Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên kết hợp với các Ban ngành liên quan, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Nhà nước cũng như tư nhân, tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh và du lịch Việt Nam tới thị trường khách Ấn Độ nhằm duy trì mối quan hệ và thu hút thị trường tiềm năng này đến với du lịch Việt Nam. Có thể quảng cáo giới thiệu sản phẩm du lịch Việt Nam tới khách Ấn Độ thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, một số các văn phòng đại diện của Ấn Độ ở Việt Nam và ngược lại.
Thành lập Văn phòng đại diện của du lịch Việt Nam tại một số thành phố lớn của Ần Độ như Delhi, Mumbai, Chennai, Bangapore… để thực hiện có hiệu quả công tác giới thiệu hình ảnh điểm đến Việt Nam; Kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam của năm kế hoạch nên gửi đến các Sở Du lịch các Bang tại Ấn Độ hiện để các địa phương có cơ sở hỗ trợ xúc tiến du lịch
Việt Nam. Tổng cục Du lịch cũng nên chú trọng việc thiết lập đại diện du lịch tại Ấn Độ và xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ với các lữ hành Ấn Độ để tạo điều kiện cho quảng bá du lịch Việt Nam cũng như cung cấp, giải đáp các thông tin du lịch về Việt Nam đến du khách thường xuyên và cập nhật. Tổ chức các đoàn viếng thăm và làm việc với các doanh nghiệp du lịch tại Ấn Độ để tạo lập mối quan hệ và ký kết hợp tác nhằm tạo và tăng nguồn khách cho du lịch Việt Nam. Mở đại diện của Du lịch Việt Nam dưới hình thức kết hợp trung tâm văn hóa Việt Nam, hoặc đại diện hàng không Việt Nam tại một số thành phố lớn của Ấn Độ. Thông qua các Văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam tại Ấn Độ, phối hợp với ngành du lịch của Ấn Độ, các Văn phòng du lịch của các doanh nghiệp du lịch gửi khách tại Ấn Độ để chuyển các tập gấp, các sách hướng dẫn hoặc các phim video quảng cáo về Du lịch Việt Nam đến tận tay khách du lịch.
Tham gia các hội chợ Quốc tế tổ chức thương niên tại Ấn Độ như hội chợ du lịch OTM -TTF (Outbound Travel Market – Travel and Tourism Fair) đây là hai hội chợ dành cho nội địa và quốc tế kết hợp tổ chức cùng thời gian ở một địa điểm thường niên vào tháng 2 ở Mumbai và Delhi và một số bang khác; Hội chợ SATTE (South Asia Leading B2B Travel and Tourism Event tổ chức thường niên vào tháng 1 tại Delhi; Mumbai và một số bang khác; Hội chợ IITM (India International Travel Mart) được tổ chức thường niên ở nhiều Bang khác nhau rải rác trong năm. Ngoài ra có thể tham gia các hội chợ này tại các bang và thành phố lớn của Ấn Độ như Kolkata, Chennai, Ahmedabad, Pune…
Phát động các chiến dịch Road show do chính phủ đứng ra tổ chức có sự hợp tác với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam để quảng bá, tiếp xúc thương mại trực tiếp giữa hai bên tại các bang lớn của Ấn Độ.
Xây dựng trang Web về Du lịch Việt Nam bằng cả tiếng Anh và tiếng Hindu với những thông tin hấp dẫn dùng để quảng bá riêng cho thị trường khách Du lịch Ấn Độ. Đồng thời liên kết quảng cáo và dẫn link trên các trang mạng nổi tiếng phổ biến của Ấn Độ
Quảng cáo bằng clip về hình ảnh du lịch Việt Nam trên một vài kênh truyền hình nổi tiếng của Ấn Độ như Aaj Tak, India TV, Star News… Đồng thời kết hợp với các đài tiếng nói địa phương tại các bang của Ấn Độ để quảng bá về du lịch Việt Nam.
