Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 68)

* Điểm mạnh:

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là bảo tàng lớn nhất tại Hà Nội cho đến nay, vì vậy nó hội tụ và sử dụng rất nhiều điểm mới và các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của các bảo tàng trên thế giới trong các hoạt động trƣng bày, có khả năng thu hút những lƣợng khách du lịch rất lớn đến tham quan và

nghiên cứu. Nội dung trƣng bày của bảo tàng rất phong phú. Tất cả chúng ta đều biết nền văn hóa truyền thống và rực rỡ của Việt Nam là tổng hòa những tinh túy nhất của 54 dân tộc vì vậy chỉ cái tên của bảo tàng thôi đã có một lực hút đặc biệt với khách du lịch.

Về trƣng bày: Trong nhà trƣng bày, phần lớn diện tích bố trí trƣng bày thƣờng xuyên, bên cạnh đó dành riêng một không gian (150m2) để tổ chức trƣng bày nhất thời theo chuyên đề. Bố cục phổ biến của mỗi phần đều có trƣng bày ngay bên lối đi, có tủ kính trƣng bày chính và có tái tạo. Trƣng bày thƣờng xuyên trong nhà đƣợc chia thành 9 phần lớn và đẹp mắt.

Phần thứ nhất-Giới thiệu chung: Trƣớc tiên, ngƣời xem có thể tiếp cận ngay với một pano “ Việt Nam những chặng đường lịch sử”, qua đó có đƣợc thông tin về những thời kỳ lịch sử lớn của đất nƣớc, sự hội nhập của các dân tộc và các nền văn minh vào Việt Nam. Một tấm bản đồ lớn đƣợc in màu chỉ ra sự phân bố của các dân tộc ở nƣớc ta theo các nhóm ngôn ngữ, đồng thời có ba mặt ở các vị trí: Bắc, Trung, Nam…để thấy đƣợc các đặc điểm cƣ trú của dân tộc theo độ cao. Bên cạnh đó, có 5 tấm pano giới thiệu chân dung của 54 dân tộc theo 5 ngữ hệ. Cũng ở đây, ngƣời xem chỉ trong khoảnh khắc có thể cảm nhận đƣợc tiếng nói của từng dân tộc ở nƣớc ta.

Phần thứ hai-Dân tộc Kinh: Một không gian rộng rãi, sáng sủa và đầy ấn tƣợng dành cho việc tái tạo lại quá trình làm nón và hoạt động của đan đó. Nghề làm nón ở làng Chuông cũng nhƣ làng Thủ Sỹ. Một số nét văn hóa cổ truyền của ngƣời Việt đƣợc giới thiệu trong 11 tủ kính với các chủ đề: múa rối nƣớc, nhạc cụ, tín ngƣỡng thờ mẫu, các đồ chơi dân gian của trẻ em, thờ tổ nghề hát bội…

Phần thứ ba-Các dân tộc Mường, Thổ, Chứt: Chủ đề tập trung giới thiệu là hoạt động săn bắn hái lƣợm của ngƣời Chứt, đan gai của ngƣời Thổ, công việc săn bắn, dệt vải sinh hoạt đời thƣờng của ngƣời Mƣờng. Ở không

gian tái tạo có cảnh đám ma ngƣời Mƣờng. Minh họa cho phần tái tạo là phim video về đám ma ngƣời Mƣờng.

Phần thứ tƣ-Các dân tộc ngôn ngữ Tày, Thái, Kadai: Nét nổi bật trong phòng trƣng bày này là tái tạo một căn nhà sàn Thái, nghi thức đám then và có màn hình video về lễ làm then.

Phần thứ năm-Các dân tộc ngôn ngữ H mông, Dao, Tạng, Miến, Sán

Dìu, Ngái: Sau nhiều thông tin chung nhất về các dân tộc này qua 4 pano, một

số ít hiện vật ở hai bên lối vào là hai nhóm tủ trƣng bày. Không gian tái tạo dành cho nghề dệt vải sợi lanh của ngƣời H’mông và lễ cấp sắc của ngƣời Dao.

Phần thứ sáu-Các dân tộc ngôn ngữ Môn, Khơ Me ở miền núi: Đây là phần trƣng bày về văn hóa 5 dân tộc ở miền Bắc. Văn hóa của các dân tộc này đa dạng, có những nét đặc sắc khá nguyên sơ, ngƣời ta còn thấy đƣợc những dấu ấn văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh trên miền Thƣợng. Lễ hội lớn nhất là lễ hội Đâm Trâu, cúng thần, do đó, lễ hội Đâm trâu đã đƣợc lấy làm chủ đề tái tạo ở đây và đƣợc thể hiện trên băng video.

