KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo thiên chúa trong lịch sử dân tộc việt nam từ thế kỉ xvii đến thế kỉ xix (Trang 66)

Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, nhưng thời gian đầu khoảng hơn một thế kỷ, nó vẫn chỉ bó hẹp ảnh hưởng của mình trong vai trò một kẻ tiên phong mở đường và do thám ở một địa hạt mới với rất nhiều lạ lẫm và khác biệt. Phải đến thế kỷ XVII đặc biệt là đến nửa cuối thế kỷ XVIII, Thiên chúa giáo mới trở thành lực lượng có thế lực quan trọng thực sự khi Nguyễn Ánh trong bước đường cùng dựa vào các giáo sĩ và nước Pháp để dành vương quyền.

Đạo Thiên chúa, kể từ đó chính thức tham gia vào tiến trình lịch sử Việt Nam và có tác động không nhỏ tới lịch sử dân tộc, để đến năm 1858 Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.

Thiên chúa giáo vào nước ta không phải ngay từ đầu nó đã có một công cụ xâm lược của chủ nghĩa thực dân, bởi vì thời gian đầu việc điều khiển, tổ chức truyền giáo ở đẩy do người Bồ Đào Nha phụ trách mà thực dân xâm lược nước ta lại chính là thực dân Pháp. Đúng hơn là quá trình rao giảng kinh phúc âm của các giáo sĩ Thiên chúa giáo trong những buổi đầu, các giáo sĩ chưa lộ nguyên hình là một công cụ xâm lược của chủ nghĩa thực dân mà chỉ thực sự trở thành công cụ xâm lược từ khi có Hội truyền giáo ngoại quốc của dòng Thừa sai ra đời tại Pari 1664. Từ mục đích thành lập của Hội cho đến những hoạt động của các giáo sĩ của Hội ở Việt Nam, nhất là năm 1767 trở đi cho phép ta khẳng định điều này. Bởi vậy, trong chính sách của nhà nước từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX cũng có sự thay đổi. Nếu như, trong thời gian đầu, các sắc dụ ngăn cấm đạo chỉ là “trục xuất” hay là “phạt” các giáo sĩ và giáo dân, thì dưới thời Nguyễn chính sách cấm đạo này tỏ ra quyết liệt, nghiêm khắc và đa dạng hơn. Những chính sách này đi liền với những hoạt động ngày càng ngang ngược của các giáo sĩ. Riêng thời Gia Long, do “hàm ơn” Bá Đa Lộc, biết ơn nước Pháp nên việc truyền bá đạo Thiên chúa được lới lỏng. Còn ở thời gian sau biện pháp đối phó trở lên hệ thống hơn, chặt chẽ hơn và đôi khi cưỡng chế, nếu cần thiết. Đặc biệt trong bốn năm kể từ sau cuộc bắn phá của Pháp ở Đà Nẵng và việc đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ của chúng, cùng với thái độ thân Pháp lộ liễu của giáo dân, sự đối phó với Thiên chúa giáo là quyết liệt nhất. Đây là thời điểm Thiên chúa giáo ở Việt Nam chịu nhiều tổn thất nặng nề và là một trang sử đau lòng cho bất cứ ai có lòng nhân hậu và ý tưởng công bằng khi đọc lại nó. Về chính sách của nhà nước phong kiến đối với Thiên chúa giáo đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập với những nhận định và những sự đánh giá rất khác nhau. Có người đặt vấn đề về một chính sách đối phó khôn ngoan vè mềm dẻo hơn về phía nhà nước phong kiến, đặc biệt là thái độ của nhà Nguyễn đối với việc đạo, xong sự chi phối và khai thác triệt để tôn giáo ở Việt Nam của thực dân Pháp, nhiệt tình cực đoan của các giáo sĩ Thừa sai Pháp đối với lợi ích của Tổ quốc mình, tới mức lợi dụng quá đáng lòng tin của giáo dân và nhất là quan điểm điều hành việc đạo, đậm màu sắc thực dân ở Việt Nam của các giáo sĩ Thừa sai đã triệt tiêu mất khả năng đó.

