Khả năng phục vụ du lịch của các bảo tàng

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 85)

Qua những nội dung trình bày trên, có thể thấy tình hình hiện tại của các bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội với những điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt. Các bảo tàng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực khoa học, phục vụ quần chúng và khách tham quan. Nhƣng những thành tựu này chỉ đánh dấu con đƣờng đã qua, phía trƣớc còn là câu hỏi lớn của mỗi bảo tàng. Do đó, phân tích để phát huy thế mạnh của mỗi bảo tàng định hƣớng phát

triển nhằm khai thác phục vụ khách tham quan một cách tốt nhất. Có thể thấy

khả năng phục vụ và khai thác du lịch tại một số bảo tàng như sau:

Trước hết, có thể kể đến Bảo tàng Lịch sử: Với cơ chế thị trƣờng, không chỉ có các doanh nghiệp làm kinh tế mới cải tiến hoạt động mà ngay cả các đơn vị sự nghiệp cũng không đứng ngoài quy luật chung của xã hội, trong đó có các bảo tàng Quốc gia. Bảo tàng Lịch sử từ nhiều năm nay cũng thực hiện theo quy luật này, cải tiến các thủ tục để tạo điều kiện cho tất cả mọi ngƣời có thể đến thăm bảo tàng dễ dàng. Sự phục vụ của hƣớng dẫn viên là tƣơng đối nhiệt tình và chu đáo nhƣng còn hạn chế nhiều về trình độ cho khách nƣớc ngoài. Đây là vấn đề mà bảo tàng cần khắc phục sớm để nâng cao hiệu quả hoạt động cho bảo tàng. Các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lƣợng khai thác, phục vụ khách tham quan du lịch của Viện cũng đang đƣợc triển khai. Cùng với các hoạt động nhƣ: trƣng bày, tuyên truyền lƣu động ở mọi nơi, phục vụ khách không điều kiện đến trực tiếp bảo tàng, hiện bảo tàng đang đƣa các hoạt động khác nhằm phục vụ khách tham quan du lịch tốt hơn. Bên cạnh đó, để tăng khả năng hấp dẫn của bảo tàng cho hoạt động du lịch: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức hoạt động Bảo tàng ban đêm: Du khách (phần đông là khách nƣớc ngoài) mà thì giờ dƣờng nhƣ eo hẹp. Ban ngày họ đi thăm thú những di tích, thắng cảnh, làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội và vùng phụ cận, hoặc bận rộn với những đối tác kinh doanh hay những cuộc đàm thoại trên nhiều lĩnh vực quan yếu khác…Ban đêm họ đến với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam để xem hệ thống trƣng bày trong nhà và tận mắt chiêm ngƣỡng những di vật, những báu vật quốc gia lộng lẫy dƣới ánh đèn đêm, để suy ngẫm, chiêm nghiệm về đất nƣớc Việt Nam mà họ đang dừng chân. Sau đó họ vừa dự dạ tiệc giữa trời đêm khoáng đãng, ngắm nhìn bảo tàng lung linh, huyền ảo vừa nghe những làn điệu dân ca, những giai điệu nhạc cụ dân tộc, những điệu múa cổ truyền thấm đẫm bản sắc văn hoá Việt Nam.Trong

thời gian qua, bảo tàng đã phối hợp với các đơn vị của ngành du lịch: Khách sạn Melia Hà Nội, khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội đã tổ chức một số hoạt động đêm bảo tàng khá thành công, để lại ấn tƣợng sâu đậm trong lòng du khách, nhƣ : Ngày Châu Âu tại Việt Nam 9/5, tiếp thị du lịch của tập đoàn Victory, Báo cáo kết quả hoạt động của Hội những ngƣời bạn di sản văn hoá Việt Nam (Friends of Vietnam Heritage), Hoạt động bảo tàng đêm đã góp phần đa dạng hoá các hoạt động của BTLSVN trƣớc xu thế toàn cầu hoá, làm cho bảo tàng ngày càng xứng đáng là một trung tâm văn hoá không chỉ là nơi trƣng bày giới thiệu những di sản văn hoá vật thể, mà còn là nơi giới thiệu kho tàng văn hoá phi vật thể vốn cực kỳ phong phú, trong một không gian văn hoá tuyệt vời.

