Khả năng phục vụ khách

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 111)

Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của mọi tầng lớp du khách, các bảo tàng Quốc gia hiện nay đã có những cố gắng hết sức mình, hoạt động

tốt trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay của các bảo tàng là thiếu nhiều cán bộ hƣớng dẫn có trình độ đặc biệt là cán bộ hƣớng dẫn thông thạo tiếng nƣớc ngoài để phục vụ cho khách ngoại quốc. Trong tƣơng lai, các bảo tàng cố gắng phấn đấu bằng mọi cách để có thêm nhiều cán bộ hƣớng dẫn thông thạo ngoại ngữ. Mỗi bảo tàng đều có mục đích giới thiệu đặc trƣng riêng về bảo tàng mình đối với du khách và không bảo tàng nào giống bảo tàng nào, điều đó đòi hỏi phải có đội ngũ hƣớng dẫn hiểu biết lịch sử, truyền thống của bảo tàng và đặc biệt là có vốn ngoại ngữ giỏi, phong phú, hợp nghĩa, chính xác với ngôn ngữ Việt Nam để mô tả các hiện vật và nội dung trƣng bày tại mỗi bảo tàng. Các công tác phục vụ khác cũng cần có định hƣớng hoạt động tốt trong tƣơng lai, nhƣ giảm bớt thủ tục phiền hà cho khách khi tới tham quan, tạo điều kiện dễ dàng cho khách tiếp cận và hiểu biết thêm về giá trị lịch sử và nhân văn cho mỗi bảo tàng.

3.2.4 Các định hướng hoạt động khác:

Song song với các định hƣớng hoạt động cơ bản nói trên, hệ thống các bảo tàng Quốc gia Hà Nội còn có những định hƣớng về công tác sƣu tầm hiện vật và công tác nghiên cứu…Trong tƣơng lai, các bảo tàng sẽ mở rộng hơn nữa việc trƣng bày lƣu động ở thủ đô và trên mọi miền Tổ Quốc để tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân có thể hiểu biết hơn về những giá trị văn hoá lịch sử của mỗi bảo tàng. Ngoài ra, việc giữ gìn thƣ viện và kho tƣ liệu cũng cần đƣợc bảo tàng làm tốt hơn. Nếu làm tốt việc này, không những đem lại hiệu quả hoạt động cho mỗi bảo tàng mà còn là cơ sở để cho các thế hệ sau có thế học tập, nghiên cứu, hiểu biết và làm việc giúp ích cho các bảo tàng.

Những định hƣớng này là yếu tố quan trọng tạo đà cho sự nghiệp phát triển của các bảo tàng, góp phần hấp dẫn mọi tầng lớp khách du lịch trong nƣớc và quốc tế với mỗi bảo tàng, góp phần làm tăng doanh thu cho các bảo tàng đó.

3.3 Một giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội:

3.3.1. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò quyết định trong việc tồn tại và duy trì lâu dài hoạt động của bảo tàng. Nếu không có một cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc thì không thể nói đến việc phát triển các hoạt động du lịch. Nhƣ đã trình bày trong chƣơng hai, hiện nay, cơ sở vật chất của các Viện bảo tàng Quốc gia Hà Nội hầu nhƣ đã bị xuống cấp và hƣ hỏng, trừ Bảo tàng Hồ Chí Minh mới đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại. Sở dĩ nhƣ vậy là do tuổi đời của các bảo tàng khá lâu, lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay và trong tƣơng lai, hệ thống các bảo tàng Quốc gia Hà Nội phải đƣợc nâng cấp và tu sửa về cơ sở vật chất kỹ thuật. Đồng thời cũng phải gia cố lại các toà nhà và xây dựng mới để mở rộng không gian trƣng bày.

Có thể lấy một số bào tàng làm ví dụ: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với tình hình phát triển sôi động của hội họa và điêu khắc trong mấy thập niên qua nên đã đòi hỏi phải có các phòng rộng rãi để trƣng bày các tác phẩm lớn mang tính hoàng tráng. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo tàng đƣợc thành lập sớm nhất vì vậy tuổi đời tƣơng đối lâu, điều đó cũng ảnh hƣởng đến độ bền của kết cấu kiến trúc và cơ sở vật chất kỹ thuật của bảo tàng. Nhƣng năm 2000, bảo tàng đã hoàn thành xong việc cải tạo, nâng cấp và đem lại cho bảo tàng một bộ mặt mới mẻ. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là bảo tàng đƣợc xây mới hoàn toàn và mới đi vào hoạt động đƣợc vài năm gần đây nên về kiến trúc cũng nhƣ cơ sở vật chất của bảo tàng còn rất mới và hiện đại. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là việc cần đầu tƣ, cải tạo làm sao để cả hai bảo tàng đều phải hấp dẫn ngay từ môi trƣờng bên ngoài cho đến kiến trúc nội thất bên trong. Vẻ ngoài của bảo tàng Lịch sử Việt Nam quá im ắng mặc dù kiến trúc

