* Điểm mạnh:
Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở khu vực quảng trƣờng Ba Đình Hà Nội, bên cạnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng khánh thành ngày 19/5/1990 nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là tòa nhà cao 20,5m gồm 4 tầng với tổng diện tích sử dụng là 10.000m2
Bảo tàng đƣợc thiết kế nhƣ một bông hoa sen nở, tƣợng trƣng cho phẩm chất thanh cao, trong sáng của Hồ Chủ Tịch.
Hình 2.3 Gian trƣng bày chủ đề 2
Vị trí bảo tàng khá thuận lợi, nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có điểm đỗ xe lớn nên khách du lịch đến đây có thể thăm đƣợc luôn các điểm di tích khác : Bảo tàng, Lăng Bác, Khu Nhà sàn, Chùa Một Cột.
Hệ thống trƣng bày: Diện tích trƣng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh là 4000 m 2 trong tổng diện tích sử dụng 13.000m 2.Thiết kế trƣng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh do nhóm họa sĩ của Liên hiệp trang trí mỹ thuật Mátxcơva thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ của các nhà khoa học Việt Nam trên các lĩnh vực kiến trúc, mỹ thuật, lịch sử, bảo tàng, nhiều hình ảnh và hình tƣợng minh họa đẹp. Nội dung trƣng bày rành mạch, rõ ràng, dễ hiểu trên tổng diện tích 360m2. Từ gian mở đầu đến toàn bộ không gian trƣng bày bảo tàng đều có sự kết hợp giữa nội dung, kiến trúc và mỹ thuật nhằm thể hiện nội dung xuyên suốt là cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với dân tộc Việt Nam và thế giới.
1. Phần chính diện gian mở đầu.
2. Phù điêu: Dựng nƣớc đƣợc thể hiện bằng hình ảnh “Bọc trăm trứng”. 3. Phù điêu: Giữ nƣớc đƣợc thể hiện bằng hình ảnh “Thánh Gióng và
Rùa Vàng” dâng gƣơm đánh giặc ngoại xâm.
Qua tác phẩm nghệ thuật thứ nhất về truyền thống đấu tranh dựng nƣớc của dân tộc Việt Nam là bắt đầu trƣng bày chính của Bảo tàng với ba phần nội dung gắn bó chặt chẽ.
Phần thứ nhất: Trƣng bày về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trình hoạt động cách mạng đến khi Ngƣời qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Ngƣời.
Phần thứ hai: Trƣng bày về cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiện đƣờng lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Ngƣời sáng lập. Phần thứ ba: Trƣng bày về một số sự kiện chính của lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay, ảnh hƣởng đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình cách mạng Việt Nam.
Ba phần trƣng bày mỗi phần có giải pháp riêng phù hợp nhƣng gắn bó với nhau nhằm cung cấp những thông tin về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, Ngƣời gắn bó với dân tộc, đất nƣớc và thời đại.
Các hoạt động khác: Ngoài diện tích trƣng bày cố định, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn có diện tích để tổ chức các cuộc triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chuyên đề khác. Các cuộc triển lãm thƣờng đƣợc tổ chức hàng năm phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ kỷ niệm của đất nƣớc. Bảo tàng phối hợp với nhiều cơ quan, các bảo tàng trong và ngoài nƣớc tổ chức các triển lãm chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và
vun đắp. Ngoài ra, bảo tàng còn có các kho lƣu trữ, thƣ viện chuyên đề, hội trƣờng lớn, các hội trƣờng vừa và nhỏ phục vụ tham quan, nghiên cứu, sinh hoạt khoa học và văn hóa. Đây cũng chính là phƣơng thức quảng bá tốt cho hình ảnh của bảo tàng đồng thời để thu hút khách tham quan ở mọi đối tƣợng
Hệ thống hiện vật: Cùng với hoạt động phát huy tác dụng công trình, Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động liên tục, lâu dài. Bảo tàng có thƣ viện chuyên đề sách, báo, tạp chí…về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thƣ viện hiện có hơn 6.318 đầu sách với khoảng 20.000 nghìn bản. Kho Tƣ liệu có hơn 12.000 tài liệu, trong đó có nhiều tƣ liệu quí. Tƣ liệu - Thƣ viện đã áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, phục vụ bạn đọc tra cứu, thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh lƣu giữ hơn 12 vạn tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo tàng hiện cũng đang lƣu giữ sƣu tập (bản gốc) thiếp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1947 đến 1969. Đây là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc, học tập tƣ tƣởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một điểm mạnh khá quan trọng của bảo tàng Hồ Chi Minh so với các Bảo tàng khác đó là phòng chiếu phim. Tại đây, khách tham quan có thể hiểu rõ hơn về đất nƣớc Việt Nam trên con đƣờng hội nhập và đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo con đƣờng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hình 2.5 Phòng chiếu phim
Nằm trong quần thể khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc muốn tìm hiểu về vị anh hùng dân tộc vĩ đại. Tuy thời gian mở cửa của bảo tàng không thuận lợi nhƣ các bảo tàng Quốc gia khác nhƣng khách tham quan có thể liên hệ trực tiếp tại cửa số 1 của Bảo tàng, yêu cầu về thời gian, nội dung, địa điểm… của buổi tham quan hoặc nói chuyện và đăng kí thuyết minh viên bằng các ngôn ngữ khác nhau nhƣ: tiếng Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc. Bảo tàng cũng thực sự đem lại sự thuận lợi và tin tƣởng, thoải mái cho du khách với quầy gửi hành lí đƣợc bảo quản cẩn thận, quầy giải khát, quầy bán đồ lƣu niệm.
