0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thực trạng đáp ứng yêu cầu du lịch của KDL Ấn Độ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP LÀM TĂNG LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

2.1.3.1. Thực trạng chung đáp ứng yêu cầu du lịch của KDL Ấn Độ tại Việt Nam

Dựa vào kết quả khảo cứu của tác giả đối với khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam trên đây, kết hợp với các thông tin tổng hợp từ các phản ánh khác của khách hàng với các hãng lữ hành, hướng dẫn viên phục vụ KDL Ấn Độ, và từ các công ty Du lịch, thực trạng chung đáp ứng yêu cầu du lịch của KDL Ấn Độ tại Việt Nam có thể thấy như sau:

Điểm mạnh

- Việt Nam là một điểm đến thân thiện, an toàn, có nền chính trị ổn định, có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cả tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn và có nguồn thực phẩm phong phú. Đây là những tiêu chí lựa chọn hàng đầu của khách du lịch nói chung và khách Ấn Độ nói riêng khi đi du lịch nước ngoài.

- Giá cả ở Việt nam vừa phải, các dịch vụ thuận tiện, an toàn, thời điểm đi du lịch Việt Nam có thể diễn ra quanh năm.

- Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp, bên cạnh đó có những bờ biển dài, cát trắng, nước trong xanh bên cạnh những khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp dọc miền Nam Trung Bộ, khí hậu nhiệt đới,

luôn có nắng ấm nên là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch quốc tế, đặc biệt của khách du lịch Ấn Độ yêu thích biển.

- Có thể dễ dành kết hợp du lịch gồm Việt Nam với một số nước lan cận trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hongkong…

- Con người Việt Nam thân thiện và hiếu khách.

- Lượng HDV tiếng Anh của Việt Nam tương đối đông đảo

Trên đây là những yếu tố hấp dẫn không chỉ riêng du khách Ấn Độ mà còn đối với các du khách quốc tế đến Việt Nam nói chung.

- Với du khách ẤN Độ thì bề dày lịch sử của mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước cũng là yếu tố quan trọng để thu hút họ đến với Việt Nam.

- Một số lượng đáng kể các khách Ấn Độ đã đến Việt Nam với mục đích công việc hay thăm quan giải trí sẽ là nguồn thông tin quảng bá trực tiếp về Việt Nam với du khách Ấn Độ. Đồng thời những năm gần đây có rất nhiều du học sinh người Việt Nam sang học tại Ấn Độ cũng là nhứng nhân tố giúp phát triển xúc tiến nguồn khách Ấn Độ vào Việt Nam.

Điểm yếu

- Với số lượng khách theo thống kê của Tổng cục Thống kê thì Việt Nam hiện chưa được coi là một lựa chọn du lịch hấp dẫn của khách Ấn Độ. Lượng khách Ấn Độ đến Việt Nam còn là một con số vô cùng khiêm tốn so với lượng khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài

- Quan điểm phát triển xúc tiến du lịch tới thị trường này còn nhiều thụ động.

- Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Ấn Độ còn kém, thông tin về du lịch và sản phẩm du lịch Việt Nam đến với người Ấn Độ còn hiếm hoi. Theo khảo sát của tác giả, có thể thấy hầu hết các thông tin đều do khách tự tìm hiểu trên mạng và gợi ý của một số ít hãng lữ hành.

- Hình ảnh về con người và đất nước Viêt Nam trong tiềm thức của người Ấn Độ còn khác xa với thực tế Việt Nam hiện nay, nhiều người Ấn vẫn nghĩ Việt Nam là nước nghèo nàn, không an toàn và còn nhiều tàn dư của chiến tranh.

- Cơ sở hạ tầng du lịch phát triển mới ở mức trung bình

- Các sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa phong phú. Các chương trình du lịch giống nhau, chưa sáng tạo.

- Việt Nam chưa xây dựng được một sản phẩm du lịch đặc thù nào tạo nên cái riêng của quốc gia trong việc thu hút khách quốc tế

- Các thông tin du lịch hỗ trợ cung cấp miễn phí tại điểm cho khách còn quá ít hoặc không có.