Hỗ trợ kinh phí để tổ chức các đoàn FAM TRIP từ Ấn Độ đến Việt Nam Phối hợp chặt chẽ với Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, Hãng Hàng không quốc gia Ấn Độ, vừa coi đây là một kênh hữu hiệu giới thiệu du lịch Việt Nam cho khách Ấn Độ, vừa hợp tác liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho khách Ấn Độ khi sang du lịch tại Việt Nam qua đường hàng không.
Thường xuyên tổ chức gặp gỡ với Đại sứ quán và các đoàn khách ngoại giao của Ấn Độ tại Việt Nam để tăng cường mối quan hệ, từ đó giới thiệu, quảng bá du lịch Việt Nam tới thị trường khách Ấn Độ.
Tiến hành các chương trình quảng bá tại Ấn Độ như giao lưu văn hóa, hội chợ thương mại, hội chợ du lịch, triển lãm sản phẩm du lịch với mục đích giới thiệu đất nước và con người Việt Nam. Đứng đầu và định hướng trong việc tổ chức các sự kiện hoạt động giới thiệu du lịch Việt Nam tại các hội chợ, hội thảo, hội nghị của Ấn Độ, tổ chức các đoàn FAMTRIP dành cho các hãng gửi khách hang đầu Ấn Độ đến Việt Nam. Nên coi việc xây dựng thương hiệu, quảng bá, định vị hình ảnh du lịch tới thị trường Ấn Độ là một việc làm quan trọng hàng đầu.
Tổng cục Du lịch Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về du khách Ấn Độ với các vấn đề liên quan như tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm về tâm lý tiêu dùng, về nhu cầu, sở thích, kiêng kỵ của du khách Ấn
Độ để từ đó có thể phục vụ khách được tốt hơn; phát triển mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch với các nhà kinh doanh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tư vấn về những hướng đi mới và phù hợp nhất đối với thị trường này. Hội thảo nên mời đầy đủ, đa dạng các thành phần như đại diện các nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chuyên gia về thị trường Ấn Độ, các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, các nhà cung ứng dịch vụ vui chơi giải trí, các cơ sở cung cấp hàng hóa và đồ lưu niệm, các hướng dẫn viên có kinh nghiệm, các giáo viên về chuyên ngành du lịch, các nhà viết sách về du lịch, những người Việt Nam đã từng học tập và sinh sống ở Ấn Độ, những người Ấn Độ đã và đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam tới dự hội thảo để tư vấn giới thiệu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, cử đại diện của các công ty du lịch tham gia các hội thảo doanh nghiệp, hội thảo kinh tế hay hội thảo các vấn đề liên quan giữa Ấn Độ và Việt Nam tại hai nước để thông qua đó tranh thủ tư vấn, giới thiệu về du lịch Việt Nam, tìm và tạo thêm đối tác mới cũng là việc làm cần quan tâm.
Trước khi tổ chức liên hoan du lịch, các hội chợ, hội thảo, triển lãm, giao lưu liên quan tới du lịch tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch cần thực hiện các chiến dịch truyền thông tại Ấn Độ nhằm thu hút thị trường này quan tâm tới du lịch Việt Nam nhiều hơn. Ngoài ra, phải bám sát các kênh ngoại giao với Ấn Độ, đặc biệt liên kết chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam để biến đây trở thành kênh quảng cáo hữu hiệu cho du lịch Việt Nam; tư vấn với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và đàm phán với Bộ Ngoại giao tổ chức các sự kiện quốc tế và khu vực tại Việt Nam, phối hợp quảng bá du lịch nhân dịp tổ chức các sự kiện quốc tế.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch mà chủ đạo là Tổng cục Du lịch nên kết hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Bưu chính – Viễn thông xây dựng mối quan hệ tốt với giới truyền thông quốc tế, đặc biệt là giới truyền thông Ấn Độ nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch một cách tốt nhất. Nên định hướng và tạo điều kiện cho Tổng cục Du lịch xây dựng và bổ sung những trang website với thông tin
mới nhất, khuyến khích các resort và các khách sạn ven biển cùng tham gia các hoạt động xúc tiến và tham gia xây dựng, bổ sung trang web, tham gia liên kết web quốc tế.
