LT LD a) b) Hình 3.5: Đo độ co bóp má khuỷu a)Phương pháp đo b)Sơđồ nguyên lý
1-Tì tiếp xúc đàn hồi 3-Tì tiếp xúc 2-Đồng hồ chỉ báo 4-Trục khuỷu
1- Yêu cầu kỹ thuật Trước khi đo
- Phải chuẩn bịđầy đủ dụng cụ cần cho quá trình đo
- Hệ trục và động cơ chính phải được nối với nhau theo độ gãy khúc và dịch tâm
- Dụng cụđo có độ chính xác cao Trong khi đo
- Tránh làm xước trục khuỷu, không để dụng cụđo rơi xuống buồng máy
Sau khi đo
- Tính toán độ co bóp má khuỷu, so sánh với tiêu chuẩn cho phép của động cơ [∆L] = 0,003mm
- Nếu độ co bóp má khuỷu lớn hơn độ co bóp cho phép thì phải tiến hành định tâm và lắp ráp hệ trục lại từđầu
2- Dụng cụ
Dụng cụ chuyên dùng đo co bóp má khuỷu 3- Trình tự tiến hành
- Bước 1: Đánh dấu vị trí bánh đà ở vị trí tương ứng với ĐCT trong chu kỳ quay của piston 1
- Bước 2: Xác định tâm cổ trục trên má khuỷu, đưa thiết bịđo vào. Ghi lại số chỉ trên đồng hồ, LT
- Bước 3: Xoay trục khuỷu 180 độ, đưa piston về phía ĐCD - Bước 4: Ghi lại số chỉ LD trên đồng hồ
- Bước 5: Tiến hành đo tất cả các khuỷu khác
- Bước 6: Tính toán độ co bóp má khuỷu cho từng khuỷu theo công thức:
∆L = LT - LD
- Bước 7: Lấy trị số lớn nhất so sánh với độ co bóp má khuỷu cho phép