Hình 2.8 Hoạt động bảo tàng ban đêm

Đặc biệt, ngay sau khi thành lập, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng để xây dựng những bộ trƣng bày bảo tàng lƣu động và đƣa đi phục vụ ở từng địa phƣơng với những nội dung, hình thức và phƣơng pháp thể hiện khác nhau. Có thể nói trong suốt trên 20 năm kháng chiến trƣờng kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc và những năm sau ngày Tổ quốc thống nhất, những bộ trƣng bày

của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã có mặt ở mọi miền Tổ Quốc. Thực tế hoạt động này đã chứng minh cho hiệu quả của việc trƣng bày bảo tàng lƣu động này. Hàng năm, số lƣợng khách tham quan bảo tàng lƣu động lên đến 13-14 vạn lƣợt trong tổng số 20 vạn lƣợt khách tới tham quan của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Tóm lại, tình hình hoạt động nhƣ hiện nay của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phần nào đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch. Nhƣng để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại thì cần phải có những giải pháp thiết thực hơn trong việc tổ chức các hoạt động của mình.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong những bảo tàng lớn nhất và ra đời sớm nhất tại thủ đô Hà Nội. Từ khi ra đời, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã không ngừng cố gắng hoàn thiện nhằm phát huy tối đa sức hấp dẫn để thu hút ngày càng đông khách du lịch đến tham quan. Từ năm 1986 trở về trƣớc (khi đất nƣớc còn trong thời kỳ bao cấp) khách đến bảo tàng không nhiều chủ yếu là nhân dân trong nƣớc mà đặc biệt là học sinh trong các trƣờng phổ thông đi tham quan bảo tàng trong chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng còn du khách nƣớc ngoài thì phần lớn chỉ là khách mời cuả chính phủ, các chuyên gia của khối xã hội chủ nghĩa đi công tác đến Việt Nam. Nhƣng từ khi đất nƣớc tiến hành mở cửa, khuyến khích khách du lịch đến thăm Việt Nam lại cùng với xu thế mong muốn mở mang kiến thức tìm hiểu lịch sử văn hóa các dân tộc trên thế giới của con ngƣời ngày nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã trở thành một nơi cuốn hút đông đảo khách du lịch đến tham quan nghiên cứu. Khách du lịch trong nƣớc đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam để củng cố vốn kiến thức về lịch sử đất nƣớc và long tự tôn về lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Hai nhóm khách này đã tăng rất nhanh trong vài năm gần đây. Khách nƣớc ngoài đến thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng tăng dần, đa phần là khách Châu Âu và đông nhất là khách các nƣớc cộng đồng nói tiếng Pháp.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mở cửa quanh năm đón khách vì thời điểm tham quan của khách du lịch đến với bảo tàng không phụ thuộc vào mùa du lịch ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, tỷ lệ khách nƣớc ngoài đến thăm bảo tàng so với khách nội địa còn thấp. Do vậy, để tăng lƣợng khách đến tham quan, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cần phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại, đang kìm hãm sự phát triển hoạt động du lịch của bảo tàng.

Thứ hai, một bảo tàng không kém phần hấp dẫn du khách khi muốn tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam đó là Bảo tàng Dân tộc học: Do thời gian

hoạt động tƣơng đối ngắn, từ tháng 11 năm 1997 đến nay nên trong những bƣớc đầu chập chững, bảo tàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đón khách và phục vụ khách du lịch. Đội ngũ nhân viên còn thiếu. Hiện vật trƣng bày chƣa nhiều, chƣa có đủ những trang thiết bị hiện đại nhƣ máy chiếu, hệ thống đèn…Tuy nhiên, cho đến nay, cơ sở vật chất của bảo tàng tƣơng đối hoàn thiện, đáp ứng đủ điều kiện của các bảo tàng trên thế giới, góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và hoạt động tham quan của khách du lịch. Ngoài ra, bảo tàng còn là nơi diễn ra các hội nghị, hội thảo về các lĩnh vực chuyên ngành dân tộc, các chƣơng trình giáo dục dành cho trẻ em, các hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc hay các làng nghề truyền thống. Với những nỗ lực nhằm đổi mới và hoàn thiện bản thân, bảo tàng đã và đang ngày một thu hút đƣợc số lƣợng lớn khách du lịch đến tham quan. Số lƣợng khách năm 2006 là 207.000 lƣợt khách, năm 2007 là hơn 327.000 lƣợt khách tham quan (không kể khách miễn vé), trong đó hơn 188.000 khách trong nƣớc (57,5%) và 139.000 ngƣời nƣớc ngoài (42,5%). Đây là số lƣợng khách tham quan cao nhất kể từ khi bảo tàng mở cửa phục vụ công chúng đến nay. Trong 10 năm đầu mở cửa, bảo tàng DTHVN đã đón trên 1.200.000 lƣợt khách (theo vé tham quan), gồm hơn 670.000 khách trong nƣớc và hơn 530.000 khách nƣớc ngoài. Số lƣợng khách tăng lên hàng năm (trừ năm 2003