Một điểm mạnh nữa cần phải kể đến đó là sự linh hoạt trong thời gian mở cửa: Bảo tàng phục vụ tất cả các ngày trừ chiều thứ hai, thứ sáu, giờ nghỉ
của các ngày nhƣng nếu có sự liên hệ trƣớc sẽ mở cửa cả 2 chiều này và giờ nghỉ.
* Điểm yếu:
Một điểm bất lợi có thể nhìn thấy rất rõ ràng ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đó là giờ mở cửa. Do công tác bảo quản và công việc nội bộ. Bảo tàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần trừ chiều thứ hai và chiều thứ sáu: Sáng từ 8h đến 11h30, chiều từ 14h đến 16h00 và thời gian nghỉ trong năm: vào tháng 10 và tháng 11, bảo tàng nghỉ để tu bổ kỹ thuật định kỳ. Tuy thời gian cụ thể đƣợc thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣng cũng rất bất tiện cho việc sắp xếp lịch trình của các công ty lữ hành và việc tham quan của du khách.
Một điểm thứ hai cần khắc phục là gần Bảo tàng có cửa hàng ăn uống, bia hơi ngoài trời, ngay trong khuôn viên Số 1 Ngọc Hà. Do đó, ảnh hƣởng không nhỏ đến mỹ quan, sự ồn ào và mất vệ sinh đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến du khách.
Thứ ba, Bảo tàng đã có trang web chính thức nhƣng mới chỉ dừng ở việc tra cứu cho các độc giả, chƣa liên kết với nƣớc ngoài.
* Cơ hội:
Là một trong ba bảo tàng của Việt Nam16
nằm trong số 47 bảo tàng trên thế giới tham gia trƣng bày hiện vật tại website http://masterpieces.asemus.museum do Hiệp hội Bảo tàng Á - Âu thiết lập. Khi tham gia Hiệp hội này, mỗi bảo tàng thành viên sẽ có cơ hội lựa chọn 20 đến 25 hiện vật đƣa vào trang web chung, theo các lĩnh vực khác nhau nhƣ kiến trúc, điêu khắc, y phục và đồ trang sức, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật biểu diễn, bản in, tranh, sách, bản khắc đá, ảnh, đồ gốm, đồ vải. Hơn nữa, ngay từ khi thành lập (1970) Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã thực hiện kế hoạch hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với một số bảo tàng danh nhân và đã đƣợc sự cộng tác nhiệt tình, hiệu quả của các đồng nghiệp, nhƣ: Bảo tàng Trung ƣơng V.I.Lênin - Liên Xô, hằng năm các cán bộ của hai Bảo tàng đều gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, sự giúp đỡ của Bảo tàng G. Đimitơrốp (Bungari) về kinh nghiệm thực tế xây dựng bảo tàng, sự tham gia của các nhà đạo diễn, mỹ thuật và kỹ thuật Tiệp Khắc trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào trƣng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh. Từ sau khi khánh thành (1990) đến nay Bảo tàng không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, trƣớc hết là với những nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và hoạt động để sƣu tầm tƣ liệu hiện vật, xây dựng những công trình tƣởng niệm về Ngƣời. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã và đang hợp tác với chính quyền thành phố Pháp, Trung Quốc: là nơi có rất nhiều địa điểm di tích có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh; Cộng hoà liên bang Nga để chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện trƣng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh; Hợp tác với Quỹ nghiên cứu và phát triển Thái Lan, Trung tâm Văn hóa và Thƣơng mại tỉnh Nakhon Phanom khôi phục di tích Bản Mạy, nơi Bác Hồ hoạt động trong những năm 1928-1929 và xây dựng Trung tâm thông tin làng hữu nghị Thái-Việt. Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang tiếp tục nghiên cứu về thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và hoạt động ở Thái Lan; Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào;Campuchia; Hàn Quốc…Năm 2005, Bảo tàng đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Bảo tàng thế giới (ICOM) và tổ chức Bảo tàng Á-Âu (ASEMUS - có trụ sở chính đặt tại Thụy Điển). Đây chính là cơ hội khuyếch trƣơng, quảng bá cho hình ảnh của bảo tàng.
* Thách thức:
Trƣớc yêu cầu phát triển của đất nƣớc và so với các nƣớc trong khu vực, chúng ta phải nhìn thẳng vào thực trạng của đội ngũ cán bộ ngành bảo tàng hiện nay và hệ thống bảo tàng Quốc gia nói riêng, trong đó có Bảo tàng
Hồ Chí Minh. Đó là tình trạng còn thiếu cán bộ chuyên môn cho từng lĩnh vực, thế hệ trẻ phục vụ cho bảo tàng chƣa nhiều và chƣa thực sự yêu nghề, thiếu ngƣời hƣớng dẫn phục vụ khách nƣớc ngoài do hạn chế về kiến thức và ngoại ngữ…Tất cả những vấn đề trên là trở ngại lớn cho hoạt động của ngành bảo tàng trong tƣơng lai mà hệ thống các bảo tàng trong nƣớc cần phải giải quyết sớm.