ngôi nhà khá bề thế. Để giảm bớt sự u tịch đó nên trồng thêm nhiều hoa và cây xanh ở bên ngoài. Cách thiết kế có rất nhiều cửa sổ nhƣng hầu nhƣ các cửa sổ đều đóng kín, đó là nét đặc trƣng cổ điển của các bảo tàng cũ ở nƣớc ta. Tất nhiên, đó là kiến trúc từ khi bảo tàng mới hình thành không thể phá vỡ nhƣng có thể giảm bớt điều đó bằng cách đầu tƣ xây dựng một số mô hình, biểu tƣợng cho từng giai đoạn lịch sử, đặt chúng trong vƣờn cây hay dƣới chân tƣờng cạnh các lối đi. Bên cạnh đó, lắp đặt hệ thống vòi phun nƣớc quanh các bồn cây tạo ra sự tƣơi mát, vui mắt xung quanh bảo tàng. Điều này sẽ làm cho bảo tàng vẫn giữ đƣợc vẻ tôn nghiêm trong khi gây đƣợc sự chú ý của khách nhìn từ đằng xa.

Một ví dụ nữa là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, mặc dù có hiện đại hơn, đã xây dựng và thiết kế cả phần trƣng bày ngoài trời nhƣng phần trƣng bày này vẫn phải đầu tƣ thêm. Các mô hình nhà của dân tộc thiểu số đƣợc thiết kế cho phần trƣng bày ngoài trời của Bảo tàng dân tộc học cần đƣợc làm mới với chất liệu tốt hơn. Những mô hình này còn quá đơn sơ, cần phải có cả sự phong phú về số lƣợng hơn nữa. Kiến trúc của bảo tàng phần nào đã hấp dẫn du khách từ cái nhìn đầu tiên, vì bảo tàng có mặt nƣớc thoáng, rộng với cây cối xanh tƣơi tạo không gian tƣơi mát, kiến trúc khá ấn tƣợng với hình chiếc trống đồng, chiếc cầu bằng đá granit dẫn vào cửa ngôi nhà cũng hấp dẫn. Điều đáng bàn là xung quanh Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không hề có một công trình kiến trúc văn hóa hay di sản nào, điều này đẩy bảo tàng trở thành một công trình bảo tàng đơn lẻ tại khu vực đó. Nhƣ vậy, trên vùng đất này nên có liên hoàn một số công trình kiến trúc văn hoá, tạo thành một tổ hợp văn hoá-du lịch để khách du lịch đến thăm bảo tàng có thể thƣởng ngoạn, học tập và vui chơi, giải trí. Ví dụ, Bảo tàng Dân tộc học có thể kết hợp với chùa Hà ngay gần đó, là công trình tín ngƣỡng văn hoá nổi tiếng làm thành môi trƣờng cảnh quan kiến trúc hợp lý. Để làm đƣợc điều đó, cần phải mở

một con đƣờng thông từ chùa Hà đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và tất nhiên phải có vốn đầu tƣ.

Bên cạnh các giải pháp cải tạo môi trƣờng cảnh quan xung quanh, hầu hết các bảo tàng cần đầu tƣ để tu bổ, cơ sở vật chất hàng năm nhƣ sửa chữa các chỗ hỏng, xuống cấp, sơn mới lại tƣờng, cửa sổ, cửa ra vào, khu toilet dành cho khách luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ (yếu tố này rất quan trọng và đƣợc đánh giá cao trong con mắt du khách, đặc biệt là khách nƣớc ngoài). Điều này thì hầu hết các chƣa làm đƣợc: Bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật…

Cần cân đối lại diện tích trưng bày: ví dụ bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, phòng đón khách có một diện tích quá lớn trong khi hầu nhƣ không trƣng bày gì, khiến khách cảm thầy những phòng trƣng bày hiện vật chính bị nuốt đi, trong khi đó, phòng trƣng bày về ngƣời Kinh lại quá nhỏ (theo ý kiến của đại đa số khách ghé thăm, nhiều về hiện vật trƣng bày về ngƣời Kinh còn ít do không có đủ diện tích trƣng bày).

