Kinh doanh bảo tàng

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 121)

Khái niệm kinh doanh, bảo tàng làm kinh tế là một khái niệm còn rất xa lạ đối với ngành bảo tàng vì theo quan niệm truyền thống bảo tàng là một cơ sở phi lợi nhuận phục vụ cho con ngƣời và toàn xã hội. Những quan niệm đó trên phƣơng diện nơi tuyên truyền, giáo dục khoa học mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu tìm hiểu…là những nhu cầu mang tính tất yếu của con ngƣời hiện nay. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu này, các bảo tàng bằng nhiều phƣơng thức, phải xã hội hoá các mặt hoạt động của mình. Xã hội hoá không có nghĩa là khai thác các nguồn tài trợ đóng góp của cá nhân, tập thể và các tổ chức xã hội cho hoạt động bảo tàng mà mục đích đích thực là tạo ra các sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ nhu cầu chính đáng, lành mạnh của toàn xã hội đồng thời mở ra cơ chế và chính sách thỏa đáng để thu hút sự tham gia của các tầng lớp dân cƣ vào quá trình sang tạo ra sản phẩm văn hoá tự phục vụ cho mình và xã hội. Ngày nay, còn xuất hiện nhiều bảo tàng tƣ nhân, từ quan điểm đó, các bảo tàng cần phải có hình thức hoạt động mới, loại hình dịch vụ văn hoá có khả năng tạo nguồn thu chính đáng cho bản thân mình. Đứng trong một góc độ nào đó thì đây chính là kinh doanh bảo tàng.

Bảo tàng có thể kinh doanh hệ thống dịch vụ, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, hệ thống dịch vụ về vui chơi giải trí và hệ thống dịch vụ phục vụ khách tham quan đến xem và làm việc tại bảo tàng. Cửa hàng lƣu niệm là một trong những loại hình dich vụ chủ yếu. Hiện tại, một số bảo tàng Quốc gia đã có gian hàng lƣu niệm bán các ấn phẩm văn hoá đặc sắc về mỗi bảo tàng tuy nhiên hoạt động tại đó còn rất đơn điệu và buồn tẻ. Chủ yếu chỉ bày và bán một số loại sách giới thiệu, hƣớng dẫn tham quan bảo tàng. Thực ra, đây là một dịch vụ hấp dẫn khách du lich đặc biệt là khách du lịch quốc tế vì

khi đi du lịch, họ luôn muốn mua một số đồ lƣu niệm tại điểm du lịch để nhớ về chuyến đi hoặc làm quà cho bạn bè, gia đình họ. Tâm lý của khách du lịch thƣờng thích sƣu tập những đồ lƣu niệm tuộc nơi họ đến. Vì vậy, làm các ấn phẩm nhƣ thế nào là phù hợp để hấp dẫn đƣợc khách đến tham quan bảo tàng trƣớc, bán ở đâu để có thể thu hút sự chú ý của du khách, sau đó là thúc đẩy khả năng mua của họ là những vấn đề mà các bảo tàng cần phải giải quyết đƣợc. Mỗi bảo tàng cấn tạo ra nhiều loại ấn phẩm, đồ lƣu niệm đặc trƣng cho mỗi bảo tàng để thu hút sự quan tâm của khách du lịch.

Ví dụ ở Italia muốn có vật lƣu niệm, hoặc cuốn sách giới thiệu về tháp nghiêng khách du lịch phải đến thành phố Piza hoặc tỉnh Toscane nơi có tháp nghiêng mới mua đƣợc. Khi đã đến Rome, du khách có thể mua đƣợc rất nhiều loại đồ lƣu niệm về Vatican và về Rome mà không một thành phố nào khác bán. Vậy, bảo tàng có thể đứng ra tổ chức sản xuất các vật lƣu niệm để bán cho du khách, vừa tăng thu nhập vừa có sản phẩm văn hoá thu hút khách. Các sản phẩm bán tại cửa hàng lƣu niệm của các bảo tàng hiện nay còn rất nghèo nàn. Vì vậy, cần phải làm phong phú hơn nữa các sản phẩm tại đây. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nơi trƣng bày nền văn hoá của 54 dân tộc sao không kết hợp với dân cƣ của mỗi dân tộc tạo ra các sản phẩm đặc trƣng của mỗi dân tộc chắc chắn sẽ thu hút khách: ví dụ nhƣ móc treo chìa khoá, mô hình nhà rông, nhà sàn, các bộ váy thổ cẩm màu sắc sặc sỡ. Còn Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có thể bán nhiều vật tái tạo của hiện vật trƣng bày nhƣ trống đồng, các dụng cụ lao động thô sơ của ngƣời Việt cổ, các loại vũ khí chống lại kẻ thù xâm lƣợc của dân tộc Việt Nam…Chất liệu làm những đồ này phải nhẹ, dễ mang, khó vỡ nhƣng phải giống nhƣ thật. Điều quan trọng là các sản phẩm này phải mang tính độc quyền. Nhìn chung, mỗi bảo tàng cần sang tạo ra nhiều loại ấn phẩm, đồ lƣu niệm đặc trƣng để thu hút sự quan tâm của khách.