Tổng cục Du lịch liên kết với cơ quan quản lý Du lịch của các nước lân cận để mở các chiến dịch xúc tiến quảng bá cùng tổ chức kết nối tour trong khu vực dành cho khách Ấn Độ
Tổng cục Du lịch nên kết hợp với các Nhà xuất bản, các dịch giả của Ấn Độ và Việt Nam để xuất bản những tập sách bằng tiếng Ấn Độ giới thiệu những sổ tay du lịch Việt Nam, trong đó giới thiệu ngắn gọn những cách thức giao tiếp cơ bản, chủ đề thường gặp trong khi đi du lịch của du khách; xuất bản những tập sách quảng cáo về du lịch Việt Nam, doanh nghiệp du lịch phục vụ khách Ấn Độ, đội ngũ nhân viên phục vụ nói lịch Việt Nam như giới thiệu các điểm đến hấp dẫn, bãi biển đẹp của Việt Nam, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, ẩm thực của Việt Nam. Tại các cảng hàng không, các địa điểm du lịch, các quầy thông tin du lịch của Việt Nam nên có các ấn phẩm, các sách giới thiệu bằng tiếng Ấn Độ.
Tổng cục Du lịch nên định vị những khẩu hiệu ấn tượng, đặc trưng cho sản phẩm du lịch Việt Nam tới thị trường Ấn Độ. Nên học tập kinh nghiệm của Malaysia với “Malaysia,Truly Asia”; Thái Lan với “Amazing Thailand”... Đồng thời Tổng cục nên xây dựng một thông điệp du lịch rõ ràng cụ thể được đưa ra tại các hội chợ thể hiên xúc tiến cái gì, cho ai, ra sao, kết quả thể nào, đo lường ra sao... Đồng thời kiểm tra số liệu chính xác các hãng nước ngoài tham gia trước bất kỳ hội chợ nào, thị trường mà TCDL nhắm đến khi tổ chức chương trình
Nên chủ động đề đạt tư vấn lên Bộ Công thương, Bộ Tài chính thắt chặt mối quan hệ hơn nữa với Ấn Độ về lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao lưu thương mại. Từ đó, có thể mở rộng nhiều quan hệ trên lĩnh vực du lịch giữa hai nước.
3.2.3. Các giải pháp về cơ chế chính sách thu hút khách Ấn Độ, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy kinh doanh du lịch:
Dựa trên tới tình hữu nghị tốt đẹp và có bề dày giữa hai nước để cải tiến chính sách cấp visa cho khách Ấn Độ đến Việt Nam đơn giản dễ dàng hơn, trong đó có thế xem xét việc miễn visa đơn phương cho khách Ấn Độ trong thời hạn khoảng 15 ngày lưu trú tại Việt Nam nhằm thu hút khách đến có hiệu quả.
Thủ tục cấp visa tại cửa khẩu cần được tiếp tục cải tiến, thực hiện nhanh chóng cho khách. Dành một cửa ra riêng cho khách nhận visa cửa khẩu.
Nghiên cứu miễn giảm thuế toàn diện dành cho các dịch vụ du lịch như lữ hành, vận tải, nhà hàng. Đặc biệt nghiên cứu có chính sách miễn giảm thuế đối với xe chuyên dùng cho vận chuyển khách du lịch từ 30 chỗ ngồi trở lên để góp phần chuẩn hoá phương tiện vận chuyển khách du lịch, khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển du lịch.