Đồng thời cùng với việc tăng thêm diện tích trƣng bày, sửa sang lại hệ thống trƣng bày thì đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lƣỡng và tìm ra các biện pháp trƣng bày các sƣu tập hiện vật có chủ đề và thể hiện đúng với chức năng của bảo tàng. Hiện nay, một số bảo tàng còn trƣng bày nhƣ một triển lãm, chƣa tạo nên đƣợc đặc thù cho bản thân mình. Hơn nữa, tính đặc thù của mỗi bảo tàng lại không rõ, nội dung trƣng bày của nhiều bảo tàng gần giống nhau, cũng nhƣ sự khô khan về bố cục, thô cứng về kỹ thuật và nghệ thuật trƣng bày đã làm cho tính hấp dẫn, khả năng lôi cuốn ngƣời xem đối với các bảo tàng nói chung không cao. Thực trạng trên đòi hỏi các bảo tàng cần phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để sắp xếp lại hệ thống trƣng bày sao cho vừa mang đƣợc nét chung lại vừa tạo ra đƣợc những đặc trƣng riêng của mỗi bảo tàng.

Một vấn đề nữa không kém quan trọng là phải đầu tư nâng cấp các kho

bảo quản hiện vật. Đảm bảo cho các hiện vật không bị thất lạc và hƣ hỏng thì

việc trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật cho phòng trƣng bày và nhà kho là rất cần thiết nhƣ sử dụng hệ thống máy điều hoà nhiệt độ, quạt thông gió, máy hút ẩm tự động cùng với hệ thống đo đồng hồ, đo nhiệt, độ ẩm. Với từng loại hiện vật riêng cần phải có chế độ bảo quản riêng với các thiết bị kỹ thuật phù hợp nhất. Ở hầu hết các bảo tàng, khối lƣợng hiện vật rất lớn nhƣng phần lớn chúng đƣợc giữ trong các kho bảo quản, chỉ trƣng bày một phần nhỏ vì trang thiết bị bảo quản tại các phòng trƣng bày chƣa đƣợc lắp đặt đầy đủ và hiện đại. Trong tình hình hiện nay, ngày càng có nhiều du khách tới thăm bảo tàng, yêu cầu của họ lại khá khắt khe bởi vậy, các hiện vật phải đƣợc trƣng bày rộng rãi và nhiều hơn nữa sự đầu tƣ về các phƣơng tiện kỹ thuật. Nội thất các phòng trƣng bày hiện vật của bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội nhìn chung, nếu trƣớc đây có thể coi là tốt và đầy đủ thì trong những năm gần đây đã trở nên lạc hậu và thiếu thốn. Những trang thiết bị này không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách tham quan mà còn góp phần bảo quản tốt các tác phẩm nghệ thuật, hiện vật trong môi trƣờng này chứ không phải chỉ nhà kho mới bảo quản đƣợc hiện vật lâu dài.

Để tƣơng xứng với các bảo tàng Quốc gia lớn trong khu vực và trên thế giới, thu hút nhiều khách tham quan hơn nữa thì những định hƣớng này cần phải đƣợc thực hiện sớm trong thời gian tới.

3.3.2 Nâng cấp, cải thiện, đổi mới việc trưng bày:

Bảo tàng chính là nơi bảo tồn những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nội dung trƣng bày trong bảo tàng là hiện vật. Các chuyên gia bảo tàng học đã khẳng định hiện vật mang giá trị bảo tàng và có vai trò to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của bảo tàng. Một hiện vật gốc bao giờ cũng có hai mặt: một mặt đƣợc bộc lộ ra bên ngoài nhƣ hình dáng, màu sắc, kích thƣớc của hiện

