Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 57)

* Điểm mạnh:

Bảo tàng lịch sử Việt Nam có tổng diện tích trên 10000m2, bao gồm cả phần trƣng bày ngoài trời xen với vƣờn hoa cây cảnh, trong đó, hiện vật trƣng bày diện tích trong nhà chiếm gần 3000m2. Đây là bảo tàng đƣợc xây dựng từ thời Pháp thuộc, tính đến nay đã gần môt thế kỷ song không vì thế Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hỏng và xuống cấp. Với lối kiến trúc xây dựng bằng bê tông, cốt thép, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có độ bền vững cao. Trƣớc khi đƣợc ta tiếp quản, đây thực chất là Bảo tàng Nghệ thuật Á Đông. Phần lớn các hiện vật trƣng bày tại đây đều thuộc nền nghệ thuật Á Đông: Lào,

Camphuchia, Thái Lan…còn các hiện vật của Việt Nam chiếm số lƣợng không nhiều, hơn nữa lại hƣ hỏng và không hoàn chỉnh. Nhƣng so với các bảo tàng khác trong nƣớc thì hiện tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lại chiếm số lƣợng hiện vật lớn nhất về lịch sử. Trong suốt quá trình hoạt động, các cán bộ khoa học của Bảo tàng đã sƣu tầm, khai quật và đem về cho bảo tàng hàng vạn hiện vật lịch sử. Cho đến nay, số hiện vật của Viện đã tăng gấp hai lần so với khi tiếp quản, đặc biệt khá phong phú về loại hình và đa dạng về chất liệu. Các hiện vật trƣng bày tại Bảo tàng Lịch sử đều có giá trị lớn về mặt lịch sử cũng nhƣ về mặt văn hóa thẩm mỹ. Các hiện vật mang giá trị lịch sử hiện nay đã đƣợc chia thành nhiều nhóm nhƣ hiện vật thời tiền sử, hiện vật thời dựng nƣớc, hiện vật thời phong kiến…để tạo điều kiện cho ngƣời xem cũng nhƣ ngƣời quản lý dễ nhận biết và sử dụng. Các hiện vật mang tính mỹ thuật cũng đƣợc bảo quản tốt và trƣng bày một cách có khoa học giúp cho ngƣời xem đƣợc tận mắt chứng kiến những giá trị tinh hóa do các thế hệ trƣớc để lại.

Hệ thống trƣng bày của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đƣợc giới thiệu theo trình tự thời gian, từ thời kỳ sơ khai nguyên thủy cho đến khi kết thúc chế độ nửa phong kiến và thuộc địa ở Việt Nam (1945) nên rất liền mạch và dễ hiểu.

Phần thứ nhất trƣng bày những hiện vật từ thời đồ đá cũ, đến thời đại đồ đá mới, trƣớc khi ngƣời Việt bƣớc vào thời kỳ dựng nƣớc. Đó là quá trình hình thành và phát triển của xã hội sơ khai trên đất nƣớc Việt Nam trong suốt thời đại đồ đá, cách đây từ 30-40 vạn năm cho đến 4000-5000 năm.

Phần thứ hai là phần trƣng bày những hiện vật thời kỳ dựng nƣớc và giữ nƣớc đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Phần này đƣợc thể hiện rất sinh động thông qua các sƣu tập hiện vật phong phú và đầy sức truyền cảm thuộc văn hóa Đông Sơn, một nền văn hóa phát triển rực rỡ ở thiên niên kỷ thứ nhất trƣớc Công nguyên. Đây là những công cụ bằng đồng thau cùng nhiều hiện

vật đặc sắc khác nhƣ những chiếc trông đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ-Miếu Môn, thạc đồng Đào Thịnh, mộ cổ Việt Khê…Trong phần trƣng bày này còn có cả những hiện vật quí thể hiện bản sắc dân tộc độc đáo của văn hóa Sa Huỳnh, một nền văn hóa phân bổ theo miền Trung của đất nƣớc và phát triển liên tục từ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt cách ngày nay từ 2000-2500 năm. Bên cạnh đó còn có cả hiện vật của văn hóa Đồng Nai, để cho thấy ba phức hệ văn hóa này có mội quan hệ mật thiết, sớm trở thành cơ sở vật chất của thời kỳ dựng nƣớc đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Phần thứ ba: Trƣng bày những hiện vật về thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập tự chủ của nhân dân Việt Nam. Trong phần này còn có những hiện vật của hai nền văn hóa cổ đặc sắc của miền Trung và miền Nam là văn hóa Chàm và văn hóa Ốc Eo.

