Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam (Trang 103)

Các doanh nghiệp du lịch cần nắm bắt sâu sắc tâm lý khách Ấn Độ (tình cảm, thân thiện, thích sự quan tâm và sẻ chia) để có những biện pháp thích hợp, làm hài lòng du khách. Nên chú ý tới những ngày lễ và thông tin cá nhân của du khách để có thể chúc mừng, tặng hoa và quà vào các ngày lễ, sinh nhật của du khách, chúc mừng tuần trăng mật của những đôi uyên ương mới cưới, tặng hoa và quà cho khách hàng quen thuộc của doanh nghiệp (những du khách trở lại nhiều lần). Nên lưu lại các số liệu về khách để có thể gửi thư chúc mừng họ nhân dịp các ngày lễ, sinh nhật...

Tặng thêm sim điện thoại cho khách, tặng bản đồ và sách hướng dẫn bằng tiếng Ấn Độ cho du khách, cho khách số điện thoại liên hệ tại điểm đến, bắt buộc hướng dẫn viên phải cho du khách số điện thoại liên lạc đến hết hành trình du lịch. Điều này giúp khách có thể kết nối thông tin vì du khách Ấn Độ rất khó giao tiếp bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của họ.

Giải thích kỹ và ghi chi tiết cẩn thận khi bán tour cho khách. Các doanh nghiệp du lịch và công ty xe phục vụ du khách nên phục vụ miễn phí nước suối khoáng và khăn ướt cho khách trong suốt hành trình tour. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cần có những biện pháp vừa giảm giá thành tour, vừa tiết kiệm nhân lực. Có thể điều phối xe và hướng dẫn viên tiễn đoàn khách cũ và tiếp tục ở lại sân bay đón đoàn khách mới nếu trong thời gian cho phép,

đồng thời trả thêm lương cho hướng dẫn và lái xe đối với các đoàn đông, hoặc đối với các chương trình có đón tiễn sân bay vào đêm khuya và sáng sớm...

Tiểu kết chương 3:

Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu những nhân tố tích cực và không tích cực tác động đến thị trường du khách Ấn Độ khi đi du lịch tại Việt Nam, nghiên cứu dự báo xu hướng biến động của thị trường du khách Ấn Độ đến Việt Nam trong thời gian sắp tới, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả hơn nữa khách Ấn Độ đến du lịch tại Việt Nam. Đây sẽ là những giải pháp có ý nghĩa đối với các công ty du lịch, doanh nghiệp phục vụ khách du lịch Ấn Độ, hướng dẫn viên du lịch và những người quan tâm tới thị trường du khách này trên địa bàn Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ấn Độ là quốc gia đông dân và có nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới. Tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Ấn Độ có khả năng chi tiêu cao, có nhiều thời gian rỗi và thích đi du lịch ra nước ngoài (outbound). Do vậy, đây là thị trường khách du lịch mục tiêu của nhiều quốc gia.

Trong 7 năm trở lại đây, số lượng khách Ấn Độ vào Việt Nam luôn tăng trưởng nhanh và đều đặn. Mặc dù vậy, số du khách Ấn Độ vào Việt Nam còn quá ít so với số khách Ấn Độ đi du lịch ra nước ngoài hàng năm (chiếm khoảng 0,1%).

Việt Nam có điều kiện tương đối phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách Ấn Độ nhưng chưa được khai thác xứng với tiềm năng. Nguyên nhân một phần là do ngành du lịch và các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam chưa nắm rõ các đặc điểm của thị trường khách Ấn Độ, một phần là do chưa có chuyến bay thẳng từ Ấn Độ sang Việt Nam, và có phần chưa đủ các tiềm lực và chưa có các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm phục vụ tốt và thu hút hiệu quả thị trường này.

«Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ tới Việt Nam» là công trình nghiên cứu dựa trên những khảo sát thực tế về thực trạng phục vụ và thu hút khách Ấn Độ của du lịch Việt Nam để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm thu hút hiệu quả du khách Ấn Độ tới Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, tác giả đã tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây:

1. Tổng hợp một cách có hệ thống những đặc điểm của thị trường gửi khách du lịch Ấn Độ nói chung: đất nước, con người Ấn Độ; tâm lý, sở thích, thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán của người Ấn Độ; các yếu tố tác động đến việc người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài (out bound) và lượng người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài hiện tại; hệ thống một số doanh nghiệp lữ hành gửi khách của Ấn Độ.

