Biện pháp 3: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng về đổ

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường thcs thành phố thái nguyên (Trang 88)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.3.Biện pháp 3: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng về đổ

KTĐG, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng

a. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp GV nâng cao trình độ, rút ra được những bài học kinh nghiệm về việc vận dụng có hiệu quả các PP KTĐG tích cực. Đồng thời đẩy mạnh tinh thần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong mỗi GV. Đây là các công việc cần làm để phát triển các hoạt động hỗ trợ cho giai đoạn “thực hiện thay đổi” trong tiến trình thay đổi.

b. Nội dung và cách thực hiện

Tập huấn, bồi dưỡng về công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh cho giáo viên THCS. Bởi vì, giáo viên là người trực tiếp thực hiện công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh, do vậy, họ phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vai trò, nguyên tắc, chức năng và quy trình KTĐG.

Tập huấn cho giáo viên kỹ thuật xây dựng câu hỏi kiểm tra: xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng việc tổ chức kiểm tra cho các bài kiểm tra thường xuyên và các bài kiểm tra định kỳ. Năng lực soạn đề kiểm tra là một trở ngại lớn đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay, một số giáo viên xây dựng câu hỏi kiểm tra theo kinh nghiệm chứ không theo tiêu chí xây dựng, đánh giá cụ thể cho các bài kiểm tra, do đó thiếu đi sự thống nhất, đồng đều về chất lượng

câu hỏi kiểm tra đối với các lớp trong trường. Giáo viên là người thường xuyên thực hiện công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh, cho nên họ càng phải thực sự hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác này. Để từ đó, họ có thể điều chỉnh, học hỏi biết cách xây dựng câu hỏi kiểm tra đúng kỹ thuật và phù hợp với tiêu chí đánh giá, đồng thời họ phải biết kết hợp các công cụ KTĐG sao cho hiệu quả. Muốn làm được điều này nhà trường cần:

- Định kỳ tổ chức buổi hội thảo cấp trường để giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về KTĐG.

- Mời chuyên gia, GV thực hiện thành công việc đổi mới KTĐG của trường bạn về trao đổi kinh nghiệm

- Cử các GV cốt cán đi dự các lớp bồi dưỡng về đổi mới KTĐG do Bộ, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức.

- Tạo điều kiện cho giáo viên có thành tích tốt, tâm huyết với việc đổi mới phương pháp dạy học, PP KTĐG đi tham quan học tập tại một số trường bạn.

- Mở các lớp bồi dưỡng về đổi mới KTĐG cho giáo viên ngay tại trường Phân công GV đã thực hiện tốt đổi mới KTĐG hỗ trợ giáo viên chưa thực hiện tốt.

- Hợp tác với các trường khác để tổ chức các buổi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.

- Trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, cần có nội dung sinh hoạt sâu về vấn đề đổi mới KTĐG, qua đó trao đổi, thảo luận, về cách thức thực hiện đổi mới KTĐG cho từng môn học.

- Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho GV.

- Tạo điều kiện về thời gian, trang bị phương tiện, tài liệu về KTĐG, đổi mới KTĐG,… để GV nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng.

c. Điều kiện thực hiện

- Dựa vào điều kiện thực tế về trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ GV trong trường.

- Động viên, khích lệ GV tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức về đổi mới KTĐG. Tạo các điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình GV tham gia học tập, bồi dưỡng.

- Có sự chuẩn bị đầy đủ về CSVC và trang thiết bị dạy học đáp ứng được yêu cầu về đổi mới KTĐG.

3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng các qui định, hướng dẫn hỗ trợ quá trình đổi mới KTĐG

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường thcs thành phố thái nguyên (Trang 88)