Phần thứ tƣ: Trƣng bày về thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Sau chiến thắng của Ngô Quyền, lịch sử Việt Nam bƣớc vào thời kỳ phát triển rực rỡ , kỷ nguyên văn minh Đại Việt với những hiện vật tiêu biểu cho các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Dƣới triều đại nhà Lý(1009-1225) quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là sự thịnh vƣợng của Phật Giáo Việt Nam. Tiếp đến là những hiện vật đặc trƣng cho triều Trần thế kỷ XIII-XIV nhƣ các đồ gốm, mem dân dụng và hàng cọc gỗ lấy từ trận địa Bạch Đằng.

Phần thứ năm: Trƣng bày về cuộc kháng chiến chống Minh xâm lƣợc và nƣớc Đại Việt thời Lê.

Phần thứ sáu: Giới thiệu phong trào nông dân khởi nghĩa ở thế kỷ XVI- XVIII và sự nghiệp của ngƣời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Phần thứ bảy: Trƣng bày và giới thiệu về phong trào chống Pháp xâm lƣợc trƣớc năm 1930.

Kết thúc hệ thống trƣng bày nói trên là phần giới thiệu khái quát về con đƣờng cứu nƣớc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sự thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dƣơng và thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945.

Với hệ thống trƣng bày tổng thể tại bảo tàng nhƣ trình bày lại có thêm bản đồ chỉ dẫn lối xem, khách du lịch có hể nắm bắt đƣợc tiến trình phát triển của lịch sử nƣớc ta một cách nhanh chóng và dễ hiểu. Thăm viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với một sự bố trí và sắp xếp hiện vật một cách khoa học nhƣ thế, khách du lịch vừa cảm nhận đƣợc sự nhất quán và đầy đủ về thông tin đƣa ra, vừa cảm nhận đƣợc sự sáng tạo và sức mạnh to lớn của ngƣời Việt Nam qua từng thời kỳ. Cùng một lúc khách du lịch có thể hiểu đƣợc tiến trình phát triển lịch sử Việt Nam đồng thời ngắm nhìn tận mắt từng bƣớc tiến bộ văn minh của loài ngƣời. Điều đó sẽ làm khách không mất nhiều thời gian mà ngƣợc lại còn có rất nhiều cảm xúc. Một điểm thuận lợi nữa của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hơn hẳn so với một số bảo tàng khác tại Hà Nội là xây dựng theo đúng kiến trúc của một bảo tàng, nên việc bài trí, sắp xếp đều dễ dàng và thuận tiện. Theo đó, phải nói đến hệ thống chiếu sáng, nội thất đƣợc lắp đặt tƣơng đối hợp lý, giúp cho ngƣời xem có thể nhận biết khá đầy đủ giá trị của các hiện vật đƣợc trƣng bày, hiện nay hệ thống chiếu sáng trong toàn khu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đƣợc bổ sung thêm đảm bảo phục vụ tốt hơn cho khách tham quan.

Hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên của bảo tàng: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) hiện có đội ngũ cán bộ trình độ nghiệp vụ chuyên môn khá cao. Đội ngũ cán bộ này 100% có trình độ đại học, đƣợc đào tạo chủ yếu ở các trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn hóa, Đại học Mỹ thuật, Đại học Ngoại ngữ, Tin học… và đã trƣởng thành qua quá trình trực tiếp tham gia hoạt động nghiệp vụ tại bảo tàng. Để phát hiện, gìn giữ và phát huy một cách có hiệu quả những di sản mà các thế hệ cha ông

để lại, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, những thế hệ đi trƣớc đã có những đóng góp tích cực trong việc đào tạo thế hệ cán bộ chuyên môn trẻ vững về nghiệp vụ, nhanh nhạy về thao tác kỹ thuật đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội trong thời kỳ mở cửa hoà nhập với cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, Bảo tàng đã và đang tổ chức các lớp, các nhóm nhỏ theo yêu cầu của công ty du lịch. Đội ngũ cán bộ của bảo tàng thƣờng xuyên cộng tác với các trƣờng đại học trong việc đào tạo nhân lực.

