Thực trạng hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam (Trang 62)

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng liên tục trong những năm gần đây có thế nói phần lớn là dựa vào công tác xúc tiến của các doanh nghiệp du lịch trong cả nước. Kết thúc năm 2012, ngành Du lịch đã đón và phục vụ 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011. Đến cuối năm 2012, Việt Nam đã có 1120 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 11.840 hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ, trong đó có 4.809 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và 7.031 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cả nước ước tính là 13.500 với 285.000 buồng, trong đó: 57 khách sạn 5 sao; 147 khách sạn 4 sao; 335 khách sạn 3 sao. Năm 2012 các địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa được đánh giá là điểm sáng của du lịch Việt Nam, bứt phá trở thành các điểm du lịch quan trọng của khu vực Trung bộ và cả nước. Nhiều khu du lịch,

resort, khách sạn mới được khởi công hoặc hoàn thành đưa vào phục vụ du lịch đã góp phần đáng kể vào vào việc tăng cường năng lực, điều kiện cho ngành, tạo ra được sự bứt phá hiệu quả về mô hình tổ chức kinh doanh, trở thành điểm sáng của ngành. Trong bối cảnh kinh tế thế gi ới và trong nước suy thoái, với những con số kể trên, vừa phản ánh được tiềm năng thúc đẩy phát triển ngành du lịch Việt Nam vừa là tín hiệu tốt tạo động lực cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tiếp tục quảng bá dịch vụ của mình ra thế giới.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, thì việc các doanh nghiệp du lịch thực hiện chiến lược tiếp thị qua mạng trở nên phổ biến nhất. Đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, du thuyền… thường quảng bá qua Website, E-mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang Web nổi tiếng như Google, MSN, infoseek,... để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm, sử dụng trang web của mình như một công cụ chính để cung cấp thông tin cho khách hàng. Tuy nhiên muốn tiếp thị qua mạng internet có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư cũng không nhỏ như thuê vị trí đặt link tại các trang web nổi tiếng, thuê quyền ưu tiên trong các trang công cụ tìm kiếm, hoặc gửi thư điện tử chào hàng trực tiếp… Nhìn chung phương pháp này tuy phổ biến nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ tương đối cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi hầu hết các sản phẩm du lịch là sản phẩm vô hình, khách hàng sử dụng sản phẩm cùng lúc các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, nên uy tín và tiếng tăm của doanh nghiệp mới chi phối đến quyết định lựa chọn mua dịch vụ của họ.

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp du lịch tham gia hoạt động quảng bá, xúc tiến tiếp thị bằng cách tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn trên thế giới như WTM (Anh), ITB (Đức), MITT (Nga), JATA (Nhâ ̣t Bản ), EXPO (Hàn Quốc ), Travex (Indonesia), TTM (Thái Lan), CITM (Trung Quốc)... Các doanh nghiệp tham gia theo 3 hình thức chủ yếu là chung gian hàng Việt Nam với Tổng cục Du lịch, thuê gian hàng riêng, hoặc theo tư cách visitor để tìm kiếm khách hàng.

Điểm sơ qua tình hình tham gia hội chợ du lịch quốc tế năm 2012 có thể nhận thấy các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã và đang tận dụng triệt để cơ hội quảng bá cua mình. Hội chợ WTM (World Travel Mart) là một trong những hội chợ du lịch chuyên nghiệp thường niên lớn nhất thế giới được tổ chức tại London, Anh, đến nay là lần thứ 33. WTM tập trung nhiều các buyers và phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới, cũng như của Anh và châu Âu. Năm 2012, Hội chợ đã thu hút sự tham gia của 200 quốc gia với hơn 5.149 đơn vị triển lãm với 4.466 gian hàng trên diện tích 42.054m2, tham gia các gian hàng từ Anh chiếm tỷ lệ 32%, các quốc gia khác chiếm 68%, có trên 53.000 lượt người đến tham quan, giao dịch thương mại. Báo chí quốc tế có 2.676 tổ chức tham gia và truyền thông cho sự kiện. Việt Nam có tổng cộng 52 đơn vị doanh nghiệp tham gia, chủ yếu là doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và hàng không.

Năm 2012, Hội chợ ITB thu hút sự tham gia của 187 quốc gia và vùng lãnh thổ với 10.644 gian hàng được trưng bày tại 26 hội trường lớn của Trung tâm Triển lãm quốc tế ITB thu hút 110.000 khách tham quan. Ngành du lịch Việt Nam có 65 gian hàng, trong đó có 22 gian tham gia chung do Tổng cục Du lịch tổ chức.

Hội chợ MITT (Moscow International Travel and Tourism Exhibition) năm 2012 thu hút hơn 3000 gian hàng với gần 70000 khách thăm quan, Việt Nam có 15 đơn vị/doanh nghiệp tham gia.