vật…còn mặt kia là những gì ẩn kín bên trong bao hàm nội dung lịch sử hiện vật, thông tin khoa học tạo ra bản chất của hiện vật. Khách du lịch đến tham quan bảo tàng chủ yếu là để đƣợc chiêm ngƣỡng, sƣu tầm hiện vật, thông qua hiện vật, khách du lịch có đƣợc những thông tin nhất định về giáo dục, thẩm mỹ và lịch sử. Nhƣ vậy, có thể nói hiện vật quyết định sức hấp dẫn của mỗi bảo tàng. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại ở các bảo tàng nƣớc ta nói chung là sự trùng lặp trong nội dung trƣng bày, hiện vật gốc thƣờng bị thay thế bởi tài liệu khoa học phụ hoặc các tác phẩm nghệ thuật có tính chất minh hoạ sự kiện. Việc trƣng bày quá nhiều hiện vật các loại đã đƣợc phục chế làm lại hay bản sao đƣợc gọi là một cứu cánh nhằm lấp những khoảng trống của hiện vật gốc mà bảo tàng không có hoặc có nhƣng không trƣng bày vì không đảm bảo an toàn cho hiện vật. Tuy nhiên, cũng không nên tham trƣng bày nhiều, hiện vật gốc. Ngƣời ta đã tổng kết, nếu trong diện tích phòng trƣng bày 100% chỉ bày tổng số tài liệu, hiện vật chiếm 30%, khi đó hiện vật gốc-khối sẽ đƣợc tiếp nhận hết 100%, tài liệu có hình, ảnh minh hoạ lọt vào mắt ngƣời xem 60%, còn tài liệu gốc có chữ chiếm 12%. Đồng thời, theo ngành điều tra xã hội học, sau một buổi tham quan tại bảo tàng, khách tham quan chỉ nhớ khoảng 5-8 hiện vật gốc, với các cụ già, trẻ em, con số này còn ít hơn.

Ở nƣớc ta đang tồn tại một thực trạng là nguyên nhân chính gây nên sự nhàm chán. Đó chính là vấn đề trùng lặp nội dung trƣng bày giữa các bảo tàng. Chúng ta có thể nhận thấy sự trùng lặp giữa bảo tàng Lịch sử Việt Nam với bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giữa bảo tàng Quân đội với bảo tàng Cách mạng Việt Nam…Chính điều đó dẫn đến nhiều hiện vật gốc các loại của bảo tàng đƣợc nhân bản theo cấp số nhân để trƣng bày ở nhiều nơi. Điều này đã dẫn đến những nhận xét của khách tham quan “Đến Việt Nam chỉ cần tham quan một bảo tàng là đủ”. Một trong những đặc điểm có khả năng thu hút khách nhiều nhất của bảo tàng là tạo tính độc đáo để thỏa mãn sự hiếu kỳ của

khách. Do đó, nếu muốn thu hút khách tham quan và tránh sự nhàm chán, mỗi bảo tàng cấn tìm cho mình một sắc thái riêng với đầy đủ tính chất khác biệt về nội dung trƣng bày mà không một bảo tàng nào có đƣợc. Đây chính là một trong những sức hút mạnh mẽ đối với công chúng đến thăm bảo tàng. Các bảo tàng có thể tổ chức thành lập các sƣu tập hiện vật, nghiên cứu đƣa ra các định hƣớng sƣu tập, trao đổi để mỗi bảo tàng có cái độc đáo riêng của mình. Nên hạn chế việc trƣng bày hiện vật ở quá nhiều nơi. Xu thế của các bảo tàng thế giới hiện nay là cố gắng sƣu tập đƣợc càng nhiều càng tốt các hiện vật gốc độc đáo. Ví dụ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có thể tổ chức các cuộc trƣng bày về các lễ hội truyền thống, các nghề truyền thống hay các loại hình nghệ thuật truyền thống. Có thể mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ở các vùng miền để giới thiệu các nét văn hoá tiêu biểu nhất của vùng miền đó. Nói chung, sự chuyên sâu về một vấn đề gì đó luôn làm khách du lịch thích thú vì thông qua đó, họ có thể nắm bắt thông tin một cách đầy đủ. Hơn nữa, cần bám sát vào sự đổi mới của đất nƣớc, những sự kiện văn hoá quan trọng để đổi mới và bổ sung hiện vật.

Thứ hai, cần hiện đại hoá việc trưng bày, giới thiệu hiện vật tại các bảo

tàng để phù hợp hơn với việc giới thiệu cho khách du lịch. Trƣng bày là một

nghệ thuật giới thiệu thông tin với công chúng. Tham gia nghệ thuật này đòi hỏi có sự hỗ trợ của các yếu tố trí tuệ và kỹ thuật. Trí tuệ đó là con mắt thẩm mỹ, nghệ thuật của ngƣời thiết kế, bố trí sắp xếp các hiện vật làm sao có hệ thống, cho đẹp mắt, lắp đặt ánh sang sao cho hợp lý, để tôn lên giá trị của hiện vật. Còn kỹ thuật đó là những phƣơng tiện giúp cho việc trƣng bày hiện vật nhƣ hệ thống chiếu sang, hệ thống băng hình, hệ thống nhãn chú thích. Nhiều

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)