- Các hội chợ du lịch quốc tế thường niên tại Ấn Độ hầu như vắng bóng các đại diện của Việt Nam, mất đi cơ hội khai thác khách tại thị trường này

- Bên cạnh tiếng Anh thì ngông ngữ và chữ viết Hindi vẫn phổ biến với tất cả nhân dân Ấn Độ, thì ngành du lịch Việt Nam hầu như hoàn toàn chưa có tài liệu cũng như nhân sự xúc tiến du lịch sử dụng ngôn ngữ này. Trong trường hợp những đoàn khách đặc biệt yêu cầu hướng dẫn viên nói tiếng Hindi sẽ rất khó được đáp ứng.

- Tâm lý người Ấn Độ quen sử dụng dịch vụ được phục vụ như những người có đẳng cấp cao, trong khi đó người Việt Nam hầu như ít có khái niệm về đẳng cấp nhiều đối với khách không có những yêu cầu thật sự đặc biệt như chuyên cơ, dịch vụ cao cấp nhất có thể, vệ sĩ…

- Người Ấn Độ quen thuộc với ẩm thực Ấn Độ, nên vấn đề ăn uống luôn được đặt ra đối với các nhà tổ chứ tour. Tại các thành phố lớn thì có vài nhà hàng Ấn Độ nhưng hầu hết rất nhỏ và không có khả năng phục vụ tốt cho đoàn từ 150 khách trở lên. Tại các điểm thăm quan khác ngoài thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế - Hội An

thì hầu như chưa có nhà hàng Ấn Độ dù là nhỏ. Chính vì vậy việc cung cấp thức ăn theo tour xa thành phố lớn cho đoàn đông luôn đòi hỏi nỗ lực của nhà tổ chức tour

2.1.3.2. Thực trạng đáp ứng yêu cầu du lịch của KDL Ấn Độ tại Việt Nam qua khảo sát thực tế khách du lịch Ấn Độ tại Việt Nam

Các ý kiến đánh giá cụ thể của du khách Ấn Độ về du lịch Việt Nam được tổng hợp từ các nguồn sau :

- Kết quả điều tra phiếu nhận xét của 795 du khách Ấn Độ qua 4 công ty du lịch nhận khách tại Việt Nam là Thai Vision Holidays, 365 Travel, Chao Vietnam Tourist và Asian Trails.

- Ý kiến của các công ty du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng, doanh nghiệp, hướng dẫn viên phục vụ khách du lịch Ấn Độ trên địa bàn Việt Nam.

Các tiêu chí đánh giá trong phiếu điều thăm dò khách du lịch Ấn Độ của tác giả gồm:

- Đánh giá chung về phong cảnh tự nhiên của Việt Nam - Đánh giá chung về con người Việt Nam

- Đánh giá chung về khí hậu của Việt Nam - Đánh giá chung về môi trường của Việt Nam

- Đánh giá chung về dịch vụ bổ sung trong du lịch của Việt Nam - Đánh giá chung về ẩm thực và dịch vụ nhà hàng của Việt Nam - Đánh giá chung về dịch vụ hàng không của Việt Nam

- Đánh giá chung về phương tiện xe của Việt Nam - Đánh giá chung về lái xe của tour du lịch

- Đánh giá chung về hướng dẫn của tour du lịch - Đánh giá chung về dịch vụ lưu trú của Việt Nam - Khảo sát chung về chi tiêu ngoài tour tại Việt Nam - Đánh giá về cách tổ chức tour của công ty

Biểu đồ 2. 13: Đánh giá của khách Ấn Độ về phong cảnh tự nhiên, con người, khí hậu, môi trường và dịch vụ bổ sung của Việt Nam (%)

Các mức độ đánh giá trong phiếu điều thăm dò khách du lịch Ấn Độ được chia làm 4 mức:

+ Tuyệt vời (rất tốt) + Tốt

+ Bình thường + Kém (tồi)

