Liên kết website của các bảo tàng Hà Nội với nhau, liên kết giữa Bảo tàng Hà Nội với hệ thống bảo tàng các địa phƣơng, các nƣớc trong khu vực. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ của máy MP3 và MP4 trong việc hỗ trợ khách du lịch đến thăm Bảo tàng cũng là một phƣơng pháp hay: bằng cách đánh số hay mã hóa các khu vực, các tranh hay hiện vật trƣng bày, du khách tới bảo tàng (trong trƣờng hợp không đủ thuyết minh viên hay du khách thích tự tham quan) đƣợc phát máy và bật nút nghe theo hình ảnh hay số đƣợc hƣớng dẫn. Cách này rất hữu hiệu khi lƣợng hƣớng dẫn viên hiện nay rất thiếu các thứ tiếng: Tây Ban Nha, Thái Lan.
Xây dựng và thƣờng xuyên cập nhật website giới thiệu bảo tàng để thực sự trở thành bảo tàng trực tuyến dễ dàng cho khách tìm kiếm và tham quan trên mạng.
Tạo liên kết với các trang web giới thiệu về Du lịch Việt Nam để du khách tiện tra cứu và tìm hiểu.
3.3.8 Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp lữ hành và các bảo tàng.
Đây là một giải pháp hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch tại các bảo tàng. Nhƣ đã đề cập ở chƣơng hai, hiện nay, bảo tàng vẫn chƣa phải là một điểm đến hấp dẫn, phổ biến cho khách tại các công ty du lịch. Sở dĩ nhƣ vây vì các công ty du lịch chƣa tin tƣởng vào mức độ hấp dẫn của bảo tàng với khách du lịch. Nhiệm vụ đặt ra với các doanh nghiệp du lịch là phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các bảo tàng, hai bên cùng có lợi. Nếu có mối quan hệ chặt chẽ, các công ty du lịch sẽ đóng vai trò gửi khách cho bảo tàng, đồng thời bảo tàng cũng giúp phần làm phong phú thêm các tour du lịch và đáp ứng nhu cầu của khách.
Để làm đƣợc điều này, bản thân bảo tàng phải tạo đƣợc lòng tin, không ngừng hoàn thiện mình, đa dạng hoá, nâng cấp mọi hoạt động diễn ra tại bảo tàng mình. Chứng minh cho các công ty lữ hành thấy khả năng hấp dẫn và thu hút để có cơ sở đƣa bảo tàng vào các chƣơng trình du lịch của công ty.
Hơn nữa, bảo tàng cần phải có chính sách ƣu đãi cho các công ty gửi khách thƣờng xuyên (trích phần trăm doanh thu, có quà tặng, giảm giá vé…)
Điều chỉnh thời gian mở cửa: mở vào các giờ trong ngày và các ngày trong tuần để dễ dàng cho việc sắp xếp lịch trình của các công ty. Đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực nhƣng lâu nay vẫn chƣa đƣợc mấy bảo tàng thực sự quan tâm. Việc điều chỉnh thời gian mở cửa các bảo tàng đƣợc thực hiện theo hƣớng mở cửa thêm các giờ buổi tối (vận dụng những biện pháp và kinh nghiệm
“Museum by night” mà các bảo tàng nƣớc ngoài đang thực hiện và thu đƣợc những hiệu quả không nhỏ. Tuy nhiên, đáng lƣu ý là để mở cửa thời gian vào buổi tối, các bảo tàng phải đƣợc tăng cƣờng bảo vệ và hệ thống chiếu sáng bên trong và bên ngoài bảo tàng.
Các doanh nghiệp cần góp ý cho bảo tàng các giải pháp trƣng bày, giải pháp Marketing để đáp ứng nhu cầu của khách “phục vụ đúng nhu cầu khách cần, không phải cung cấp cái mình có”.