2. Nghiên cứu đặc điểm của thị trường khách du lịch Ấn Độ tại Việt Nam, nhận xét và đánh giá của họ về du lịch Việt Nam, thực trạng điều kiện phục vụ, khai thác và thu hút thị trường du khách này tại Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2005 đến nay. Trên cơ sở đó, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác và phục vụ thị trường du khách này.

3. Nghiên cứu những nhân tố tích cực và không tích cực tác động đến việc thu hút thị trường du khách Ấn Độ đến du lịch tại Việt Nam, dự báo xu hướng biến động của thị trường du khách này đến Việt Nam trong thời gian sắp tới. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút hiệu quả hơn nữa lượng du khách này đến du lịch tại Việt Nam.

4. Để nghiên cứu về đặc điểm của thị trường gửi khách du lịch Ấn Độ nói chung, tác giả luận văn đã thu thập và tổng hợp các nguồn thông tin thứ cấp từ nhiều tài liệu trong và ngoài nước, từ Internet. Đối với vấn đề nghiên cứu thực trạng khai thác, thu hút và phục vụ thị trường khách du lịch Ấn Độ của du lịch Việt Nam, tác giả đã thu thập và tổng hợp thông tin từ nguồn phiếu thăm dò nhận xét của khách hàng tại 4 công ty du lịch đang phục vụ khách Ấn Độ trên địa bàn Việt Nam; từ các nhà quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch và nhân viên trong các doanh nghiệp đang phục vụ khách du lịch Ấn Độ tại Việt Nam. Các thông được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và cập nhật, thu thập và xử lý theo phương pháp khoa học; các kết quả thu được có nhiều điểm tương đồng với những thông tin tương tự trong các công trình nghiên cứu khác nên các kết quả nghiên cứu đảm bảo sát thực. Vì vậy, các kết luận về thực trạng khai thác, thu hút và phục vụ khách du lịch Ấn Độ của Việt Nam là sát với thực tế và tương đối đồng bộ. Từ những kết quả thực tế đã thu được, “những giải pháp nhằm thu hút du khách Ấn Độ đến du lịch tại Việt Nam” của tác giả là hoàn toàn có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tế. Do thời gian nghiên cứu có hạn, các giải pháp tác giả đưa ra trong luận văn chưa đầy đủ. Song, về cơ bản, đó là những giải pháp chủ yếu, quan trọng.

Tác giả hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu cũng như các giải pháp đã được đưa ra trong đề tài sẽ được áp dụng vào thực tiễn và góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch của nước nhà; là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý du lịch trên địa bàn Việt Nam, cho các cán bộ giảng dậy sinh viên của các cơ sở đào tạo về du lịch, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách Ấn Độ trên địa bàn Việt Nam.

Để hoàn thành được luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Vũ Mạnh Hà, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thuế, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam, Viện Chiến lược và Phát triển Du lịch Việt Nam, Sở Du lịch Hà Nội, Phòng PA18, anh chị em ở một số công ty du lịch phục vụ thị trường khách Ấn Độ tại Ấn Độ và Việt Nam, các anh chị em hướng dẫn viên tiếng Anh đã giúp đỡ tác giả trong việc điều tra và thu thập các số liệu cho luận văn. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành được luận văn của mình. Xin cảm ơn gia đình, cơ quan và người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành được luận văn đúng theo tiến độ. Trong thời gian và khả năng có hạn, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong các thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2013

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (2006), Đề tài NCKH

Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng

bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm ”,

Hà Nội

2. Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch Việt Nam (2007), Giải

pháp tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Báo cáo Hội thảo

3. Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (11/2009), Dự thảo lần

6 “Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030”,

Hội thảo

4. Trịnh Xuân Dũng (2004), Tâm lý du lịch, Giáo trình, NXb VHTT

5. Trịnh Xuân Dũng (2005), Quản trị kinh doanh khách sạn, Giáo trình, NXb ĐHQGHN

6. Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, NXB. Tp. Hồ Chí Minh.

