Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 81)

Bảo tàng mỹ thuật ở số nhà 66 phố Nguyễn Thái Học, bắt đầu đón khách tham quan ngày 24-6-1966.Tuy ra đời sau nhƣng Bảo tàng Mỹ thuật đã tích cực sƣu tầm, tập hợp, hệ thống hoá hiện vật và góp phần đáng kể vào công tác giới thiệu lịch sử nghệ thuật tạo hình của nƣớc ta. Ngƣời xem có thể theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các bộ môn kiến trúc điêu khắc, hội họa, mỹ nghệ…ở Việt Nam.

Hình 2.6 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam * Điểm mạnh:

Trong hệ thống các bảo tàng Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam đƣợc đánh giá là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lƣu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hoá nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt nam. Đến với Bảo tàng, khách tham quan sẽ hiểu đƣợc

toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam thông qua các sƣu tập tài liệu hiện vật đang đƣợc trƣng bày tại đây.

Hiện vật: Tiêu chuẩn đánh giá sự "giàu có" của một bảo tàng trƣớc tiên là đánh giá khối lƣợng hiện vật mà bảo tàng sở hữu. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, để có đƣợc một không gian trƣng bày đa dạng và kho hiện vật vô cùng phong phú nhƣ hiện nay, lớp cán bộ của bảo tàng đã phải dày công suy nghĩ, ngày đêm đi sƣu tầm ở mọi nẻo đƣờng của tổ quốc. Có thể nói đây là công việc thƣờng xuyên liên tục đƣợc diễn ra để bổ sung cho nguồn hiện vật của bảo tàng.

So với nhiều bảo tàng có tên tuổi trên thế giới, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn ở mức khiêm tốn và trẻ trung. Trên 2000 hiện vật chọn lọc (từ hơn 18.000 hiện vật) đƣợc trƣng bày thƣờng xuyên, còn lại toàn bộ hiện vật đƣợc lƣu trữ và bảo quản tại kho lƣu trữ bảo quản. Khác với hiện vật trƣng bày (theo tiến trình lịch sử), hiện vật tại kho lƣu giữ đƣợc hệ thống thành các bộ sƣu tập theo chủng loại, lƣu giữ trong từng kho riêng với chế độ bảo quản phù hợp bao gồm:

Bảng 2.7: Hệ thống hiện vật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

STT Nội dung Số lượng

1 Sƣu tập Hội họa 6310 tác phẩm

2 Sƣu tập Điêu khắc 993 hiện vật

3 Sƣu tập Mỹ thuật truyền thống 2012 hiện vật

4 Sƣu tập Gốm 6455 hiện vật

5 Sƣu tập Mỹ thuật nƣớc ngoài trên 400 hiện vật

(Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Hệ thống trƣng bày: rất rõ ràng, dễ theo dõi với tất cả các đối tƣợng khách trong cũng nhƣ ngoài ngàn với các chuyên đề chính:

1. Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử

2. Mỹ thuật từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX

3. Mỹ thuật đƣơng đại (tranh tƣợng thế kỷ XX) gồm 2 thời kỳ 4. Mỹ thuật ứng dụng

5. Mỹ thuật dân gian

6. Gốm nghệ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX

Công tác bảo quản tại Bảo tàng: Có nhiều phƣơng pháp bảo quản hiện vật phù hợp với từng loại nên giữ đƣợc lƣợng hiện vật phong phú phục vụ cho công tác nghiên cứu và trƣng bày nhƣ: bảo quản phòng ngừa (nhằm đảm bảo các hiện vật không bị các tác nhân bên ngoài gây ảnh hƣởng nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, cƣờng độ ánh sáng, côn trùng …), bảo quản trị liệu (nhằm hạn chế quá trình xuống cấp của hiện vật thông qua các kỹ thuật xử lý đƣợc tiến hành trực tiếp trên hiện vật), tu sửa phục chế (nhằm tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu, nghiên cứu trên hiện vật thông qua các thao tác kỹ thuật đƣợc can thiệp trực tiếp lên hiện vật mà vẫn không làm tổn hại đến chất liệu, tính nguyên gốc cũng nhƣ đặc điểm mỹ thuật của hiện vật)

Công tác đối ngoại: Kể từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng luôn chú trọng đến các hoạt động đối ngoại. Với tƣ cách là bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị xã hội của mình thông qua các hoạt động ngoại giao, đón tiếp, phục vụ các đoàn khách nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao của các nƣớc, các tổ chức quốc tế tại 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Trong bối cảnh hội nhập văn hoá toàn cầu hiện nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dự án hợp tác nhằm tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các bảo tàng, các tổ chức trên thế giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật áp dụng cho chuyên ngành mỹ thuật, bảo tồn bảo tàng.