Đƣa bảo tàng vào các chƣơng trình tour
Kết hợp với bảo tàng và một số cơ sở đào tạo để đào tạo thuyết minh viên cho bảo tàng linh hoạt hơn, chuyên nghiệp hơn theo phong cách hƣớng dẫn viên du lịch. Các công ty du lịch nên thƣờng xuyên kết hợp với bảo tàng tổ chức những lớp đào tạo cán bộ, thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên để nâng cao kỹ năng hƣớng dẫn, cung cấp thông tin thƣờng xuyên cho cả hai bên tạo ra đội ngũ vừa giỏi ngoại ngữ, vừa giỏi chuyên môn. Ví dụ điển hình Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cách đây 2 năm bảo tàng thƣờng tổ chức mỗi năm 1 lần gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp lữ hành, sau vì sửa chữa nên chƣa tiếp tục triển khai; ví dụ: Tổng công ty Du lịch Hà Nội đã xây dựng chƣơng trình, soạn lời thuyết minh, đào tạo kỹ năng thuyết minh viên cho ngƣời dân trong làng cổ Đƣờng Lâm, để đón khách du lịch. Đây cũng là cách hay có thể áp dụng với bảo tàng
3.3.9 Đối với các cơ quan quản lý:
Hoạt động của các bảo tàng không thể thiếu sự quản lý của nhà nƣớc. Phần lớn các bảo tàng của nƣớc ta đều nằm dƣới sự bao cấp của nhà nƣớc dù ngày nay các bảo tàng đều làm kinh doanh xong nguồn vốn đầu tƣ đều xuất phát từ nhà nƣớc. Sự quản lý của nhà nƣớc đẩy mạnh đầu tƣ ngân sách cho
các hoạt động tại bảo tàng mình, thể hiện ở việc xây dựng các văn bản pháp quy và quy hoạch phát triển toàn ngành trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nƣớc. Hiện nay, bản thân các doanh nghiệp du lịch, các bảo tàng và cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa có mối liên hệ khăng khít với nhau nên cơ quan quản lý cũng chƣa nắm bắt đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nộicần có sự gắn bó chặt chẽ hơn nữa.
Cơ quan quản lý nhà nƣớc đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội nên có dự báo về lƣợng khách, tình hình phát triển của ngành thông báo cho các bảo tàng một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn để quảng bá hình ảnh Việt Nam cho ngƣời nƣớc ngoài.
Các doanh nghiệp du lịch và các bảo tàng không có sự liên kết, thƣờng là tự phát hoạt động, tự thu thập thông tin và xây dựng chƣơng trình. Do đó, các bảo tàng nên đƣa thông tin về một mối (ví dụ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội) để chuyển lên website, dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp tra cứu.
Cơ quan quản lý về du lịch nên đƣa ra những chỉ dẫn, những định hƣớng cho các doanh nghiệp du lịch coi việc đƣa khách đến bảo tàng là nhiệm vụ nhằm quảng bá văn hóa cho đất nƣớc và đƣa tiêu chí số khách đưa đến bảo tàng để bình chọn Top ten hàng năm.
Với việc quảng bá, xúc tiến:
Xây dựng thông tin về bảo tàng (bao gồm lời và hình ảnh) để đƣa lên website ( trang web của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch…)
Nghiên cứu, biên tập: tập gấp, sách giới thiệu về du lịch Hà Nội, trong đó giới thiệu hệ thống bảo tàng Hà Nội, đánh dấu hệ thống bảo tàng trên bản đồ.
Nghiên cứu, biên tập in tập gấp của từng bảo tàng kết hợp giới thiệu, và phát tờ rơi riêng của các bảo tàng tại hệ thống quầy thông tin của Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch Hà Nội.
Nghiên cứu đƣa các thông tin giới thiệu hệ thống bảo tàng Hà Nội (có lựa chọn phù hợp với khách du lịch trong nƣớc và quốc tế) vào các bài giới thiệu (bằng máy chiếu) sử dụng trong các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại, du lịch trong nƣớc và quốc tế .
Phối hợp tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề để trao đổi những kiến thức sâu về nội dung trƣng bày của các bảo tàng. Đây sẽ là nơi những ngƣời làm nghề ( hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, ngƣời xây dựng chƣơng trình du lịch…) có cơ hội gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm, tình huống, thắc mắc trong quá trình xây dựng và tổ chức chƣơng trình du lịch .