Hà Nam Khánh Giao (2010), Giao tiếp Kinh doanh, NXB. Lao động – XH 8. Hiệp hội Du lịch châu Á-Thái Bình Dương, chi hội PATA Việt Nam

(27/3/2006), Hội thảo “Tìm hiểu thị trường và chăm sóc khách hàng”, Khách sạn Melia-Hà Nội

9. Trần Thị Minh Hòa (2007), Đề tài khoa học cấp Bộ “Một số giải pháp phát

triển thị trường khách du lịch Nhật Bản của Hà Nội”, Trường Đại học

kinh tế Quốc dân

10. Lê Phụng Hoàng (2010), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục

11. Đinh Trung Kiên (1995), Ấn Độ hôm qua và hôm nay, Nxb Chính trị Quốc gia

12. Đinh Trung Kiên (2004), Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

13. Hồ Lý Long (2008), Tâm lý khách du lịch, Giáo trình, Tổng cục Du lịch, NXb LĐ – XH

14. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh - TS. Nguyễn Đình Hòa (2011), Giáo trình

Marketing Du lịch, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân

15. Thủ tướng chính phủ (tháng 12-2011), Quyết định phê duyệt “Chiến lược

phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Số

2473/QĐ-TTg

16. Tổng cục Du lịch, Tin trong ngành,

http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1005, Tháng 1 - 2013 17. Tổng cục Thống Kê, Niên giám thống kê 2011,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=1257 4, Jan 2013

18. Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nxb Văn hóa Thông tin, dịch giả Nguyễn Hiến Lê

Tiếng Anh

19. Ministry of Tourism, Govt. of India, Evaluation Study in Selected Overseas Markets,

http://tourism.gov.in/CMSPagePicture/file/marketresearch/studyreportso nevaluationofplanschemes/011%20Evaluation%20study%20in%20select ed%20overseas%20market.pdf, Dec 2012

20. Ministry of Tourism, Govt. of India, India Tourism statistics at a glance, 2011,

http://tourism.gov.in/writereaddata/CMSPagePicture/file/marketresearch/ INDIATOURISMSTATICS(ENGLISH).pdf, Dec 2012

21. Nielsen Outbound Travel Monitor, Understanding Growth Markets: China

and India, http://www.tnhindia.in/statistics_kit/statistics.pdf, Dec 2012

22. Statista, Number of outbound visits of Indian nationals from 2000 to 2011, http://www.statista.com/statistics/207009/number-of-outbound-visits-of-

indian-nationals-from-india-since-2000/, Jan 2013

23. UNWTO, The Indian Outbound Travel Market with Special Insight into

the Image of Europe as a Destination,

http://publications.unwto.org/sites/all/files/pdf/090616_indian_outbound _travel_excerpt.pdf, Nov 2012

24. Vanessa Morales Zelius, Tourism & TravelThe market in INDIA, http://www.slideshare.net/vmzelius/indias-outbound-travel-market-2012, Dec 2012

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Mẫu phiếu thăm dò khách du lịch Ấn Độ tại Việt Nam bằng tiếng Anh và tiếng Việt

Indian Visitor Survey

Dear Guest: We hope your trip to Vietnam is enjoyable. We are committed to improving our standards and providing you with the best possible service. Your participation in this survey will assist in this.

1. How did you hear about Vietnam Tourism? (Check one or more.)

□ Radio/TV □ Relatives & Friends □ Internet □ Newspaper/Magazine

□ Others_________________________________________________________

2. How many times have you been to Vietnam?

□ First time □ Second □ Third and more

3. Purpose of your visit?

□Vacation □ Business □ Visit relatives or families

□ Conference □ Others

4. What is the size of your party?

□ Below 15 persons □ Over 15 persons

5. Who is your accompany? (Check one or more)

□ Company/Organization… □ Family □ Friends

□ Join group □ Alone

6. How did you arrive?

□ Airway □ Roadway □Seaway

7. Where have visited in Vietnam (Check one or more)

□ Hanoi □ Hochiminh city □ Halong □ Hue

□ Danang-Hoian □ Mekong Delta □ Cuchi Tunnel □ Sapa

□ Nhatrang □ Phanthiet □ Others:___________________

8. Date of Arrival?_________

Number of nights staying in Vietnam? _______ 9. Your expenditure out of tour package (USD):___________________________

