Biện pháp5 Đổi mới và hoàn thiện quy trình kiểm tra đánh giá kết

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường thcs thành phố thái nguyên (Trang 91)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.5.Biện pháp5 Đổi mới và hoàn thiện quy trình kiểm tra đánh giá kết

học tập của học sinh

a. Mục tiêu của biện pháp:

Xây dựng được một kế hoạch và quy trình cụ thể cho các khâu của công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh THCS một cách khoa học, hợp lý. Từ đó giúp giáo viên thực hiện kế hoạch, quy trình KTĐG kết quả học tập của học sinh một cách cụ thể và được cập nhật thường xuyên theo học kì, năm học nhằm đảm bảo đúng kế hoạch, đầy đủ các bước của quy trình KTĐG, nâng cao chất lượng quá trình dạy và học. Thuận lợi cho công tác quản lý của BGH nhà trường.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Quy trình kiểm tra - đánh giá kiểm tra kết quả học tập của học sinh bao gồm các bước sau :

* Bước 1: Xác định mục đích đánh giá. * Bước 2: Xác định hình thức KTĐG.

* Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.

* Bước 4: Viết soạn câu hỏi KTĐG ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó.

* Bước 5: Tổ hợp thành đề kiểm tra * Bước 6: Phân tích câu hỏi kiểm tra * Bước 7: Tổ chức in đề KTĐG

* Bước 8: Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo chấm bài kiểm tra

* Bước 9: Ghi điểm vào phiếu chấm, nhập điểm vào máy tính, nhận xét bài làm của từng học sinh

* Bước 10: Trả bài và nhận xét

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Phương pháp và hình thức KTĐG có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình dạy học. Qua điều tra khảo sát cho thấy đa số các trường THCS thành phố Thái Nguyên hiện nay trong quá trình KTĐG vẫn chưa kết hợp hiệu quả các hình thức đánh giá, chủ yếu sử dụng hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận và chưa có sự thống nhất cao về nội dung cũng như cách thức tiến hành, điều này khó thúc đẩy được việc đổi mới phương pháp dạy học, cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và KTĐG các môn học trong nhà trường. Điều này cho thấy cần đổi mới để đảm bảo có hình thức, PP KTĐG kết quả học tập của phù hợp và hiệu quả:

Bước 1: Tổ chức, chỉ đạo xác định mục đích đánh giá

Ở cấp THCS, các kỳ KTĐG dưới dạng viết có các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, KT học kỳ với các mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích của các kỳ KTĐG là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kỳ kiểm tra phải trả lời được câu hỏi: Cho ai? Để làm gì?

* Đối với học sinh:

+ Kiểm tra đánh giá phải đạt được mục đích giúp động viên, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh học tập và tiến bộ.

+ Kiểm tra đánh giá phải giúp được học sinh tự đánh giá được sự tiến bộ (hay tụt lùi) của mình.

+ Kiểm tra đánh giá để giúp học sinh rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.

* Đối với giáo viên:

+ Theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ.

+ Thu thập các thông tin từ các bài KTĐG để điều chỉnh quá trình dạy học của mình (như phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nội dung dạy học).

+ Rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ KTĐG để tổ chức lần sau tốt hơn. * Đối với cán bộ quản lý:

+ Giám sát quá trình dạy - học của thầy - trò.

+ Từ đó có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thầy trò dạy - học tốt hơn.

Bước 2: Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức KTĐG

phù hợp

Hình thức KTĐG phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học của từng bộ môn và yêu cầu cần đạt được: Kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống. Các hình thức KTĐG cần được sử dụng linh hoạt kể cả việc phối hợp các hình thức KTĐG với nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Cần xác định hình thức KTĐG cụ thể cho các môn học cho phù hợp với tính chất và nội dung.

Phương pháp KTĐG phải có tác dụng khuyến khích phương pháp học tập đó là tính chủ động, sáng tạo trong học tập, giúp học sinh thể hiện được năng lực của mình.

