Thực trạng hoạt động xúc tiến của các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch

Một phần của tài liệu Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam (Trang 58)

Việt Nam sẽ được chính những du khách này góp phần quảng bá giới thiệu cho các khách du lịch khác tới Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng câu trả lời “có thể” của khách mang tính trả lời lịch sự, thể hiện thiện chí cần thiết của một du khách với nước sở tại, chính vì vậy con số này không thể khẳng định hay phản ánh chính xác khả năng thu hút khách du lịch Ấn Độ quay lại Việt Nam, và là lực lượng tiếp sức quảng bá du lịch Việt Nam tại Ấn Độ.

Con số đa số khách trả lời “có thể” đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam cần có giải pháp toàn diện hơn trong việc cải thiện dịch vụ du lịch cũng như môi trường du lịch của Việt Nam nói chung. Đồng thời xây dựng và phát triển những mặt còn thiếu và yếu trong việc phục vụ chủ yếu cho khách du lịch Ấn Độ.

2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến của ngành Du lịch Việt Nam

2.2.1. Thực trạng hoạt động xúc tiến của các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch Du lịch

Khép lại năm 2012, tổng lượng khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 6,8 triệu lượt người, tăng 13,8% so với năm 2011. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, việc ngành du lịch hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được xem là thành công lớn với hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế và 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 160.000 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với năm trước. Không chỉ cán đích thành công, ngành du lịch còn vượt mục tiêu đón 6,5 triệu lượt khách quốc tế như kế hoạch đề ra. Với kết quả đạt được trong năm vừa qua, đã 3 năm (từ 2010-2012) liên tục, du lịch Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Điều đó cho thấy, Việt Nam đã được nhìn nhận như một điểm đến mới mẻ, hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Điều

này gợi mở những hướng khai thác mới đối với tiềm năng du lịch của nước ta trong tương lai.

Tuy nhiên công tác xúc tiến quảng bá du lịch của Việt Nam ra thế giới còn đầy bất cập và làm chưa tốt ở tất cả các khâu như xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin trực tiếp còn lạc hậu, công tác quan hệ công chúng (PR) yếu kém và chiến dịch quảng cáo thì rời rạc, nhạt nhòa.

Vấn đề lớn nhất trong hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam luôn được đặt ra là kinh phí quảng bá hạn hẹp. Trong khi hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam cần tăng cường quảng bá ra thế giới thì ngân sách dành cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch lại giảm. Năm 2011 kinh phí là khoảng 50 tỷ Vnd thì năm 2012 chỉ còn khoảng 35 tỷ Vnd. Kinh phí đầu tư cho việc giới thiệu tiềm năng du lịch nước ta ra thế giới hiện chỉ bằng 5-6% so với các nước trong khu vực. Nhà nước dành 2,5 triệu USD/năm cho Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, nhưng Tổng cục Du lịch chỉ được cấp 68% số đó, tương đương 1,7 triệu USD (35 tỷ), trong khi làm một clip chuyên nghiệp quảng bá du lịch Việt Nam đã tốn khoảng 1 triệu USD. Thậm chí số tiền trên còn bị chia năm xẻ bảy cho Tổng cục Du lịch 70%, Cục Hợp tác quốc tế 20% và một số dự án chia nhỏ cho một số đơn vị. Nguồn lực phân tán đôi khi dẫn tới sự chồng chéo và không phối hợp đồng bộ. Thực tế này đã và đang trở thành rào cản lớn trong công tác quảng bá của ngành. Và sự thực, đây là cuộc đua không cân sức của Việt Nam với các nước láng giềng! Vì thiếu kinh phí nên Việt Nam chưa có clip quảng bá du lịch chuyên nghiệp, do đó mới chỉ giới thiệu những gì chúng ta có, chứ chưa quảng bá được những điều du khách cần. Điều đó lý giải vì sao hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam ở nước ngoài thiếu tính chuyên nghiệp và luôn gặp khó khăn. Thay vì tổ chức các hoạt động xúc tiến liên tục tại một số thị trường trọng điểm, ngành du lịch

mới thực hiện được 1 sự kiện/năm (hoặc tại hội chợ, hoặc tại road show - quảng bá điểm đến). Tổng cục Du lịch khi tham gia hội chợ hay các sự kiện ở nước ngoài thường phải loay hoay vì thiếu tiền để tổ chức các hoạt động phụ trợ như họp báo, quảng bá trực quan… Thậm chí hình ảnh quốc gia cũng được thể hiện khá manh mún, khi các doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham gia gian hàng quảng bá ở nước ngoài cứ mạnh ai nấy làm một cách mờ nhạt, chưa có sự liên minh vào ngôi nhà chung Việt Nam để làm toát sức hấp dẫn thực sự của gian hàng.