Phần thứ bảy- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở miền núi: Gia rai, Ê đê, Churu…

Phần thứ tám: Các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ me Phần thứ chín: Sự giao lƣu giữa các dân tộc

Ngoài ra, Bảo tàng Dân tộc học còn có phần trƣng bày ngoài trời với sự xen kẽ của cây xanh, lối đi và các công trình kiến trúc dân gian. Mỗi phần trƣng bày của bảo tàng đều đƣợc trang bị video tái tạo hết sức sáng tạo và sống động. Những chủ đề tái tạo làm cho ngƣời xem có cảm tƣởng nhƣ đang đƣợc chứng kiến và tham gia vào những sự kiện đó. Cách bố trí 9 phần dù có sự tách rời nhƣng ngƣời xem vẫn thấy sự liên quan của các nhóm dân tộc đƣợc xếp cạnh nhau, đó chính là nghệ thuật trƣng bày. Mặc dù bảo tàng hiện nay có

khoảng 3000 hiện vật và tƣ liệu nhƣng chỉ trƣng bày một số hiện vật trên dƣới 650 đơn vị và 280 ảnh. Quan điểm chung là không nên đƣa quá nhiều hiện vật vào các tủ trƣng bày, bởi lẽ gây cảm giác khó tập trung. Trang trí của bảo tàng rất chân thực, giản dị, hầu hết hiện vật trƣng bày là hiện vật gốc, ghi phụ đề rõ ràng.

Nói chung, Bảo tàng Dân tộc học đã thể hiện quan niệm mới: bảo tàng

dành cho tất cả mọi người. Do đó, bảo tàng còn có lối đi riêng thích hợp cho

thƣơng binh hay những ngƣời khuyết tật phải di chuyển bằng xe đẩy và có thang máy để họ lên tầng hai. Các bậc lên xuống đều có tay vịn cho ngƣời già yếu tiện đi lại. Trong trƣng bày, kế thừa kinh nghiệm của một số bảo tàng trên thế giới, bảo tàng không chọn chữ in mà là chữ viết thƣờng cho tất cả các bài viết để ngƣời xem dễ đọc, không mỏi mắt. Các tấm pano cũng đƣợc treo ở tầm cao có tính toán phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Bảo tàng sử dụng mô hình để lại nhiều ấn tƣợng cho ngƣời xem, đem lại hiệu quả cao. Đó là một sự đầu tƣ mang nét hấp dẫn riêng của bảo tàng mà nơi khác không có.

Về đội ngũ cán bộ nhân viên: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có đội ngũ nhân viên giỏi, đặc biệt là các hƣớng dẫn viên bảo tàng. Họ không chỉ thông thạo về ngoại ngữ mà còn có kiến thức sâu rộng về tất cả những hiện vật đƣợc trƣng bày tại bảo tàng.

Các dịch vụ khác: Bên cạnh đó, bảo tàng còn tổ chức các dịch vụ nhƣ giải khát ngoài trời với Nhà hàng Baguete & Chocolat. Nhà hàng này ra đời từ sự hợp tác giữa Bảo tàng DTHVN với Trƣờng trung học tƣ thục Kinh tế du lịch Hoa sữa. Mặc dù chính thức mở cửa từ ngày 25/9, nhƣng trƣớc đó, trong 3 ngày hoạt động Trung thu 2007 tại Bảo tàng DTHVN, nhà hàng Baguete & Chocolat đã bắt đầu phục vụ du khách. Nhà hàng đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách đến Bảo tàng, tạo điều kiện cho khách có thể yên tâm tham quan và nghỉ ngơi nhiều giờ trong khuôn viên của Bảo tàng. Trên cơ sở cải tạo lại nhà

hàng giải khát và nhà ăn nội bộ của Bảo tàng, nhà hàng mới này đƣợc bố trí thành 4 khu vực hoạt động: không gian trong nhà gồm khu vực giải khát ở phía trƣớc, khu vực phòng lạnh ở giữa, khu mái lá ở phía sau; ngoài vƣờn là khu vực thứ tƣ. Cùng lúc, nhà hàng có thể phục vụ tối đa 170 khách. Bên cạnh những món ăn Việt Nam mang sắc thái của ẩm thực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, nhà hàng có cả những món ăn Âu, những loại bánh nhƣ bánh mì, bánh ngọt Pháp, bánh ăn sáng. Các công ty, doanh nghiệp, đoàn du lịch... cũng có thể đặt tiệc tại đây.

Các hoạt động hấp dẫn khác thu hút khách du lịch nhƣ khôi phục các trò chơi truyền thống: xem trình diễn và tự tay làm cách làm các loại đồ chơi bằng lá, bằng rơm, làm chong chóng giấy, in tranh dân gian Đông Hồ; nhảy dây, chơi ô ăn quan, kéo co (Kinh), chơi quay, ném pao, đánh cầu lông gà (Hmông), trò chơi sắc màu, trò chơi sỏi đá (Ê-đê), ném còn (Tày), múa sạp…

Công tác quảng bá, xúc tiến: Ngày 5/4/2008, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Nhà xuất bản Thế giới chính thức giới thiệu đĩa CD-Rom Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với công chúng, đƣợc xuất bản bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, mỗi tiếng một đĩa riêng. Chỉ với một chiếc đĩa này, ai cũng có thể đem Bảo tàng DTHVN về nhà hoặc đi khắp nơi để tham quan, khám phá theo nhu cầu. Các bảo tàng tiên tiến trên thế giới thƣờng có đĩa CD giới thiệu về bảo tàng mình, nhƣng đến nay trong giới bảo tàng ở Việt Nam vẫn chƣa phổ biến loại hình xuất bản này. Đĩa CD-Rom Bảo

tàng Dân tộc học Việt Nam chứa đựng một tập hợp cơ sở dữ liệu phong phú,

tƣơng đối hoàn chỉnh về Bảo tàng, bao gồm 3 phần chính:

1. Giới thiệu tổng quan về Bảo tàng DTHVN, quá trình hình thành, tiêu chí trƣng bày, định hƣớng cơ bản phát triển hoạt động trong khoảng hơn một chục năm kể từ khi thành lập đến nay.

