8. Cấu trúc nội dung luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch đổi mới kiểm tra đánh giá khoa học, phù
hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường
a. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của công việc này là giúp cho Ban Giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh toàn trường có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động KTĐG toàn năm học, giúp cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
b. Nội dung và cách thức thực hiện:
Muốn giúp thực hiện hoạt động đổi mới kiểm tra - đánh giá được toàn diện và cân đối, có trọng tâm và đạt hiệu quả cao, thì việc đầu tiên là phải xây dựng được một kế hoạch từ tổng thể đến chi tiết, cụ thể: Kế hoạch tổ chức khảo sát - Kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi - Kế hoạch tổ chức thực hiện - Kế hoạch chấm trả bài kiểm tra - Kế hoạch xử lý kết quả kiểm tra - Kế hoạch thanh tra giám sát.
Dựa vào phân phối chương trình môn học, Ban giám hiệu kết hợp với các tổ nhóm chuyên môn và trên cơ sở kết quả khảo sát đầu năm học để xây dựng kế hoạch KTĐG cho từng môn học trên khối lớp. Tiếp đó giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng lớp mình dạy và trình lên Hiệu phó phụ trách chuyên môn xét duyệt. Khi đã được xét duyệt chính thức thì đó sẽ là văn bản pháp lý để giáo viên thực hiện kế hoạch KTĐG môn học mình dạy cho mỗi lớp học trong năm học đó.
Xây dựng kế hoạch cho tổ nhóm chuyên môn soạn câu hỏi kiểm tra và duyệt với Hiệu phó chuyên môn trước khi thực hiện kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Phân phối chương trình của môn học đó, chương trình cơ bản, nâng cao, đối tượng học sinh của mỗi lớp, số lần kiểm tra tối thiểu và chỉ tiêu chất lượng văn hoá của môn học đó.
Để công tác KTĐG thực hiện hiệu quả các chức năng của nó, trong đó chú trọng việc khuyến khích, động viên học sinh tiến bộ trong học tập, thì việc xây dựng này vô cùng quan trọng, với các lớp có sức học khá thì kế hoạch kiểm tra tuân thủ tuyệt đối theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục là được, tuy nhiên đối với các lớp yếu hơn thì kế hoạch bắt buộc phải điều chỉnh, về cơ bản các bước xây dựng kế hoạch kiểm ra đánh giá bao gồm:
- Xác định mục tiêu cần đạt của mỗi môn học ứng với từng đơn vị nội dung được dạy học trong một đơn vị thời gian.
- Tổng hợp mục tiêu cần đạt cho cả môn học ứng với các đơn vị thời gian. - Dự kiến kế hoạch KTĐG các mục tiêu đó vào những thời điểm phù hợp.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Dựa vào các văn bản, quy định của ngành về đổi mới KTĐG.
- Xác định đúng tình hình thực tiễn của nhà trường (nhân lực, vật lực, tài lực).