Trong khi ở nhiều nước trên thế giới có quỹ dự phòng du lịch thì Việt Nam lại không có. Ví dụ năm 2009 khi chương trình khuyến mãi kích cầu du lịch "Ấn tượng Việt Nam" được triển khai, ngành du lịch chỉ đủ sức quảng bá ở trong nước chứ không thể khuếch trương ra nước ngoài.

Với hình thức xúc tiến như vậy, du lịch Việt Nam không tạo được tiếng vang với giới truyền thông và các hãng lữ hành ở nước ngoài. Trong khi đó, các nước trong khu vực thường dành cho xúc tiến du lịch khoảng vài chục triệu USD/năm. Một số nước như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia đã chi ít nhất 1 triệu USD cho một lần tham gia hội chợ ITB Berlin (Đức). Cụ thể hơn, như Thái Lan trong năm 2010 dành 130 triệu USD cho xúc tiến quảng bá, năm 2011 du lịch Thái Lan đóng góp khoảng 10% vào GDP nước này. Singapore tuy nhỏ bé nhưng cũng chi tới 171 triệu USD vào việc khuếch trương hình ảnh cho khoảng 10 triệu lượt khách. Khiêm tốn hơn như Malaysia năm 2011 cũng dành 40 triệu USD để xúc tiến quảng bá (cho 25 triệu lượt khách).

Bên cạnh ngân sách ít thì cách sử dụng sao cho hiệu quả dường như chưa được tính đến. Các ấn phẩm và sản phẩm nhằm mục đích quảng bá du lịch của Việt Nam làm ra chưa được thị trường quan tâm và phương thức quảng bá cũng không đúng cách hoặc không phù hợp. Do đó, vấn đề mấu chốt

trong bài xúc tiến là ngành du lịch làm cách nào, sử dụng số tiền ít ỏi đó ra sao cho hiệu quả.

Một hạn chế lớn cho công tác xúc tiến du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm đó là ngành du lịch Việt Nam không có văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm. Điều đó khiến cho mọi thông tin về tiềm năng du lịch Việt Nam không đến được với bạn bè quốc tế. Thông thường, các nước đều mở văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm và nhờ đó, họ có thể đạt mức 80-100 nghìn lượt khách đến mỗi năm từ những thị trường này. Nhìn ra xung quanh đã có 40 quốc gia đặt văn phòng tại Nhật Bản. Ngay như Thái Lan cũng đặt tới 24 văn phòng tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Malaysia có 21 và Singapore có 18 văn phòng ở nước ngoài.

Lạc hậu trong cách quảng bá cũng là điểm hạn chế lớn trong công tác xúc tiến du lịch Việt Nam. Hàng năm du lịch Việt Nam tham gia một số chương trình xúc tiến, quảng bá tại các thị trường khách quốc tế trọng điểm như WTM (Anh), ITB (Đức), MITT (Nga), JATA (Nhâ ̣t Bản ), EXPO (Hàn Quốc), Travex (Indonesia), TTM (Thái Lan), CITM (Trung Quốc)… Tuy nhiên, có một thực tế là sau bao nhiêu năm làm công tác xúc tiến du lịch, hoạt động này dường như vẫn "dậm chân tại chỗ" khi loanh quanh ở việc in tờ rơi, tờ gấp phát, trưng bày một số đặc sản tại các hội chợ, hội nghị thương mại, du lịch ở nước ngoài, trong khi công nghệ hiện đại đã giúp cho hoạt động xúc tiến du lịch tiến những bước dài.

Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch chưa xây dựng và quảng bá được thương hiệu logo và slogan marketing phù hợp để công tác xúc tiến du lịch thực sự đạt hiệu quả, tận dụng được sự ủng hộ của các ngành, các cấp và sức mạnh tổng lực của các doanh nghiệp du lịch vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Nhìn chung , hoạt động xúc tiến du lịch trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiê ̣n du li ̣ch từng bước được nâng lên thông qua viê ̣c cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng , hỗ trợ ta ̣o điều kiê ̣n cho các doanh nghiê ̣p đứng ra tổ chức , phương thức này đã huy đô ̣ng được tiềm năng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp tuy chưa triệt để nhưng cũng góp sức cùng với nhà nước trong chương trình quảng bá xúc tiến . Tuy nhiên công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số hạn chế như ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điê ̣u, chưa đa da ̣ng . Tính chuyên nghiệp của công tác quảng bá có đươ ̣c nâng lên nhưng nếu đă ̣t trong mối tương quan chung với các điểm đến trong khu vực , có thế thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố nó i chung và du li ̣ch nói riêng vẫn còn chưa tương xứng với vi ̣ thế và tiềm năng du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp làm tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam (Trang 58)