0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đổi mớ

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 84 -84 )

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đổi mớ

KTĐG, chuẩn bị tốt tâm thế và các điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới

Nâng cao nhận thức, năng lực KTĐG giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh. Việc đảm bảo giáo viên có khả năng, điều kiện thực hiện đúng kĩ năng KTĐG của mình hay không. Nhà trường cần phải thống nhất được quy trình, phương pháp đánh giá trong toàn bộ cán bộ , giáo

viên trong các trường THCS. Làm cho phương pháp, qui trình KTĐG đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng đáp ứng ngày càng cao đối với yêu cầu đổi mới.

Kết quả cho thấy nhiều giáo viên và học sinh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh . Do đó, đối với giáo viên thì chưa biết sử dụng và kết hợp các phương pháp KTĐG một các hiệu quả, cũng như việc họ chưa điều chỉnh được cách thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với học sinh, thì các em chưa biết được vai trò của KTĐG là để điều chỉnh hoạt động học tập của mình. Ban Giám hiệu còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh.

a. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này chính là nhằm nhằm giúp GV nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của đổi mới KTĐG trong nhà trường, đồng thời chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho GV để họ sẵn sàng cho thực hiện đổi mới KTĐG. Chuẩn bị các CSVC cần thiết để sự thay đổi có thể diễn ra một cách thuận lợi nhất. Đây chính là các công việc cần làm để thực hiện giai đoạn “rã đông” trong tiến trình thay đổi

b. Nội dung và cách thực hiện

- Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục về đổi mới KTĐG. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho GV thực hiện tốt đổi mới KTĐG.

- Thực hiện tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương chính sách, phướng hướng nhiệm vụ của ngành đến mọi GV.

- Ngay từ đầu năm học và thông qua các buổi họp Hội đồng giáo dục, giải thích rõ các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục, đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Nhấn mạnh việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thực hiện đúng chương trình và chú trọng dạy cho HS phương

pháp học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức; Thực hiện dạy học phân hóa, chú ý đến mọi đối tượng HS. Thực hiện KTĐG theo tiếp cận năng lực của người học.

- Nêu gương những nhà giáo tiêu biểu thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG dạy học tích cực, đào tạo ra các HS ưu tú để khêu gợi lòng tự hào về truyền thống nhà trường trong mỗi GV, HS cũng như giúp mỗi GV nhận thấy trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.

- Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về đổi mới KTĐG theo bộ môn hay toàn trường để tạo môi trường cho GV trao đổi và kịp thời tiếp nhận, giải đáp những đề xuất, băn khoăn của GV về triển khai đổi mới KTĐG.

- Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc tuvền truvền, giáo dục nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

- HT thường xuyên giao tiếp, nhắc nhở GV về việc thực hiện đổi mới KTĐG. - Tạo điểu kiện làm việc thoải mái cho giáo viên, hỗ trợ họ về vật chất và thời gian để họ yên tâm thực hiện đổi mới KTĐG.

- Tập huấn cho giáo viên kỹ thuật xây dựng câu hỏi kiểm tra: xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng việc tổ chức kiểm tra cho các bài kiểm tra thường xuyên và các bài kiểm tra định kỳ. Năng lực soạn đề kiểm tra là một trở ngại lớn đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay, một số giáo viên xây dựng câu hỏi kiểm tra theo kinh nghiệm chứ không theo tiêu chí xây dựng, đánh giá cụ thể cho các bài kiểm tra, do đó thiếu đi sự thống nhất, đồng đều về chất lượng câu hỏi kiểm tra đối với các lớp trong trường. Giáo viên là người thường xuyên thực hiện công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh, cho nên họ càng phải thực sự hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác này. Để từ đó, họ có thể điều chỉnh, học hỏi biết cách xây dựng câu hỏi kiểm tra đúng kỹ thuật và phù hợp với tiêu chí đánh giá, đồng thời họ phải biết kết hợp các công cụ KTĐG sao cho hiệu quả.

Thực hiện việc kiểm tra công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh đối với giáo viên: BGH kiểm tra nhằm phát hiện và điều chỉnh những sai sót, thiếu công bằng, khách quan của giáo viên trong công tác KTĐG kết quả học tập học sinh. KTĐG kết quả học tập của học sinh chính xác sẽ điều chỉnh được hoạt động giảng dạy của giáo viên, để phù hợp với mục tiêu và tiêu chí kiểm tra - đánh giá. Ngăn chặn và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm quy chế, đồng thời tuyên dương, khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt quy chế KTĐG.

Động viên, khuyến khích các giáo viên thực hiện tốt công tác KTĐG và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực, chủ động, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo, cũng như phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên về công tác KTĐG.

Đầu mỗi năm học, ban giám hiệu nhà trường triển khai, cụ thể hoá nội dung, kế hoạch công tác KTĐG của mỗi năm học đó tới các cán bộ quản lý các tổ chuyên môn trong cuộc họp lãnh đạo nhà trường đầu năm. Trên cơ sở đó, họ lên kế hoạch công tác KTĐG cho tổ chuyên môn của mình.

Tổ chức thu thập thông tin phản hồi về công tác KTĐG từ học sinh, giáo viên phải có trách nhiệm với công tác của mình, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của mình, giáo viên không được sử dụng hoạt động KTĐG để doạ nạt học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải điều chỉnh hoạt động của mình, tự học hỏi, đổi mới phương pháp tổ chức dạy học đạt được yêu cầu của xã hội đặt ra. Đó là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất của giáo viên. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng, mẫu mực để học sinh noi theo và luôn công bằng trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh, khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh tự giác điều chỉnh hoạt động học tập của mình, nâng cao trình độ kiến thức.

c. Điều kiện thực hiện:

- Dựa vào các văn bản pháp qui của ngành và các qui định nội bộ của trường đã xây dựng.

- HT thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo dạy học của ngành (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT). Hiểu và giải thích được các văn bản đó trong quá trình hướng dẫn giáo viên thực hiện.

- Tạo điều kiện về CSVC và tinh thần cho giáo viên trong hoạt động thực hiện đổi mới KTĐG.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 84 -84 )

×