ngành du lịch thủ đô:
Theo Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến 2020, hệ thống bảo tàng cấp quốc gia sẽ đƣợc chỉnh lý nội dung trƣng bày, hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới phƣơng thức hoạt động của các bảo tàng cấp quốc gia. Hiện tại gồm: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đó là những bảo tàng hạt nhân của hệ thống bảo tàng Việt Nam, có quy mô, vị trí xứng đáng trong khu vực, quốc tế. Theo quyết định đó, chúng ta sẽ từng bƣớc xây dựng một số bảo tàng mới cấp quốc gia nhƣ: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Sinh thái Hạ Long, đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa, nghiên cứu, giáo dục khoa học, phục vụ lợi ích cộng đồng. Đồng thời, từng bƣớc hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng và mở rộng phạm vi hoạt động cấp quốc gia. Các bảo tàng phải khắc phục sự đơn điệu, trùng lặp, tổ chức dịch vụ ăn nhanh và đồ uống cho khách tham quan. Đặc biệt cần chú ý khía cạnh văn hóa sau mỗi hiện vật. Sức nặng hiện vật không phải là khẩu súng này từng bắn đƣợc bao nhiêu giặc, chiến dịch này thu thắng lợi gì, mà là khẩu súng ấy đƣợc chế tác cải tiến ra sao, ngƣời bắn đã dùng thế nào cho hiệu quả, cái đặc sắc của chiến dịch kia ở đâu... Đối với một số bảo tàng chuyên ngành có các bộ sƣu tập quý hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học, trƣng bày và giới thiệu, nhằm thu hút khách tham quan và phát triển du lịch.
Các bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội, nhƣ chúng ta đã biết, đều nằm trên những trục phố chính, rộng rãi, đẹp đẽ có thể nói rất thuận tiện cho khách du lịch ghé thăm. Xét về mặt địa thế thì khu vực xung quanh mỗi bảo tàng đều có những địa chỉ tham quan khác nhau để du khách có thể thăm viếng. Chẳng hạn sau khi tham quan Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, du khách chỉ cần đi bộ vài phút là có thể đến với Hồ Hoàn Kiếm và quần thể di tích văn hoá Đền Ngọc Sơn. Từ Bảo tàng Quân đội ra, ngay trƣớc mặt du khách là tƣợng đài Lê-nin nằm giữa vƣờn hoa Canh Nông, một địa điểm đẹp để thƣ giãn, giải trí với bốn mùa cây xanh ngắt. Đối diện với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam bên kia đƣờng Nguyễn Thái Học là Văn Miếu-Quốc Tử Giám, trƣờng đại học đầu tiên của nƣớc ta thời phong kiến. Đây là địa điểm du lịch văn hóa đặc biệt hấp dẫn du khách khi đến Hà Nội. Còn Bảo tàng Hồ Chí Minh lại nằm trong quần thể kiến trúc văn hoá tƣởng niệm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nên bất kỳ du khách nào khi đến thăm bảo tàng cũng đều đã viếng Lăng Bác và chiêm ngƣỡng toàn bộ quần thể kiến trúc này. Nhìn trên bản đồ du lịch Hà Nội, chúng ta đều nhận thấy dễ dàng các bảo tàng Quốc gia nằm không xa nhau lắm và đều ở vào những vị trí lý tƣởng cho du khách dừng chân.
Các bảo tàng Quốc gia Hà Nội, trong quá trình hoạt động cũng đã có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nhìn chung, mỗi một bảo tàng có đặc trƣng riêng biệt và chính điều đó đã khiến cho các bảo tàng có thể bổ sung cho nhau, đồng thời tạo nên sự đa dạng hấp dẫn đối với du khách.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế, bộ mặt của thủ đô cũng có nhiều thay đổi. Nhiều nhà cao tầng, khách sạn mọc lên nằm xen lẫn với mái ngói rêu phong của các khu phố cổ, đƣờng xá đƣợc cải tạo, mở rộng…Đời sống đƣợc nâng cao thì ý thức của ngƣời dân thủ đô cũng tiến bộ hơn, trong đó có ý thức giữ gìn cảnh quan và môi trƣờng
thủ đô…Chính điều này đã tạo cho ngành du lịch thủ đô phát triển nhanh chóng và thu hút đƣợc nhiều khách du lịch trong chiến lƣợc phát triển của ngành du lịch thủ đô. Rất nhiều các danh thắng, di tích lịch sử và các công trình văn hóa đƣợc nhà nƣớc nâng cấp trong đó có các hệ thống bảo tàng Quốc gia Hà Nội. Nhà nƣớc và Bộ chủ quản đã ƣu tiên kinh phí cho việc tu sửa, mở rộng và nâng cấp các bảo tàng để tiến tới có thể sánh ngang với các bảo tàng của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Chính chủ trƣơng nâng cấp này khiến cho các bảo tàng trở nên có nhiều ƣu thế hơn trong việc thu hút khách tham quan du lịch.