do tác động của dịch bệnh SARS). Đặc biệt, mấy năm gần đây mức gia tăng năm sau so với năm trƣớc ngày càng cao: số lƣợt khách năm 2004 là 128.890, năm 2005 là 154.340, năm 2006 là 188.990 và năm 2007 vƣợt hẳn lên nhƣ đã nêu ở trên. Trƣớc đây, hầu nhƣ những tháng hè thƣờng ít khách, nhƣng gần đây, trong mùa hè bảo tàng vẫn đông khách tham quan. Đáng chú ý nữa là, các chƣơng trình của Bảo tàng DTHVN tổ chức nhân những dịp lễ tết đều có sức thu hút lớn đối với công chúng, tạo nên sự đột biến về số lƣợng khách ngƣời Việt Nam, chủ yếu là công chúng ở Hà Nội. Điển hình là 3 ngày hoạt động tết Trung thu năm 2007 có gần 40.000 ngƣời đến Bảo tàng (trên 70% lƣợng khách trong tháng).Tính đến ngày 23/9/2007, bảo tàng DTHVN đã đón tiếp tổng cộng 1.134.858 lƣợt khách tham quan, trong đó có 634.976 lƣợt ngƣời Việt Nam, 489.882 lƣợt khách quốc tế đến từ hơn 40 nƣớc và vùng lãnh thổ. Năm 1998 (năm thứ nhất), bảo tàng mới chỉ có hơn 37.000 khách; năm 2002 (năm thứ 5) đạt 97.500 ngƣời; năm 2006 – trên 190.000 ngƣời, và năm 2007 (năm thứ 10) tuy mới tính đến ngày 23/9 nhƣng số lƣợt khách đã đạt hơn 240.000 lƣợt ngƣời. Cũng trong 10 năm qua, bên cạnh phần trƣng bày "thƣờng xuyên" về văn hoá và cuộc sống các dân tộc ở Việt Nam trong toà nhà Trống đồng, Bảo tàng đã gây dựng đƣợc khu trƣng bày ngoài trời với 10 công trình kiến trúc dân gian của 10 dân tộc, trở thành một không gian đặc biệt hấp dẫn của Bảo tàng. Đồng thời, bảo tàng tổ chức và tham gia tổ chức hơn 60 cuộc trƣng bày chuyên đề và trình diễn ở những quy mô khác nhau, gần 40 chƣơng trình hoạt động giáo dục và công chúng, hàng chục lớp tập huấn chuyên môn - nghiệp vụ cho cán bộ của mình và của nhiều bảo tàng trên phạm vi cả nƣớc. Hàng trăm chuyến đi sƣu tầm hiện vật và tƣ liệu đƣợc thực hiện. Số lƣợng hiện vật và tƣ liệu nghe - nhìn ngày một gia tăng, nay mở rộng phạm vi ra cả các dân tộc ngoài Việt Nam. Việc xây dựng khu trƣng bày về các dân tộc Đông Nam Á đang đƣợc xúc tiến...

Đặc biệt, Bảo tàng DTHVN 10 năm qua đã thành công trong đổi mới hoạt động bảo tàng, thể hiện qua những việc nhƣ đề cao các chủ thể văn hoá, chú trọng đến văn hoá phi vật thể, tổ chức trình diễn nghề thủ công và văn nghệ dân gian, tích cực tổ chức hoạt động giáo dục và công chúng theo quan niệm mới, tiếp cận cả những vấn đề đƣợc cuộc sống xã hội đƣơng thời quan tâm. Đã 2 lần Bảo tàng DTHVN đƣợc giới báo chí trong nƣớc bình chọn vào danh sách 10 sự kiện văn hoá – văn nghệ tiêu biểu trong năm (1997, 2005), và đã 2 lần Bảo tàng DTHVN đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động: Huân chƣơng hạng ba - năm 2000, Huân chƣơng hạng nhì - năm 2006. Từ tháng 11 năm 1997 bắt đầu đón khách tham quan đến nay, Bảo tàng Dân tộc học đã có trên 400.000 lƣợt khách tới thăm trong đó có 45% là khách nƣớc ngoài đến từ 55 quốc gia và các khu vực khác nhau. Bảo tàng đã nhận đƣợc rất nhiều lời ghi cảm tƣởng của khách tham quan trên nhiều quốc gia: Anh, Pháp, Việt…Việc khách tham quan chú y đến bảo tàng cũng đƣợc thể hiện qua những nhận xét mang tính xây dựng của họ. Phần lớn những ý kiến của khách nƣớc ngoài là những lời khen ngợi tập trung vào 2 ƣu điểm lớn của bảo tàng là tính hiện đại và tính giáo dục cao. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mới đi vào hoạt động nhƣng trong những năm qua với sức hấp dẫn và tiềm năng vốn có, với những thành công đạt đƣợc trong hoạt động du lịch, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã chiếm đƣợc một vị thế vững chắc trong ngành du lịch thủ đô. Nhu cầu hiểu biết về các nền văn hóa của công chúng rất lớn. Ngay cả ngƣời Việt Nam cũng không hiểu hết nền văn hóa của đất nƣớc mình vì nó rất phong phú và đa dạng. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ngay từ khi mới mở cửa đã hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. Khai thác tính đa dạng, phong phú của mỗi nền văn hóa dân tộc không những sẽ khắc phục đƣợc sự lặp đi lặp lại nhàm chán mà còn thấy đƣợc sự sáng tạo vô cùng phong phú của