Sau khi lựa chọn, áp dụng phương pháp và hình thức KTĐG cần kiểm chứng mức độ hiệu quả của nó để rút kinh nghiệm, thay đổi để phù hợp nhằm đạt mục đích cuối cùng là xác định chính xác kết quả học tập của học sinh.

Bước 3: Tổ chức xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và các chuẩn môn học. Các nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận các nội dung KTĐG cho các lần kiểm tra, nội dung kiểm tra qua các lần kiểm tra phải tổng quát được toàn bộ các chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ và phù hợp với từng nhóm chuyên môn. Một số tiêu chí được chú trọng trong việc xây dựng nội dung kiểm tra:

- Chương trình học đối với từng lớp: Mức độ yêu cầu giữa hai chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao phải khác nhau.

- Đối tượng học sinh: Cần tổ chức xây dựng số lần kiểm tra cụ thể và nội dung trong các lần kiểm tra đó.

+ Xác định bậc nhận thức tương ứng với các nội dung với tỉ lệ giữa các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích của kỳ kiểm tra:

Với bài kiểm tra 15 phút thường được tiến hành sau 1, 2 bài học. Mục đích của bài kiểm tra 15 phút là để tạo động lực, khuyến khích học sinh, đồng thời cũng giúp các em tự đánh giá bản thân, rút kinh nghiệm để các bài sau học tốt hơn. Giáo viên qua đó cũng theo dõi được sự tiến bộ của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học của bản thân. Với mục đích như vậy, tỉ lệ các bậc nhận thức (tùy theo đối tượng) có thể là 6 - 4 - 0 (cho các bậc nhận thức 1, 2, 3) hoặc 5 - 5 - 0 hoặc 4 - 6 - 0 cho các lớp học sinh có trình độ cao hơn.

Một bài kiểm tra 15 phút với 2 nội dung cần kiểm tra, có thể có 1 ma trận mục tiêu - nội dung như sau:

Bảng 3.1. Các bậc nhận thức tƣơng ứng với mỗi nội dung bài kiểm tra 15 phút

Mục tiêu

Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng

Nội dung 1 3 2 0 5

Nội dung 2 3 2 0 5

Ma trận như trên cho phép quản lý các nội dung cần kiểm tra, bậc nhận thức ứng với các nội dung cần kiểm tra và tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp với mục đích kiểm tra.

Các con số trong ma trận chỉ số mục tiêu ở các bậc tương ứng với các nội dung 1, 2. Số câu hỏi có thể trùng với số mục tiêu hoặc không trùng.

Ví dụ: 3 mục tiêu bậc 1 của nội dung 1 được 3 điểm, có thể kiểm tra bằng 6 câu trắc nghiệm khách quan mỗi câu 0,5 điểm; 2 mục tiêu bậc 2 của nội dung 1 có thể kiểm tra bằng 1 câu trắc nghiệm tự luận ngắn được 2 điểm,…

Với bài kiểm tra 45 phút, bài kiểm tra kiến thức rộng hơn, mang tính tổng kết sau 1 chương, nên để đạt được các mục đích trên tỉ lệ các bậc nhận thức tương ứng với các nội dung cần kiểm tra có thể là 4 - 4 - 2 (tương ứng với các bậc 1, 2, 3) hoặc 5 - 4 - 1 (cho các lớp có trình độ yếu hơn) hoặc 3 - 5 - 2 (cho các lớp học sinh khá hơn).

Lưu ý: số mục tiêu bậc 2 nhiều hơn và cần có 1 - 2 mục tiêu bậc 3 để phân hóa học sinh.

Bảng 3.2. Các bậc nhận thức tƣơng ứng với mỗi nội dung bài kiểm tra 45 phút

Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Nội dung 1 1 1 1 3 Nội dung 2 2 0 0 2 Nội dung 3 0 1 1 2 Nội dung 4 1 2 0 3 Tổng 4 4 2 10

Từ ma trận nội dung - mục tiêu có thể quy định số câu hỏi ứng với từng mục tiêu và điểm tương ứng cho mọi câu.