Ngoài ra, một loại hình dịch vụ khác cũng nên đƣợc đƣa vào hoạt động kinh doanh của bảo tàng: phục vụ yêu cầu khai thác của ngƣời nƣớc ngoài. Đây cũng là cách quảng bá cho hình ảnh nƣớc Việt Nam. Do đó, các phƣơng tiện tra cứu thông tin cần phải đƣợc hiện đại hoá. Nếu làm tốt công tác này, bảo tàng sẽ thu đƣợc một khoản thu nhập đáng kể, đồng thời góp phần thể hiện tốt chức năng thông tin của bảo tàng. Thêm vào đó, mỗi bảo tàng nên xây dựng một phòng chiếu phim rộng rãi với hệ thống âm thanh, ánh sáng đẹp để trình chiếu các bộ phim về lịch sử các miền đất nƣớc, lễ hội dân tộc, về hội hoạ… Nếu có thể đầu tƣ rạp chiểu phim theo công nghệ 3D đê tăng hiệu quả và sức hấp dẫn cho du khách tham quan.

3.3.4 Chuyên môn hoá đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên bảo tàng:

Đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là các hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên có vai trò hết sức quan trọng. Đây là những ngƣời kết nối khách tham quan với bảo tàng, làm sống dậy những hiện vật trƣng bày vô tri vô giác.

Nói về "mối quan hệ giữa Bảo tàng và Du lịch" Cục trƣởng Di sản Ðặng Văn Bài cho biết: "Ðể thu hút khách du lịch đến bảo tàng, trƣớc hết các bảo tàng cần đổi mới nội dung và hình thức, tạo sự hấp dẫn đối với du khách. Ngƣời thuyết minh là hƣớng dẫn viên trong bảo tàng cũng có vai trò rất quan trọng, đồng thời các hiện vật trƣng bày cần chính xác, chân thực với các sự kiện lịch sử. Ðể làm đƣợc điều đó, ngƣời thuyết minh phải có kỹ năng về thuyết trình các sự kiện. Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ giữa các bảo tàng và các công ty lữ hành, tạo vòng khép kín".

Trƣớc hết, hƣớng dẫn viên cần phải có cái nhìn bao quát, nhanh nhạy bằng cả kinh nghiệm lẫn linh cảm của mình để lọc ra trong số khách ai là ngƣời có thiên hƣớng thích bảo tàng. Khi nhận ra những đối tƣợng này, bằng thủ pháp nghề nghiệp của mình, hƣớng dẫn viên sẽ lôi cuốn dẫn dắt họ đi từ

ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Theo phản ứng tâm lý lây lan thì những ngƣời này sẽ tác động tích cực đến các thành viên khác trong đoàn.

Hiện vật cần chứa đựng nhiều thông điệp, kể đƣợc các câu chuyện thì mới có sức hấp dẫn cao. Những thông điệp của các câu chuyện đã nói lên những mối quan hệ trong xã hội Việt Nam. Vai trò của ngƣời thuyết minh là truyền tải các thông điệp, nội dung của câu chuyện mà các hiện vật chứa đựng tới ngƣời xem. Ngƣời thuyết minh phải biết liên hệ hiện vật thành nhóm, liên kết thông tin và nâng thông tin lên tầm khái quát. Sự khái quát dựa trên nền tảng của các câu chuyện, thông tin từ hiện vật. Các câu chuyện cần có liên hệ với cuộc sống đƣơng đại, những vấn đề mà ngƣời dân đã hoặc đang phải đối mặt, từ đó, khách tham quan cảm nhận những sự kiện liên quan đến hiện vật. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xây dựng lộ trình tham quan theo chuyên đề hay tuyến khác nhau: tôn giáo, tín ngƣỡng; dân tộc; tràng phục, về giới tính; nhà ở; nghề thủ công... Ðể làm tốt công tác thuyết minh hƣớng dẫn hấp dẫn du khách, mỗi thuyết minh viên cần hiểu đƣợc thông tin, bối cảnh của mỗi hiện vật thì hƣớng dẫn mới sinh động. Phải biết gắn kết các câu chuyện với cuộc sống đƣơng đại, so sánh các hiện vật thành chủ đề chuyển tải thông điệp định nói.