Hội chợ JATA Nhật Bản (Janpan Association of Travel Agents) là hội chợ vẫn thường được công nhận là một trong những hoạt động thương mại du lịch và triển lãm du lịch lớn nhất châu Á. Năm 2012 đã thu hút 986 đơn vị / doanh nghiệp từ 156 nước tham gia, thu hút 125.986 khách thăm quan. Mục tiêu của hội chợ thế giới JATA là tăng cường nhận thức cho ngành công nghiệp du lịch, lữ hành nhằm kích thích nhu cầu mới cho du lịch và nhằm tìm cách gia tăng sự hiểu biết toàn cầu đối với thị trường du lịch Nhật Bản và thúc đẩy sự tăng trưởng của nghành du lịch. Việt Nam có hơn 40 đơn vị doanh nghiệp tham gia, đặc biệt là tại hộ chợ này có rất nhiều đại diện sở Du lịch các tỉnh của Việt Nam tham dự như Huế, Ninh Bình, Nghệ An…

Hội chợ Du lịch quốc tế ITE – HCMC 2012từ ngày 13 đến 15/9/2012 với chủ đề “Bốn quốc gia – Một điểm đến” thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp, hãng lữ hành, các hãng thông tấn báo chí… đến t ừ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế gi ới. Sau 8 lần tổ chức, ITE – HCMC đã trở thành sự kiện du lịch quốc tế chuyên nghiệp có uy tín trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông.

Mặc dù vậy, trên thực tế khi tham gia hội chợ vẫn còn tình trạng mạnh doanh nghiệp nào, địa phương nào người đó làm. Việt Nam vẫn chưa có một cơ chế để quy tụ doanh nghiệp lại với nhau. Đơn cử rõ nhất là các hội chợ du lịch quốc tế. Trong khi các nước trong khu vực, gian hàng họ làm hoành tráng, quy tụ được các doanh nghiệp du lịch cùng xúc tiến thì đối với Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch mạnh thì tự làm gian hàng riêng, chỉ có doanh nghiệp nhỏ mới đứng chân vào gian hàng của Tổng cục nhưng sau đó, từng doanh nghiệp phải tự đi tiếp thị riêng cho doanh nghiệp mình.

Hình thức quảng bá Road Show cũng thường được nhiều doanh nghiệp du lịch lựa chọn như là một giải pháp tiếp thị tìm kiếm khách hàng hiệu quả cao nhẳm giới thiệu về du lịch Việt Nam và cho rằng đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy hợp tác du lịch, mở đường cho doanh nghiệp hai bên xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp, tìm kiếm những thị trường mới, giàu tiềm năng nhằm thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa hai bên. Các chương trình này thường được phát động bởi các tổ chức, cơ quan quản lý về du lịch thuộc Trung Ương hoặc địa phương nhưng huy động kinh phí chủ yếu từ doanh nghiệp. Roadshow thường tổ chức đến quảng bá du lịch tại một nước nào đó hoặc khu vực nào đó với các chương trình tiếp xúc giới thiệu cụ thể tại mỗi điểm trong kế hoạch, roahshow thường sẽ có các hoạt động nổi bật như tổ chức hội thảo giới thiệu du lịch Việt Nam; hỏi đáp về du lịch Việt Nam; giới thiệu chương trình tour du lịch tham quan nổi bật tại Việt Nam, giới thiệu sản phẩm mới độc đáo có sức hấp đãn cao; giới thiệu các hãng hàng không và các đường bay đưa khách du lịch từ nơi khai thác thị trường đến Việt Nam… Sau đó là chương trình tiếp xúc khách hàng, tìm kiếm đối tác cũng như thặt chặt hơn các mối quan hệ đã có hoặc bắt đầu. Phương pháp quảng bá này vẫn được đánh giá hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên độ phủ rộng của chương trình lại hạn chế.

Ngoài ra các doanh nghiệp tùy theo điều kiện của mình xúc tiến khai thác thị trường theo những cách khác nhau, như homesale, phát triển từ khác hàng than thiết, thuê thương hiệu tập đoàn, xúc tiến các chương trình xếp hạng về du lịch của thế giới. Năm 2012 Việt Nam có ba khách sạn của ViệtNam lọt vào Top tốt nhất thế giới.Tạp chí Travel & Leisure, Tạp chí Du lịch có ấn bản lớn nhất thế giới, cho biết 3 khách sạn Việt Nam là The Nam Hải (Hội An), Sofitel Legend Metropole Hà Nội và Park Hyatt Sài Gòn có mặt trong danh sách "T+L 500" mới nhất. Danh sách này do độc giả của Travel & Leisure bình chọn quyết định.

Vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới, đóng góp thêm một danh hiệu mang tầm quốc tế về giá trị ngoại hạng của vịnh Hạ Long, góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng danh thắng có một không hai này tạo điều kiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du thuyền quảng bá sản phẩm thuận lợi hơn rất nhiều, các thương hiệu đã nổi lên được nhiều du khách biêt đến như Paradise Cruise, Emerauld Cruise, Victory Star Cruise…

Trong kinh tế du lịch, nếu có sự kết hợp đồng bộ, hài hòa giữa các chương trình phát triển lớn của Nhà nước, các hoạt động phong phú, đa dạng của doanh nghiệp và những người làm dịch vụ, cùng với ý thức của người dân thì sẽ trở thành một công nghệ hoàn chỉnh. Các doanh nghiệp Du lịch đã rất quan tâm và có những động thái tích cực trong công cuộc phát triển du lịch để đưa hoạt động du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Các doanh nghiệp du lịch trong nước cũng đã dựa vào đặc điểm và tiềm năng du lịch Việt Nam để có những kế hoạch phát triển của riêng mình.

Một phần của tài liệu Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)