Xem xét vấn đề quản lý an ninh và kiểm soát tệ nạn xã hội hiệu quả, sai đâu trị đó để cấp phép hoạt động cho các hộp đêm ở các trung tâm du lịch thông thoáng hơn. Tránh tình trạng không quản lý nổi thì cấm như hiện nay.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý số tiền ký quỹ của các soanh nghiêp lữ hành quốc tế, nhằm tạo thêm nguồn thu từ tiền lãi suất hàng tháng dung để hỗ trợ xúc tiến du lịch.
3.2.4. Các giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ du lịch
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên tăng cường và thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật theo cấp, hạng đăng ký kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn quy định, vệ sinh an toàn, an ninh trật tự tại các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch, các
doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch... Kết hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng, nâng cấp các khu du lịch, công trình dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn đảm bảo đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch với các mô hình dịch vụ cao cấp khép kín, cung cấp dịch vụ vila tự chủ, xây dựng các khu trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, nên có những khu vui chơi hay công viên cho trẻ em, khu chơi thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp...; Đầu tư hoàn thiện các dịch vụ công cộng tạo sự thuận tiện cho khách du lịch cũng như dịch vụ đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, quầy thông tin du lịch...
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên có chiến lược khuyến khích đầu tư của Ấn Độ cũng như các doanh nghiệp trong nước vào phát triển du lịch và một số lĩnh vực khác liên quan. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên kết hợp với các Ban ngành khác để tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch như hỗ trợ doanh nghiệp, ưu tiên miễn giảm, có chính sách hợp lý về thuế, tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp...
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên kết hợp và tư vấn với Bộ Tài nguyên và Môi trường có những biện pháp tích cực hơn trong việc cải thiện vệ sinh môi trường như ngoài việc xử phạt nghiêm minh, xử phạt nặng bằng hành chính với những người cố ý gây ô nhiễm môi trường công cộng, cũng cần thiết kế thêm thùng đổ rác công cộng không chỉ trên các đường phố lớn. Rất nhiều du khách sang đây đã phải cầm theo người rác vì không tìm thấy thùng vứt rác công cộng trên đường mình đi. Thêm đó, có thể thu mua rác công cộng để tạo và giữ gìn môi trường sạch đẹp, trả lương cao, kiểm tra chặt chẽ công nhân dọn vệ sinh môi trường.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch kết hợp với Cục hàng không Việt Nam thúc đẩy sớm tiến trình mở đường bay thẳng từ Ấn Độ đến Việt Nam, ít nhất là các chuyến bay kết nối giữa 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội
và Tp. Hồ Chí Minh với 2 thành phố lớn của Ấn Độ là Delhi và Mumbai tạo thuận lợi hơn cho du khách về thời gian và chi phí cho chuyến đi.
Kết hợp và tư vấn với Bộ Giao thông vận tải, cụ thể là Cục Quản lý xuất nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng trong việc cấp thị thực cho khách Ấn Độ đến Việt Nam.
Các doanh nghiệp, các công ty du lịch phải khuyến khích thị trường và mở rộng không gian phục vụ khách Ấn Độ trên nguyên tắc “mở rộng sân chơi nhưng vẫn đảm bảo về lượng khách và nguồn thu”.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kết hợp với các sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ở các thành phố trọng điểm như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh xây dựng và tổ chức chương trình biểu diễn đặc sắc tổng hợp về văn hóa Việt Nam vào các buổi tối để đáp ứng nhu cầu giải trí văn hóa của du khách nước ngoài nói chung cũng như khách Ấn Độ nói riêng. Các chương trình được biểu diễn phải là các sản phẩm đặc trưng riêng của văn hóa người Việt Nam, như múa dân gian, độc tấu đàn bầu, đàn thập lục, T’rưng,... hay các tiểu phẩm tuồng, chèo, cải lương...
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch có thể kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng quản lý chặt chẽ hơn về các dự án cấp phép xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch vùng ven biển, đặc biệt, tại Nha Trang, Khánh Hòa, tránh để các dự án biến thành dự án treo lâu năm hay trở thành khu vực cung cấp đất cho người dân xả rác, kinh