Để hấp dẫn khách tới tham quan bảo tàng, ngoài kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ, điều quan trọng là phải xây dựng bài thuyết minh có tính thuyết phục, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tƣợng khách khác nhau. Thời gian cho mỗi bài thuyết minh không quá dài, nên tập trung vào những yếu tố hấp dẫn, đặc sắc, tiêu biểu.

Bài tham khảo 1:

Lớp tập huấn "Thuyết minh bảo tàng phục vụ khách du lịch" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam do Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức.

Bài tham khảo 1:

Lớp tập huấn "Thuyết minh bảo tàng phục vụ khách du lịch" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam do Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức.

Tham dự có các bảo tàng: Cách mạng Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Mỹ thuật Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Dân tộc học Việt Nam và Khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Học viên đã đƣợc các giảng viên truyền đạt những kinh nghiệm chung quanh vấn đề: Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với bảo tàng, thông qua công tác thuyết minh, các kỹ năng của cán bộ thuyết minh trong bảo tàng để gây đƣợc thiện cảm khi hƣớng dẫn khách tham quan.

Hiện vật cần chứa đựng nhiều thông điệp, kể đƣợc các câu chuyện thì mới có sức hấp dẫn cao. Những thông điệp của các câu chuyện đã nói lên những mối quan hệ trong xã hội Việt Nam. Vai trò của ngƣời thuyết minh là truyền tải các thông điệp, nội dung của câu chuyện mà các hiện vật chứa đựng tới ngƣời xem.

Theo GS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ngƣời thuyết minh phải biết liên hệ hiện vật thành nhóm, liên kết thông tin và nâng thông tin lên tầm khái quát. Sự khái quát dựa trên nền tảng của các câu chuyện, thông tin từ hiện vật. Các câu chuyện cần có liên hệ với cuộc sống đƣơng đại, những vấn đề mà ngƣời dân đã hoặc đang phải đối mặt, từ đó, khách tham quan cảm nhận những sự kiện liên quan đến hiện vật. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xây dựng lộ trình tham quan theo chuyên đề hay tuyến khác nhau: tôn giáo, tín ngƣỡng; dân tộc; trang phục, về giới tính; nhà ở; nghề thủ công... Ðể làm tốt công tác thuyết minh hƣớng dẫn hấp dẫn du khách, mỗi thuyết minh viên cần hiểu đƣợc thông tin, bối cảnh của mỗi hiện vật thì hƣớng dẫn mới sinh động. Phải biết gắn kết các câu chuyện với cuộc sống đƣơng đại, so sánh các hiện vật thành chủ đề chuyển tải thông điệp định nói. Anh Nguyễn Anh Tuấn, chuyên viên Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch cho biết: "Việc mở lớp tập huấn thuyết minh viên bảo tàng sẽ góp phần tạo sự chuyển biến về chất lƣợng và hiệu quả thuyết minh, thể hiện mối liên kết giữa du lịch và văn hóa. Sau khóa tập huấn này, Vụ Lữ hành sẽ có báo cáo đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các khóa học tiếp theo cho đội ngũ thuyết minh toàn quốc".

3.3.5 Xây dựng chương trình và các hoạt động mở cho bảo tàng:

Trong quá trình hoạt động của mình, bảo tàng cần có những chƣơng trình, hội nghị, hội thảo…để làm tăng tính hấp dẫn của bảo tàng với du khách, đồng thời để tạo dựng hình ảnh của bảo tàng với công chúng và quốc tế. Những chƣơng trình và hoạt động mở này cần đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và có kế hoạch từ trƣớc. Những hoạt động mở của bảo tàng tạo những cơ hội và điều kiện cho những chủ thể văn hoá tự giới thiệu những nét độc đáo trong nền văn hóa của họ qua các chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật và các kỹ thuật thủ công đang đƣợc thử nghiệm tại bảo tàng. Bảo tàng nên kết hợp với các nhóm văn nghệ, những nghệ nhân, những ngƣời dân đến từ các bản làng đến biểu diễn. Với những buổi trình diễn nhƣ vậy, các bảo tàng sẽ trở nên sống động hơn, đồng thời tạo cơ hội cho du khách đƣợc tận mắt nhìn thấy những phƣơng thức sinh hoạt của các dân tộc, từ đó giúp họ hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa của Việt Nam, làm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến bảo tàng. Tùy theo đặc trƣng của mình mà các bảo tàng có thể đƣa ra các chƣơng trình hoạt động riêng, trong đó tập trung vào các chủ đề: giao lƣu với các nghệ nhân của các làng nghề truyền thống, tổ chức hội thảo, hội nghị, kết hợp với một số trƣờng để thực hiện chƣơng trình giáo dục dành cho trẻ em. Mỗi một bảo tàng nên tìm cho mình những nội dung hoạt động thiết thực và đây chính là dịp để các bảo tàng tự chứng minh vị thế của mình. Thông qua các hoạt động này, các bảo tàng sẽ có điều kiện giao lƣu, tiếp xúc với cộng đồng, quảng bá hình ảnh của mình, đồng thời tăng tính hấp dẫn với du khách trong nƣớc và quốc tế.