Một số hoạt động hợp tác quốc tế của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2000 đến nay: Các đoàn khách ngoại giao đến làm việc và tham quan BTMTVN nhƣ: Đoàn quan chức cao cấp Mỹ (6 Bộ trƣởng, 15 Nghị sĩ) (11/2000), Tổng thống Singapore S.R. Nathan (2/2/2001), Phu nhân Tổng thống Pakistan (3/5/2001), Thứ trƣởng Ngoại giao Campuchia (15/5/2001)..và tham dự các triển lãm quốc tế.

Ngoài những điểm thuận lợi trên, bảo tàng còn có trang web riêng, rất dễ tìm kiếm thông tin, rõ ràng, có thể mua vé trực tiếp tại bảo tàng hoặc mua vé trực tuyến qua mạng.

* Điểm yếu:

Cũng giống nhƣ một số bảo tàng Quốc gia khác, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có giờ mở cửa các ngày theo giờ hành chính, nghỉ thứ hai nên cũng khó khăn cho việc sắp xếp tour và tham quan của du khách.

Điểm thứ hai là diện tích trƣng bày khá hẹp chỉ hơn 3000m2

so với tổng diện tích của Bảo tàng 4.200m2. Do đó, số hiện vật trƣng bày chỉ bằng một phần mƣời con số có thực. Còn cơ sở 2 ở Hoàng Cầu chủ yếu dùng để làm kho bảo quản và tu sửa phục chế. Vậy nên những tác phẩm mỹ thuật đƣơng đại không thể có chỗ để trƣng bày thƣờng xuyên. Nhƣ vậy cuốn Lịch sử Mỹ thuật viết bằng hiện vật này còn khuyết một chỗ. Chỗ khuyết ấy không kém phần quan trọng của chặng đƣờng phát triển mỹ thuật, nhất là trong tình hình hiện nay, cần mở rộng giao lƣu và hội nhập quốc tế, cần khuếch trƣơng, quảng bá nghệ thuật nƣớc nhà.

* Cơ hội :

Tính từ năm chính thức thành lập đến nay (1966), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã gần 40 tuổi. Hiện tại, bảo tàng lƣu giữ đƣợc gần 20.000 hiện vật mỹ thuật tiêu biểu cho lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Trong đó có hơn 6.000 tác phẩm hội họa (gồm 317 bức sơn mài, 411 bức sơn dầu và 5.498 tranh giấy,

lụa). Bảo tàng sẽ có trung tâm bảo quản, tu sửa và phục chế hiện vật. Đồng thời, lãnh đạo bảo tàng còn tích cực vận động những dự án đầu tƣ, tài trợ của các trƣờng nghệ thuật, các cơ quan nƣớc ngoài dành cho việc bảo quản, tu sửa. Ngoài 20.000 USD của Quỹ Bảo tồn văn hóa Đại sứ quán Mỹ vừa trao tặng, bảo tàng còn đang thực hiện một số dự án viện trợ nghệ thuật khác với Australia, trƣờng nghệ thuật Dresden (Đức) và sắp tới là Đại sự quán Italy tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là một trong ba bảo tàng của Việt Nam nằm trong số 47 bảo tàng trên thế giới tham gia trƣng bày hiện vật tại website http://masterpieces.asemus.museum do Hiệp hội Bảo tàng Á - Âu thiết lập.

* Thách thức:

Sau khi mở rộng về địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều điểm du lịch phục vụ cho thị trƣờng nội địa. Đây là điều kiện rất tốt để ngành du lịch Thủ đô phát triển thêm những loại hình du lịch đang có chiều hƣớng tốt nhƣ du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng cuối tuần, du lịch làng nghề, làng cổ...Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức với các bảo tàng Quốc gia nói chung cũng nhƣ bảo tàng Mỹ thuật nói riêng. Nếu không tự học hỏi, đầu tƣ, nâng cấp và làm mới mình, bảo tàng sẽ khó có thể nằm trong sự lựa chọn của các du khách cũng nhƣ các doanh nghiệp du lịch.

2.3. Thực trạng hoạt động khai thác du lịch tại các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)