3.4 Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả khai thác đối với các bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội:
3.4.1 Kiến nghị chung:
Nhƣ đã nói ở trên, để làm tốt và thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, cần phải có sự hỗ trợ của nhà nƣớc, các cấp các ngành có liên quan. Sau đây là một số khuyến nghị tới cơ quan nhà nƣớc và các cấp có thẩm quyền:
- Cần cấp ngân sách đầu tƣ cho việc tôn tạo môi trƣờng xung quanh các bảo tàng tạo thành những tổ hợp văn hóa vui chơi giải trí. Kinh phí đầu tƣ tƣơng đối lớn nên có thể khuyến khích đầu tƣ từ nƣớc ngoài và các thành phần kinh tế khác nhau, cấp kinh phí cho các đoàn khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm bảo tàng ở nƣớc ngoài.
- Kinh phí hoạt động của bảo tàng là kinh phí bao cấp mà kinh phí này không thể đủ trang trải cho mọi hoạt động cũng nhƣ trả lƣơng cho cán bộ
nhân viên. Nhà nƣớc nên cho phép các bảo tàng có các khoản thu để hỗ trợ hoạt động bảo tàng, nâng cấp bảo tàng.
- Giá thăm quan bảo tàng hiện nay quá thấp so với giá trị hiện vật. Ở nhiều nƣớc giá vé cao hơn nhiều. Do đó, chúng ta cần có chính sách, biện pháp tăng giá vé để đủ bù đắp sức lao động của nhân viên làm việc ngoài giờ, tổ chức sự kiện. Mọi chi phí cần quy định rõ ràng nếu áp dụng giá đoàn… Không nên để xảy ra tình trạng trả hoa hồng cho hƣớng dẫn viên đƣa khách đến bảo tàng
- Muốn tạo nên sự hấp dẫn và tính thuyết phục cao trong trƣng bày thì một trong những vấn đề cần giải quyết là trƣng bày hiện vật gốc. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có những văn bản có tính pháp quy quy định về vấn đề đƣa hiện vật gốc đi trƣng bày, vấn đề bảo quản và bảo vệ.
- Để tạo sự gắn bó và hiệu quả công tác cao giữa các bảo tàng thì việc nghiên cứu tài liệu hiện vật ở kho cơ sở trong mỗi bảo tàng cần có “cái nhìn thoáng hơn”. Công tác kho ở các bảo tàng cần nghiên cứu đƣa ra một quy chế, chế độ khai thác nhanh nhất, nhiều nhất và thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, hiện nay, việc đƣa hiện vật đi trƣng bày lƣu động phải đƣợc sự đồng ý của Bộ trƣởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Vậy, trong phạm vi nhất định, Bộ nên cho phép các bảo tàng trao đổi hiện vật với nhau cho phù hợp với nội dung của mỗi bảo tàng.
- Việc liên kết giữa các bảo tàng với các cơ quan du lịch trong và ngoài nƣớc là hết sức cần thiết trong việc thúc đẩy du lịch bảo tàng phát triển. Muốn làm việc này phải có sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nhà nƣớc phải có chủ trƣơng nhằm gắn lợi ích bảo tàng và du lịch và ngƣợc lại. Ngoài ra, cần có sự quan tâm của các cơ quan tổ chức thuộc ngành du lịch, các đơn vị hữu quan…tạo điều kiện để các doanh nghiệp tổ chức những tour du lịch hữu ích cho du khách cũng là để nâng cao chất lƣợng hoạt động của bảo tàng.
3.4.2 Kiến nghị cụ thể tới các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch như:
Cục Xúc tiến nên phối hợp với Cục Di sản xây dựng đề án thu hút khách du lịch đến Bảo tàng, phối hợp với Cục biểu diễn nghệ thuật xây dựng đề án phối hợp biểu diễn và tổ chức các sự kiện tại các bảo tàng, tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, chọn chƣơng trình bảo tàng điển hình.