Kết quả (biểu đồ 2.15) cho thấy khách Ấn Độ đánh giá rất cao về phong cảnh tự nhiên và sự thân thiện của con người của Việt Nam. Có tới 79.5% du khách đánh giá phong c ảnh tự nhiên của Việt Nam tuyệt vời, và 19.6% khách đánh giá tốt, chỉ có 0.9% cho là bình thường, không có khách đánh giá kém. Đồng thời sự thân thiện của người Việt Nam cũng được đánh giá cao, 88,1% du khách đánh giá về con người Việt Nam rất tốt và tuyệt vời, 11% đánh giá bình thường, và 0,9% đánh giá tồi. Khí hậu Việt Nam đối với người Ấn Độ được xem như là

tuyệt vời và tốt chiếm tới gần 82%, khoảng 3,1% cho là kém, còn lại khoảng 15% cho răng bình thường. Trong khi đó hầu hết khách Du lịch Ấn Độ nhận xét về môi trường của Việt Nam chủ yếu ở mức tốt và trung bình chiếm tới 92%, một số rất ít người Ấn cho rằng môi trường ở Việt Nam là tuyệt vời hay kém chỉ chiếm khoảng 8%. Về dịch vụ bổ sung, có rất ít KDL Ấn Độ cho rằng tuyệt vời, con số này chỉ chiếm 2,3%, hầu hết khách cho răng ở mức độ tương đối là tốt và trung bình là tới xấp xỉ 90%, còn lại gần 8% cho rằng kém. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ấn tượng về chuyến đi của khách tới Việt Nam dẫn đến ý định quay lại hoặc tuyên truyền cho du lịch Việt Nam sẽ bị giảm mạnh.

Biểu đồ 2. 14: Đánh giá về dịch vụ khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông, lái xe và tổ chức tour (%)

Tiếp theo là đánh giá của khách du lịch Ấn Độ tại Việt Nam về các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, giao thông, tổ chưc tour. Khách sạn của Việt

Nam nhìn chung đạt mức độ hài lòng với khách Ấn Độ tương đối cao. Có tới 32,2% đánh giá là tuyệt vời, và 57% cho la tốt, chỉ có gần 11% cho là bình thường và kém. Ngược lại với khách sạn thì mức độ thỏa mãn của các nhà hàng tại Việt Nam đối với khách Ấn Độ mới chủ yếu đạt mức độ bình thường, có thể do loại hình ẩm thực của Việt Nam không phù hợp với khách Ấn Độ, còn các nhà hàng Ấn Độ thì quy mô lại quá nhỏ, hình thức phổ thông là chính chứ chưa đạt được hình thức cao cấp để phục vụ cho du khách hạng sang. Khách du lịch Ấn Độ nhìn chung có độ thỏa mãn tương đối cao đối với các phương tiện vận tải của Việt Nam, chủ yếu họ nhận xét là tốt và rất tốt. Cùng với phương tiện thì lái xe của Việt Nam được khách du lịch Ấn Độ đánh giá rất tuyệt vời. Về chương trình tour, khách Ấn Độ chủ yếu sử dụng các tour truyền thống của Việt Nam, nên chương trình tổ chức thường nhẹ nhàng, thư giãn với hầu hết các dòng khách, chính vì vậy họ đánh giá tốt và rất tốt đối với các chương trình tour.

Khách Ấn Độ cũng có mức độ hài lòng tương đối tốt về thái độ phục vụ và ngôn ngữ của HDV tiếng Anh tại Việt Nam, trên 80% đánh giá là tốt là rất tôt, dưới 20% cho là bình thường và kém. Những đánh giá này đòi hỏi Việt Nam cần phải tiếp tục nâng cao trình độ của HDV car về trình độ và thái độ phục vụ hơn nữa, tỷ lệ khách đánh giá ở mức độ tuyệt vời còn đạt dưới 50% chứng tỏ độ hài lòng thực sự của khách Ấn Độ với HDV Việt Nam còn chưa thực sự tốt, trong khi chất lượng tour du lịch có một phần lớn do HDV quyết định hoặc ảnh hưởng tới tâm lý khách du lịch.