Bước 4: Tổ chức chỉ đạo viết câu hỏi kiểm tra đánh giá ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó

Trên cơ sở mục tiêu môn học, trên cơ sở các nội dung cần được KTĐG BGH sẽ yêu cầu giáo viên viết soạn câu hỏi kiểm tra cho nội dung đó theo thành bậc nhận thức của Bloom.

Câu hỏi kiểm tra bậc 1: Đây là những câu hỏi để kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ nhớ, hiểu của người học. Câu hỏi dạng này sẽ được xây dựng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tập trung vào việc kiểm tra độ hiểu lý thuyết của học sinh. Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết sẽ khuyến khích học sinh nhớ, hiểu nội dung của bài học mà không cần phải học thuộc lòng.

Câu hỏi kiểm tra bậc 2: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra năng lực nhận thức của học sinh ở các mức độ áp dụng, phân tích, tổng hợp. Các câu hỏi KTĐG bậc 2 thường là các câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Câu hỏi trắc nghiệm tự luận sẽ có tác dụng kiểm tra năng lực vận dung, phân tích và tổng hợp để có được câu trả lời đúng.

Câu hỏi tự luận sẽ kiểm tra năng lực phân tích, tổng hợp khả năng viết, sử dụng ngôn từ, kiến thức.

Câu hỏi kiểm tra bậc 3: Đây là những câu hỏi để kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ đánh giá của học sinh. Đây là năng lực đặc biệt, các câu hỏi kiểm tra năng lực này thường là những câu hỏi khó và để làm được những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức đồng thời phải sáng tạo và có năng lực đánh giá.

Bước 5: Tổ chức tổ hợp thành đề kiểm tra

Sau khi giáo viên hoàn thành việc viết soạn cây hỏi kiểm tra theo từng nội dung. Nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm nhóm lại thành đề kiểm tra hoàn chỉnh theo dàn bài kiểm tra đã được phê duyệt.

Bảng 3.3. Mẫu dàn bài các bài kiểm tra Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Nội dung 1 2 1 1 4 Nội dung 2 2 1 1 4 Nội dung n n1 n2 n3 ns ns1 ns2 ns3 nsn

Trong đó n1 là số câu cho nội dung n1, n2 là số câu cho nội dung n2, n3 là số câu cho nội dung n3, ns là tổng số câu cho nội dung ns, ns1 là tổng số câu của nội dung bậc 1, ns2 là tổng số câu cho nội dung bậc 2, ns3 là tổng số câu cho nội dung bậc 3 và nsn là tổng số câu cho toàn bài kiểm tra.

Bước 6: Tổ chức phân tích đề kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi hoàn chỉnh một đề kiểm tra, nhóm trưởng cùng phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng phân tích đề kiểm tra đó, theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo số câu cho các bậc nhận thức. - Đảm bảo số câu cho các nội dung kiểm tra. - Đảm bảo các nội dung trong dàn bài.

- Đảm bảo việc hoàn chỉnh phù hợp cho đối tượng kiểm tra.

Đây là giai đoạn thẩm định đề theo thang bậc nhận thức, tuyệt đối không được hiểu sai các thang bậc nhận thức, việc hiểu sai sẽ dẫn đến số câu hỏi cho các bậc sẽ sai và hiển nhiên số câu hỏi cho các bậc không còn theo dàn bài nữa, việc đó sẽ dẫn đến giáo viên sẽ thu được kết quả sai trong KTĐG.

Trước khi in ấn, tổ trưởng hoặc nhóm trưởng nhóm chuyên môn cần phân tích đề bằng cách làm bài với tư cách là học sinh. Trong quá trình làm bài sẽ phát hiện những sai số có thể và độ dài của bài kiểm tra. Thông thường, giáo viên cần 2/5 đến 1/2 thời gian so với thời lượng làm bài của học sinh là phù hợp.

Bước 7: Tổ chức in sao đề kiểm tra và đóng gói

Sau khi các đề KT được tổ chức thẩm định và đánh giá, BGH sẽ ký duyệt và chuyển cho tổ sao in đề KT theo số lượng học sinh của từng lớp.