10. How do you rate the following during your visit? (check one or more)

List Poor Fair Good Excellent

Natural Landscape    

Hospitality of Vietnamese    

Weather    

Environment    

Additional recreational facilities    

Hotels & accommodation    

Restaurants and Food    

Vehicle    

Drivers’ skill    

Tour Guide’s skill    

Tour guide’s language    

Your tour program    

Your other comment:___________________________________________________ ___________________________________________________________________ 11. What are your favorite things? (check one or more)

□ Nature □ History and culture □ People

□ Tourist service □ All □ Nothing

Other:______________________________________________________________ 12. Where are your favorite places?______________________________________ 13. Would you return to Vietnam again

□ Yes □ No □ Maybe

14. Beside Vietnam, do you visit other country in this trip?

□ No □ Yes (where):__________________________

15. Overall satisfaction of the visit?

□ Very Dissatisfied □ Dissatisfied □ Satisfied □ Very Satisfied

16. Your age

□ Under 20 □ From 20 to 39 □ From 40 to 59 □ Over 60

17. Other Comments:__________________________________________________ ___________________________________________________________________ ___________________________________________________________________

Phiếu khảo sát khách du lịch Ấn Độ

Quý khách thân mến, hy vọng các bạn đã có một chuyến thăm quan đến Việt Nam thật hài lòng. Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của chúng tôi xin quý vị vui lòng điền vào mẫu phiếu khảo sát này

Cảm ơn quý vị đã dành thời gian cho chúng tôi.

1.Bạn biết tới du lịch Việt Nam bằng cách nào? (Chọn một hoặc nhiều ô)

□ Đài-Tivi □ Bạn bè-người than □ Internet □ Báo chí

□ Khác:____________________________________________________________

2. Bạn đã tới Việt Nam bao nhiêu lần?

□ Lần đầu □ Lần thứ hai □ Nhiều lần

3. Mục đích chuyến đi này của bạn là gì?

□ Du lịch giải trí □ Công việc □ Thăm thân

□ Hội thảo □ Khác:____________________________________

4. Nhóm đi du lịch của bạn bao nhiêu người?

□ Dưới 15 người □ Trên 15 người

5. Những người đi du lịch cùng bạn là ai? (Chọn một hoặc nhiều)

□ Công ty-Tổ chức… □ Gia đình □ Bạn bè

□ Ghép đoàn (ko quen biết) □ Đi một mình

6. Bạn đến bằng đường nào?

□ Hàng không □ Đường bộ □ Đường thủy

7. Bạn đã thăm những đâu ở Việt Nam (Chọn một hoặc nhiều)

□ Hà Nội □ Tp. Hồ Chí Minh □ Vịnh Hạ Long □ Huế

□ Đà Nẵng – Hội

An

□ Đồng Bằng Cửu

Long

□ Địa đạo Củ Chi □ Sapa

□ Nha Trang □ Phan Thiết □ Khác: _______________

8. Ngày đến Việt Nam ___________ Số đêm bạn ở Việt Nam ______________

9. Chi tiêu ngoài tour của bạn là bao nhiêu (USD):____________________________

10. Bạn đánh giá các mục sau như thế nào? (chọn một hoặc nhiều)

Danh sách Tệ Bình

thường Tốt Tuyệt vời

Phong cảnh tự nhiên    

Sự thân thiện của con người    

Thời tiết    

Môi trường    

Dịch vụ giải trí bổ sung    

Thức ăn và nhà hàng    

Phương tiện giao thông    

Tay nghề của lái xe    

Kỹ năng của HDV    

Ngoại ngữ của HDV    

Lich trình tour của bạn    

Các nhận xét khác:______________________________________________________ _____________________________________________________________________ 11. Bạn thích nhất điều gì tại Việt Nam? (chọn một hoặc nhiều)

□ Tự nhiên □ Văn hóa-Lịch sử □ Con người

Một phần của tài liệu Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)