Vụ lữ hành:
- Chủ trì, phối hợp với Cục Di sản, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, các bảo tàng tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, lựa chọn các bảo tàng Quốc gia để đƣa vào chƣơng trình tour chào bán thu hút khách du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Di sản, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, các bảo tàng, các doanh nghiệp lữ hành tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn giới thiệu, giúp đỡ các bảo tàng trong việc tổ chức dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Di sản tổ chức các đoàn lãnh đạo bảo tàng đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm bảo tàng ở nƣớc ngoài. - Phối hợp với Cục Di sản văn hóa tổ chức các khóa bồi dƣỡng
thuyết minh viên cho các bảo tàng và tổ chức Hội thi thuyết minh viên.
Tiểu kết chƣơng 3:
Nhƣ vậy, trong tình hình chung về sự phát triển của du lịch văn hóa thủ đô thời gian gần đây, các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội có rất nhiều cơ hội để phát huy các tiềm năng sẵn có, thu hút đông đảo lƣợng khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, tại những bảo tàng này, những yếu tố hấp dẫn vẫn chƣa đƣợc khai thác một cách tối đa. Điều này phụ thuộc vào nhiều tố: bản
thân các bảo tàng, các doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý nhà nƣớc, du khách. Điều này khiến chúng ta phải có những giải pháp thiết thực để các bảo tàng có thể áp dụng để tăng khả năng hấp dẫn du khách vốn có của mỗi bảo tàng, ngay từ đó, đẩy mạnh hoạt động du lịch tại mỗi bảo tàng ngày một đi lên.
Những giải pháp trên đây tuy chƣa thể nói là đầy đủ nhƣng chỉ cần làm tốt trƣớc mắt những giải pháp này, mỗi bảo tàng sẽ có chất lƣợng hoạt động tốt hơn, khả năng phục vụ khách du lịch sẽ đƣợc cải thiện từ đó hoạt động du lịch diễn ra tại mỗi bảo tàng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn góp phần đẩy mạnh hoạt động của ngành du lịch thủ đô.
KẾT LUẬN
Ngày nay, du lịch đang ngày càng phát triển và trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Trong đó, du lịch văn hóa có xu hƣớng ngày càng trở nên phổ biến hơn, đó là kết quả tất yếu của nhu cầu muốn mở mang kiến thức về thế giới xung quanh của nhân loại. Trình độ văn hóa của con ngƣời ngày càng nâng cao, vì vậy họ không muốn chỉ dừng lại với vốn kiến thức về nền văn hóa tại vùng, miền đất nƣớc họ mà họ muốn tìm hiểu, khám phá và giao lƣu với các nền văn hóa khác nhau. Đó chính là lý do họ tiến hành các chuyến du lịch với mục đích không chỉ nghỉ ngơi, thƣ giãn mà còn mở mang kiến thức. Bên cạnh đó, một con ngƣời không thể không có quá khứ cũng nhƣ một quốc gia không thể không có lịch sử. Lịch sử của quốc gia đó đƣợc lƣu giữ ở mọi không gian, mọi xã hội không phân biệt ý thức chính trị ở xung quanh chúng ta mà rõ rệt nhất là ở các bảo tàng. Chính vì vậy, các quốc gia càng có bề dầy lịch sử thì hệ thống bảo tàng càng phong phú. Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời, có lịch sử hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua hệ thống các bảo tàng Quốc gia khá quy mô.
Với tất cả các lý do trên, bảo tàng có cơ hội phát triển tiềm năng du lịch tự có. Bởi lẽ bảo tàng cung cấp cho ngƣời xem những thông tin và hình ảnh trung thực của từng dân tộc, từng quốc gia, từng địa phƣơng thông qua hiện vật trƣng bày. Bảo tàng là con đƣờng du lịch duy nhất, nhanh nhất để mở ra các nền văn hóa khác nhau cho du khách.
Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nhiều bảo tàng lớn trong cả nƣớc nhƣ: Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Quân đội…và cũng là nơi đặt chân lý tƣởng cho du khách đến thăm Việt Nam. Với một lợi thế nhƣ vậy thì vấn đề đặt ra đối với các bảo tàng là làm sao thu hút đƣợc ngày càng nhiều khách du lịch đến đây để giới thiệu về đất
nƣớc, con ngƣời, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, các bảo tàng trên địa bàn thủ đô đã không ngừng nỗ lực tự đổi mới, đƣa ra nhiều giải pháp