Biểu đồ 2. 16: Điều yêu thích của khách Ấn Độ về Việt Nam (%)

Về điều yêu thích của KDL Ấn Độ tại Việt Nam thì có thể kể tới hàng đầu là phong cảnh tài nguyên du lịch tự nhiên với xấp xỉ 85% khách yêu thích, kế đến là 52,2% thích con người Việt Nam, kế liền là thích về lịch sử của Việt Nam đạt 43%. Dịch vụ du lịch lại chỉ đạt mức độ yêu thích dưới 30%, trong khi đó 7% khách Ấn Độ thích tất cả các điều này. Kết quả này cho thấy ngoài cảnh đẹp tự nhiên của Việt Nam thì các yếu tố khác như con người, truyền tải thông tin văn hóa, lịch sử, và các dịch vụ du lịch đều chưa đạt mức độ thực sự hấp dẫn, những

mặt này cần phải có giải pháp cụ thể để cải thiện thực trạng hiện nay. Điều này có thể thấy được phản ánh không chỉ ở khách du lịch Ấn Độ mà còn ở khách đến từ nhiều quốc gia khác, thể hiện cụ thể ở việc khách đên thăm Việt Nam một lần và không trở lại thăm tiếp sau. Do cảnh quan thiên nhiên thì luôn như vậy, còn dịch vụ phục vụ khách du lịch có thể thay đổi, nếu dịch vụ tốt khách sẽ muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ, nếu dịch vụ kém, họ sẽ không sử dụng tiếp. Chính vì vậy nhìn vào lượng khách trở lại Việt Nam, có thể thấy được dịch vụ du lịch của Việt Nam ở mức độ như thế nào.

Biểu đồ 2. 17: Biểu đồ địa điểm khách Ấn Độ yêu thích nhất tại Việt Nam

Nhìn chung có nhiều địa điểm thăm quan trong các tour truyền thống được khách Ấn Độ yêu thích, hầu như toàn bộ số khách đã đến Hạ Long đều yêu thích vịnh Hạ Long, bên cạnh đó lượng khách thích hai thành phố lớn của Việt Nam chiêm trương đương 50% cho mỗi thành phố, các điểm khác có độ chia sẻ không nhiều khác biệt do mật độ đến thăm quan còn hạn chế hơn so với các điểm chủ yếu như Hà Nội, Hạ Long, Tp. Hồ Chí

Minh, Đồng bằng sông Mekong. Điều này chững tở rằng khách Du lịch đánh giá tương đối cao độ hấp dẫn của các điểm du lịch tại Việt Nam. Thậm chí có rất nhiều khách chọn nhiều địa điểm cùng lúc trong bảng nhận xét của mình. Tuy nhiên, trên thực tế khách du lịch Ấn Độ đế n Việt Nam mới chỉ chủ yếu thăm quan những địa điểm phổ thông gần những thành phố lớn, chưa đến những điểm ở xa thành phố lớn nhiều, có thể do nguồn thông tin về du lịch Việt Nam chưa được cung cấp đầy đủ, chưa mang lại cái nhìn toàn diện về các điểm đến của Việt Nam cho KDL Ấn Độ.

Biểu đồ 2. 18: Ý định quay lại du lịch Việt Nam của khách Ấn Độ

Tiếp đến là ý định quay lại Việt Nam du lịch tiếp thì gần 70% cho rằng có thể họ sẽ quay lại, ¼ số khách được hỏi trả lời là có, bên cạnh đó 6,8% trả lời rằng không có ý định trở lại Việt Nam. Điều này chứng tỏ Việt Nam trong lòng khách du lịch Ấn Độ cũng tạo nên những ấn tượng tốt đẹp, tạo cho họ

mong muốn tiếp tục khám phá đất nước ta. Điều này cũng có nghĩa là du lịch Việt Nam sẽ được chính những du khách này góp phần quảng bá giới thiệu cho các khách du lịch khác tới Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng câu trả lời “có thể” của khách mang tính trả lời lịch sự, thể hiện thiện chí cần thiết của một du khách với nước sở tại, chính vì vậy con số này không thể khẳng định hay phản ánh chính xác khả năng thu hút khách du lịch Ấn Độ quay lại Việt Nam, và là lực lượng tiếp sức quảng bá du lịch Việt Nam tại Ấn Độ.

Con số đa số khách trả lời “có thể” đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam cần có giải pháp toàn diện hơn trong việc cải thiện dịch vụ du lịch cũng như môi trường du lịch của Việt Nam nói chung. Đồng thời xây dựng và phát triển những mặt còn thiếu và yếu trong việc phục vụ chủ yếu cho khách du lịch Ấn Độ.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP LÀM TĂNG LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

×