Bài tham khảo 2:

Một số chương trình tham khảo của Bảo tàng Dân tộc học:Bài tham khảo 2:

Một số chương trình tham khảo của Bảo tàng Dân tộc học:

Tổ chức chương trình đón xuân:

Du khách tham dự chƣơng trình không chỉ tham quan những sắc thái văn hoá đa dạng, phong phú của các dân tộc, mà còn đƣợc giao lƣu và trải nghiệm qua những trò chơi dân gian, xem múa lân - rồng, đốt pháo bông, múa rối nƣớc, thƣởng thức ẩm thực dân tộc, nghệ thuật thƣ pháp... Đặc biệt, lần đầu tiên tại Hà Nội, ngƣời Pà Thẻn đến từ tỉnh Hà Giang trình diễn lễ hội "nhảy lửa", một tập tục cổ truyền độc đáo. Bên cạnh đó là điệu múa sạp của ngƣời Thái, múa khèn của ngƣời H'Mông. Du khách có cơ hội thƣởng thức món ăn của ngƣời Thái đến từ Sơn La. Riêng những trò chơi dân gian đƣợc kéo dài hoạt động đến hết ngày 11 tháng Giêng (17-2-2008), để có thêm thời gian cho các nhóm gia đình đến vui chơi, học tập.

Ngoài ra, vào lúc 16h ngày mùng 4 Tết (10-02-2008) Bảo tàng còn tổ chức khai trƣơng triển lãm "Ngƣời Lai Xá kể chuyện làng mình". Đây là cuộc triển lãm ảnh, do dân làng Lai Xá (xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Tây) tự chụp để giới thiệu về cuộc sống hiện nay của cộng đồng mình. Cùng với hơn 130 ảnh đƣợc chọn để triển lãm là những câu chuyện, những tâm sự... của dân làng…Cuộc triển lãm này là kết quả thực hiện một dự án photovoice do Bảo tàng DTHVN tổ chức, trong đó có 7 ngƣời dân làng Lai Xá tham gia và họ đã chụp đƣợc gần . 2.500 bức ảnh.

Sinh hoạt hè ở Bảo tàng Dân tộc học:

Có những lớp học đồ đan, đồ vải vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Lại có những lớp học tạo con vật bằng tre, làm búp bê giấy, may trang phục dân tộc cho búp bê, làm gối, làm hộp bút... Chƣơng trình sinh hoạt hè dành cho thiếu nhi của Bảo tàng Dân tộc học đang hấp dẫn nhiều em nhỏ...Đến với lớp học, các em không chỉ đƣợc học về lịch sử của đồ đan, kỹ thuật đan, cách bảo quản vật dụng bằng tre, gỗ trong gia đình, đƣợc dạy làm những vật dụng sinh hoạt hàng ngày bằng vải mà còn đƣợc khám phá về văn hoá, thói quen sinh hoạt của các dân tộc Việt Nam.Lớp học sẽ giới thiệu cho các bạn trẻ cách tạo những con vật bằng tre trang trí trên cây hoa nghi lễ của ngƣời Thái, cách làm những con búp bê giấy ngộ nghĩnh, cách may trang phục dân tộc cho búp bê bằng vải và đƣợc tự tay làm ra những quả còn của ngƣời Tày, ngƣời Thái.

Dã ngoại tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:

Một không gian xanh với nhiều loại cây lá, những trảng cỏ, suối nƣớc và chim chóc, cảnh trẻ con nô đùa xung quanh những nhà tre lá, cũ kỹ. Cả một Hà Nội ồn ào nhộn nhịp

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)