2. Tham quan Bảo tàng trong không gian ảo đƣợc tái tạo bằng kỹ thuật ảnh 3D. Có các công cụ hỗ trợ việc thu phóng hình ảnh trên màn hình, hiển thị cửa sổ phụ để du khách có đƣợc các thông tin về nội dung đang tham quan. Giúp ngƣời xem tiếp cận, tìm hiểu từng hiện vật trƣng bày, ở cả 2 khu vực trƣng bày hiện có của Bảo tàng: trong toà nhà “Trống đồng” và ở khu ngoài trời.

3. Phần tra cứu thông tin, với 3 tiêu chí lựa trọn: lựa chọn theo dân tộc, lựa chọn theo hiện vật trƣng bày; lựa chọn các bài viết theo chuyên đề. Ngoài ra, phần này còn phát triển thêm công cụ tìm kiếm hỗ trợ ngƣời xem tìm kiếm nhanh những nội dung mà mình quan tâm

* Điểm yếu:

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở một vị trí khá xa trung tâm thủ đô, đôi khi đó là một thế mạnh vì tránh đƣợc sự ồn ào của đô thị mà xu hƣớng của khách du lịch trên thế giới là luôn thích du lịch để tránh sự ồn ào, để đƣợc nghỉ ngơi và có những chuyến đi chơi xa. Tuy nhiên, khu vực xung quanh bảo tàng là nhà dân, không có công trình văn hóa quan trọng, không có hệ thống khách sạn nên dẫn đến hạn chế về lƣợng khách. Điều này làm cho bảo tàng giảm đáng kể đi sức hấp dẫn của mình. Về trƣng bày, mặc dù bảo tàng đã sử dụng màn hình để giới thiệu nhƣng hầu hết màn hình đều để dƣới đất, nhỏ, những hình ảnh không có lời bình bằng tiếng việt mà chỉ có lời của dân tộc thiểu số nên gây khó hiểu cho ngƣời xem. Hệ thống chú thích đôi khi khá vắn tắt, còn nhiều mảng trống cho diện tích trƣng bày. Đó là một vài điểm yếu bảo tàng cần khắc phục để thu hút lƣợng khách lớn đến thăm vì thực sự tiềm năng của bảo tàng là khá lớn.

* Cơ hội:

Nhiều hoạt động văn hóa thuộc chƣơng trình truyền thống dân gian diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam mang tính thời sự với các cơ quan truyền thông trong nƣớc, là “chất bột” cho các chƣơng trình văn hóa và thời sự trên sóng phát thanh, truyền hình. Các phóng viên thƣờng xuyên tới ghi

hình, lấy tin. Qua chƣơng trình này, một cách ngẫu nhiên thông tin của bảo tàng đến đông dảo với du khách. Hơn nữa, có nhiều vị nguyên thủ quốc gia đến thăm đều có sự góp và quan tâm đến bảo tàng. Có sự chỉ đạo từ trung ƣơng, cảnh quan xung quanh bảo tàng có cơ hội đƣợc quy hoạch để tạo thành một quần thể hoàn chỉnh làm tăng hoạt động du lịch tại bảo tàng. Đồng thời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong 4 cơ quan phía Việt Nam (Cục Di sản Văn hoá, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng An Giang) tham gia

Dự án hợp tác Bảo tàng vùng do Thụy Điển tài trợ cho dự án hợp tác văn hoá

này, nhằm đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ bảo tàng Việt Nam, Lào, Campuchia; hỗ trợ cho việc nghiên cứu và quảng bá về di sản văn hoá; tổ chức cuộc trƣng bày “Những câu chuyện của vùng Mê Kông”, có hoạt động trƣng bày lƣu động tới 4 nƣớc tham gia dự án, từ đó các dân tộc, các quốc gia có thể tăng cƣờng hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau.Dự án tổ chức những khóa đào tạo về bảo quản, trƣng bày, giáo dục bảo tàng, tin học, tiếng Anh. Đồng thời, việc cùng nhau nghiên cứu – sƣu tầm và xây dựng cuộc trƣng bày sẽ là cách thức đào tạo thực hành tốt.

* Thách thức:

Đƣợc sự quan tâm của giới truyền hình và báo chí, cơ hội hiếm có không phải bảo tàng muốn là đƣợc nhƣng mặt trái của nó là chỉ cần bảo tàng có một vài điểm yếu thì tin tức đó đến với công chúng một cách nhanh nhất. Đó là một thách thức không nhỏ vì đây là bảo tàng mới cần tạo đƣợc tiếng tốt trong lòng công chúng.

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)