Sau khi hoàn thành xong bộ đề kiểm tra của lớp nào tổ in sao sẽ có trách nhiệm đóng gói và niêm phong luôn lớp đó. Sau khi đóng gói và niêm phong sẽ được chuyển lên cho PHT quản lý và phụ trách. Căn cứ theo kế hoạch kiểm tra nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra theo lịch.

Bước 8: Tổ chức coi KT, chấm KT

Theo lịch kiểm tra chung đối với từng khối lớp, giáo viên sẽ nhận đề và thực hiện việc KT học sinh. Để công tác KTĐG nghiêm túc, tất cả giáo viên đều phải thực hiện nghiêm túc một số quy định đối với công tác KT như:

- Phải có trách nhiệm giám sát học sinh trong suốt quá trình học sinh làm bài KT.

- Yêu cầu học sinh không được mang tài liệu vào phòng KT và sử dụng các dụng cụ không được phép vào phòng KT.

- Phải thực hiện cách phát đề theo đúng quy định về KT trắc nghiệm nếu có.

- Lập biên bản và đề nghị xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về KT.

- Không được ra ngoài bỏ vị trí trong suốt quá trình làm KT. - Không được nhờ giáo viên khác coi KT hộ nếu như BGH không đồng ý.

Khi hoàn tất việc kiểm tra các lớp, BGH sẽ tiến hành đánh phách, dọc phách, phân công GV chấm chéo giữa các lớp và giao đáp án chấm cho giáo viên, căn cứ vào hướng dẫn chấm giáo viên sẽ tiến hành chấm bài làm của học sinh. Việc chấm bài đối với các bài KT trắc nghiệm khách quan thì chấm theo thực tế, tuy nhiên đối với các bài trắc nghiệm tự luận, sẽ có thống nhất giữa các giáo viên chấm. Tại đây BGH sẽ quy định thời gian hoàn thành công tác chấm.

Để đảm bảo theo đúng quy chế bài làm của học sinh cũng sẽ được làm tròn theo đúng quy định.

Bước 9: Tổ chức ghi chép điểm và nhận xét cho từng HS

Sau khi GV chấm bài xong, trả về cho tổ khảo thí để nhập điểm vào máy vi tính trước khi trả bài về cho giáo viên bộ môn. Tổ khảo thí có trách nhiệm tổng hợp kết quả của từng bài kiểm tra, trình lên Ban giám hiệu. BGH căn cứ vào kết quả đó khen thưởng những lớp có tỉ lệ cao, hoặc nhắc nhở kịp thời giáo viên và học sinh lớp có tỉ lệ thấp, để họ kịp thời điều chỉnh cách dạy, cách học của mình. Giáo viên bộ môn nhận lại bài kiểm tra, ghi điểm vào sổ điểm cá nhân, nhận xét chi tiết cho học sinh (chú ý các trường hợp đặc biệt như: xuất sắc, yếu, kém,...).

Bước 10: Trả bài, nhận xét và lên điểm

Đây là khâu quan trọng của quy trình KTĐG. Cần cho học sinh những lời nhận xét chân tình, gợi ý, giúp đỡ để học sinh không phạm lại những sai lầm, cố gắng học tập để đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra sau.

Sau khi điểm được nhập vào máy tính, tổ Khảo thí sẽ in thống kê chất lượng bài kiểm tra đó trình lên BGH.

Căn cứ vào bảng thống kê đó, giáo viên sẽ nhận ra được số các học sinh không đạt cho các nội dung là bao nhiêu. Trên cơ sở giáo viên sẽ có kế hoạch phụ đạo cho học sinh, đồng thời theo bảng thống kế đó BGH sẽ có căn cứ để đánh giá viên và xếp loại giáo viên, đồng thời cũng là nội dung để các nhóm chuyên môn có kế hoạch điều chỉnh và đổi mới phương pháp dạy học.

Công tác này sẽ phản ánh chính xác năng lực nhận thức cho học sinh và năng lực dạy học đối với giáo viên. Đây là giai đoạn mà giáo viên, cũng như BGH

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường thcs thành phố thái nguyên (Trang 91)