Hình 2.1 Một buổi tập huấn do chuyên gia Bỉ trực tiếp giảng dạy

Cũng với tinh thần ấy, trong nhiều năm qua BTLSVN đã gửi cán bộ đi học trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tại Viện khảo cổ, Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội … Hiện nay bảo tàng đã có 5 cán bộ đạt học vị Tiến sĩ và 5 Thạc sĩ. Hệ thống trƣng bày và kho bảo quản của bảo tàng đã trở thành giảng đƣờng thứ hai của các sinh viên và nghiên cứu sinh trong và ngoài nƣớc. Rất nhiều luận văn cử nhân, thạc sĩ, tiến sỹ và các đề tài khoa học trong và ngoài nƣớc đã sử dụng tài liệu ở BTLSVN. Tuy BTLSVN chƣa là một trung tâm đào tạo, nhƣng nhiều cán bộ trong bảo

tàng đã đƣợc các cơ sở đào tạo mời giảng dạy, hƣớng dẫn luận án trên đại học và tham gia đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Công tác bảo quản: Để kéo dài tuổi thọ của các loại chất liệu hiện vật, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) đã đầu tƣ xây dựng, cải tạo cơ bản hệ thống kho bảo quản hiện vật với các trang thiết bị cần thiết để kiểm soát môi trƣờng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Các kho bảo quản hiện vật không những đƣợc phân chia theo giai đoạn lịch sử, nguồn gốc xuất sứ mà còn theo chất liệu để vận hành các thiết bị máy móc, khống chế nhiệt độ, độ ẩm cho môi trƣờng kho bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với từng chất liệu cụ thể. Đối với với các hiện vật đã có hiện tƣợng bị huỷ hoại, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã trang bị một phòng thí nghiệm chuyên về tu sửa bảo quản hiện vật tiên tiến vào loại bậc nhất trong các bảo tàng trên cả nƣớc vào thời điểm hiện nay với nhiều trang thiết bị hiện đại cần thiết. Nhờ đó, nhiều hiện vật với chất liệu khác nhau đã đƣợc bảo quản thành công tại bảo tàng. Điển hình nhƣ các hiện vật chất liệu hữu cơ, các sƣu tập tranh chất liệu giấy, vải đã đƣợc bảo vệ trong môi trƣờng khí trơ cho kết quả tốt, đƣợc nhiều chuyên gia trong và ngoài nƣớc đánh giá cao. Bảo tàng cũng đã phối hợp với một số nghệ nhân tu sửa bảo quản, phục dựng hiện vật gỗ sơn son thếp vàng, khảm trai theo phƣơng pháp truyền thống khá thành công. Nhiều hiện vật đƣợc áp dụng quy trình xử lý bảo quản tiên tiến. Hàng loạt hiện vật chất liệu gốm, đất nung đã đƣợc gắn chắp phục dựng thành công, phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu và trƣng bày. Chất liệu thạch cao, ximăng trƣớc kia đã đƣợc thay thế bằng những vật liệu mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ, phù hợp với nguyên tắc bảo quản phục dựng hiện vật bảo tàng do Hiệp hội bảo tàng quốc tế (ICCOM) quy định.

Công tác trƣng bày lƣu động: Song song với công tác trƣng bày, tuyên truyền tại bảo tàng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) đã nghiên

cứu xây dựng những bộ trƣng bày lƣu động phục vụ quần chúng nhân dân trên mọi miền đất nƣớc, tạo điều kiện cho đồng bào có nhu cầu tham quan bảo tàng nhƣng chƣa có điều kiện đến Hà Nội, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Với hình thức hoạt động chủ yếu là phối kết hợp với các Sở Văn hoá - Thông tin, các bảo tàng tỉnh phát huy tác dụng của các bộ trƣng bày này. Trong những năm qua (từ năm 2003) đến nay, BTLSVN đã hoạt động tại các tỉnh đạt kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.6: Tổng kết kết quả trƣng bày lƣu động của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam STT Tỉnh, TP trƣng bày lƣu động Số lƣợng địa điểm trƣng bày.