nhân dân các dân tộc. Khách nội địa đến bảo tàng đủ các thành phần từ trẻ đến già, từ học sinh đến các nhà nghiên cứu vì văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam là mối quan tâm của mọi ngƣời. Khách nƣớc ngoài đến Bảo tàng chủ yếu là từ Châu Âu, Châu Á. Ngƣời Châu Âu còn ít hiểu đƣợc cuộc sống đƣơng đại của ngƣời Châu Á, những thông tin về Việt Nam đƣơng đại còn rất hạn chế, nhiều khi ngƣời ta chỉ giữ lại trong kí ức những hình ảnh có tính lịch sử nhƣ hình ảnh chiến tranh Việt Nam trƣớc năm 1975 nên khi đến thăm bảo tàng, họ có cái nhìn khác hẳn về đất nƣớc Việt Nam. Còn khách Châu Á đến thăm bảo tàng cũng cảm nhận thấy sự thích thú khi bắt gặp một số nét tƣơng đồng với đất nƣớc họ. Ngay từ những năm đầu mở cửa, bảo tàng đã đón 53.000 lƣợt khách, một con số không nhỏ với một bảo tàng mới.

Nằm trong quần thể di tích Hồ Chí Minh, Sau nhiều năm hoạt động và

trƣởng thành, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã làm tròn đƣợc nhiệm vụ của mình, năm sau hiệu quả cao hơn năm trƣớc. Số lƣợng khách mỗi năm khá đông, khoảng 1,3 triệu lƣợt; trong đó 25 vạn khách nƣớc ngoài (đa quốc gia, 10% trong số này đƣợc miễn phí: đoàn tổng thống, đoàn ngoại giao), 1triệu lƣợt là khách Việt Nam (không thu vé). Có thể thấy, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột…đã tạo thành một quần thể thu hút khách du lịch đến thăm đông nhất hiện nay và là điểm du lịch không thể thiếu trong mỗi hành trình của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Đồng thời, Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng duy nhất không bán vé nên số lƣợng du khách rất lớn gồm đủ mọi thành phần và lứa tuổi. Công tác tổ chức đón tiếp rất chu đáo kể từ khi thành lập đến nay. Qua số liệu thống kê, có thể thấy đây là bảo tàng có lƣợng khách đến thăm đông nhất hiện nay so với các bảo tàng Quốc gia khác ở Hà Nội. Số lƣợng khách các năm trên dƣới 1 triệu ngƣời và không có sự thay đổi nhiều. Tất nhiên, chất lƣợng của bảo tàng không chỉ dựa vào số

lƣợng khách đến thăm mà còn phải xét trên các lĩnh vực hoạt động khác của nó: tổ chức lễ tƣởng niệm, dâng hƣơng, dâng hoa, sinh hoạt truyền thống, kết nạp Đảng, Đoàn, đêm thơ, đêm nhạc… Hiện tại, đây là bảo tàng tiện nghi nhất trong số các bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội trong việc khai thác và phục vụ khách tham quan.

Là một trong những bảo tàng Quốc gia hấp dẫn khách du lịch, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng đã có nhiều bƣớc tiến quan trọng về đội ngũ nhân viên cũng nhƣ dịch vụ đảm bảo việc đón khách du lịch quốc tế cũng nhƣ khách trong nƣớc. Trong thời kỳ bao cấp, nền kinh tế còn nghèo nàn, đời sống nhân dân khó khăn nên họ không quan tâm đến đời sống văn hoá, thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội (Trang 85)