫu mực để học sinh noi theo và luôn công bằng trong việc KTĐG học sinh, khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh tự giác điều chỉnh hoạt động học tập của mình, nâng cao trình độ kiến thức.

c. Điêu kiện thực hiện

- Điều kiện quan trọng trong quá trình là nhận thức của cán bộ QL về cải tiến phương thức kiểm tra và sự quyết tâm của GV trong thực hiện cải tiến. Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ QL và GV về nghiệp vụ KTĐG theo phương thức mới.

Để quản lý thực hiện đổi mới KTĐG trong trường THCS phải dựa trên quan điểm “đổi mới quản lý để quản lý sự thay đổi". Các biện pháp mà đề tài đề xuất hướng tới việc đổi mới hay cải tiến một số khâu trong quá trình quản lý của CBQL trường học để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới KTĐG theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học theo mục tiêu chất lượng.

Các biện pháp vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để cải thiện các khâu yếu trong quá trình quản lý thực hiện đổi mới KTĐG của các trường

THCS TP Thái Nguyên đã nêu đều rất cần thiết trong quá trình quản lý đổi mới KTĐG tại nhà trường. Chất lượng dạy học sẽ thực sự được nâng cao khi thực hiện đồng, bộ các biện pháp nên trên. Tuy nhiên cũng tùy vào điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường mà mỗi biện pháp được ưu tiên thực hiện ở một thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường thcs thành phố thái nguyên (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)