Thời gian trƣng bày

Số lƣợng khách tham quan 1 Tỉnh Hƣng Yên 01 18/12/2003 – 10/2/2004 1.220 lƣợt 2 TP. Điện Biên 01 11/3/2004 - 28/5/2004 35.000 lƣợt 3 Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc 01 16/2/2005 - 4/4/2005 50.000 lƣợt 4 Tỉnh Lai Châu 04 25/4/2005 - 15/8/2005 35.000 lƣợt 5 Tỉnh Kon Tum 02 15/4/2005 - 15/7/2005 15.000 lƣợt 6 Tỉnh Tiền Giang 02 10/6/2003 - 20/8/2003 1/12/2003 - 10/3/2004 4.000 lƣợt 32.000 lƣợt 7 Tỉnh Bến Tre 02 11/9/2003 - 30/11/2003 8.000 lƣợt 8 Tỉnh Trà Vinh 01 29/3/2004 - 31/7/2004 28.197 lƣợt 9 Tỉnh Sóc Trăng 01 15/8/2004 - 7/12/2004 15.200 lƣợt 10 TP Cà Mau 01 10/12/2004 – 15/4/2005 32.000 lƣợt 11 Tỉnh Bạc Liêu 05 15/4/2005 - 15/7/2005 12.350 lƣợt

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

Trong những năm qua, công tác trƣng bày lƣu động của BTLSVN đã phát huy đạt hiệu quả cao. Song song với việc phát huy hệ thống trƣng bày

chính tại bảo tàng, công tác trƣng bày lƣu động đã luôn bám sát những bƣớc phát triển của đất nƣớc, phục vụ kịp thời những nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hoá, lịch sử của đông đảo quần chúng nhân dân. Thông qua công tác trƣng bày lƣu động này, bảo tàng đã góp phần bồi đắp cho tâm hồn mỗi ngƣời dân Việt Nam tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, biết tôn trọng những giá trị văn hóa lịch sử dân tộc và xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, thống nhất, đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời cũng là dịp để quảng bá và thu hút khách du lịch đến với bảo tàng.

Sau thời gian nâng cấp hệ thống chiếu sáng và nội dung trƣng bày với nhiều điểm mạnh nói trên nhƣ: hiện vật có giá trị, có vị trí ngay tại trung tâm thành phố, rất dễ dàng cho khách du lịch đi lại, gần các khách sạn lớn, các công trình văn hóa lớn của thủ đô. Rõ ràng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có những lợi thế mà các bảo tàng khác khó có đƣợc. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề cần khắc phục.

* Điểm yếu :

Nhƣ đã nói, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm thủ đô vì vậy các phƣơng tiện giao thông để phục vụ khách du lịch là rất thuận tiện và việc di chuyển của khách du lịch từ Viện đến các công trình văn hóa khác dễ dàng. Tuy nhiên, vẻ bên ngoài của bảo tàng lại không tạo đƣợc ấn tƣợng vì nó quá cổ kính và im ắng, hơn nữa lại bị che khuất bởi Nhà hát Lớn của thành phố. Ngoài ra, bảo tàng đƣợc tiếp quản từ thực dân Pháp, ngƣời Pháp rút đi để lại số lƣợng hiện vật lớn nhƣng bề bộn, trong đó có nhiều hiện vật bị hƣ hỏng nặng và không đƣợc phân loại theo đúng chất liệu để có chế độ bảo quản thích hợp. Nhiều hiện vật đến thời gian này bị hỏng nhiều vì không thích nghi với độ ẩm quá lớn. Thêm vào đó, kho bảo quản của nƣớc ta hoạt động chƣa lâu, kinh nghiệm bảo quản chƣa nhiều nên không tránh khỏi những vấp váp tất yếu. So với nhiều bảo tàng trên thế giới thì các phƣơng tiện chiếu sáng của

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện nay đã lạc hậu, chƣa có nhiều kiểu đèn chiếu sáng khác nhau để phục vụ từng khu vực trƣng bày. Đây là khó khăn rất lớn mà bảo tàng cần khắc phục trƣớc mắt và lâu dài. Hơn nữa, với chủ trƣơng “xã

hội hóa bảo tàng” thì số cán bộ có trình độ chuyên môn và học vị của bảo

tàng còn quá ít. Khi nƣớc ta tiến hành đổi mới, mở cửa thu hút nhiều khách tham quan du lịch thì càng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ giỏi để có thể hƣớng dẫn phục vụ khách tham quan tốt hơn đặc biệt là vấn đề ngoại ngữ.

Cuối cùng, cũng nhƣ các bảo tàng khác của Việt Nam, tình trạng chung là sự trùng lặp trong nội dung trƣng bày, sự nghèo nàn về thủ pháp và phƣơng tiện kỹ thuật trƣng bày khiến sự hấp dẫn giảm sút. Chính điều đó đã dẫn đến hệ quả tất yếu là có nhiều hiện vật gốc các loại đƣợc nhân bản để trƣng bày ở

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)