Chính sách của nhà nước phong kiến đối với Thiên chúa giáo từ thế kỷ XVII đến thế kỉ XIX tuy có gây khó khăn cho cuộc truyền giáo và thiệt hại cho cộng đồng giáo dân, song nếu so sánh với chính sách sát đạo của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ XVII,

thì không phải là quá quyết liệt. Những chính sách này được thực hiện có mức độ, tùy theo tình huống và theo một trình tự không phải là không có lý tha cấm có hệ thống và có sự kết hợp có giáo dục, cưỡng bức hòa hoãn xong khá quyết liệt khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, rất nghiêm khắc với việc nhập cảnh, thái độ kiêu hãnh và coi thường pháp luật của các Thừa sai, nhưng có mức độ đối với giáo dân và chỉ thực sự nghiêm khắc đối với họ khi họ đã được các giáo sĩ Thừa sai kích động, công khai đối đầu và khiêu khích chính quyền...Mọi sự phê phán gay gắt chính sách của nhà nước phong kiến, nếu đem đối chiếu với những gì xảy ra trong thực tế, với những hậu quả trong quá trình nô dịch, xâm lược và đồng hóa của thực dân Pháp, là thiếu khách quan và vô tư. Song, những gì mà cộng đồng giáo dân phải chịu đựng là rất đáng tiếc. Nhưng đó là kết quả logíc của sự việc, nếu không có cái thứ nhất thì làm sao có cái thứ hai, hay nói cách khác, nếu không có “âm mưu” được che đậy đằng sau tấm áo tôn

giáo, không có thái độ kiêu hãnh, tham vọng muốn thực hiện một sự áp đặt về tôn giáo và văn hóa, cùng lúc là thái độ và những hành động tạo điều kiện cho cuộc xâm lược của quốc gia đã gửi họ đến Việt Nam, là hành động lôi kéo giáo dân xa rời lợi ích dân tộc của các giáo sĩ Thừa sai Pháp, thì những chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX là sự tự vệ chính đáng.

Chúng không thể phủ nhận một điều rằng trong suốt ba thế kỷ du nhập, Thiên chúa giáo với tư cách là một nền văn hóa cũng đã truyền tải đến Việt Nam không ít những thành tựu của nền văn hóa và văn minh phương Tây như đã trình bày ở trên.

Vậy tại sao đã cấm đạo, giết đạo mà đạo vẫn phát triển và Việt Nam vẫn bị rơi vào tay của thực dân Pháp? Nếu ta xét đối tượng tiếp nhận đạo là quần chúng nhân dân lao động phải chịu đói khổ lầm than, phiêu bạt do cuộc chiến tranh của các tập đoàn phong kiến gây lên, họ chán ghét và muốn vứt bỏ cuộc sống hiện tại, muốn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, trong đó giáo lý của đạo Nho (chủ yếu dành cho tầng lớp trên) thì giam hãm con người vào một khuôn phép bất di bất dịch, đạo Phật thì khuyên con người ta tu hành khổ hạnh để thành chính quả, đạo Phật cho rẵng nỗi khổ không phải do người khác mang đến mà chính do dục vọng của con người gây ra, nên muốn hết khổ phải tu thân tích đức đến mức ép xác mới mong được thoát nỗi khổ. Điều này không phải ai cũng làm được. Trong cuộc đời, ai mà không muốn tạo dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc. Đối với đạo Thiên chúa, đối tượng của nó là quần chúng lao động đói nghèo, bị áp bức. Đạo Thiên chúa cũng, khuyên con người ta sống

thiện, sống tốt, sống chịu đựng ở trần thế để khi chết sẽ được nên Thiên Đàng – nơi bắt đầu cho một cuộc sống tươi đẹp hơn. Điều này thì Thiên chúa giáo không khác gì mấy so với đạo Phật. Nếu như đạo Thiên chúa có Thiên Đàng thì đạo Phật cũng có một thế giới với đầy hoa thơm cỏ lạ, đó là cõi Niết Bàn - một thế giới hoàn toàn mơ hồ so với cuộc sống trần thế. Song có điều muốn lý giải kiểu gì chúng ta cũng không thể nói với tính mê hoặc của tôn giáo, một điều cho đến tận ngày nay ta vẫn chưa có thể lý giải được.

Tuy nhiên, giờ đây chủ nghĩa thực dân đã vắng bóng, nhà nước cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam đang vững mạnh, giáo hội Việt Nam đã được độc lập và có thực quyền. Vì tương lai một nước phồn vinh về đời sống vật chất, phong phú về đời sống tinh thần, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt lương giáo để cùng nhau chăm lo vào mục tiêu chung của cả nước là: độc lập - dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có lý tưởng xã hội chủa nghĩa là có nhiều trùng hợp với mong ước của Ki tô giáo. Nếu như Ki tô giáo hứa hẹn một thiên đường ở bên kia thế giới thì ta quyết tâm xây dựng một cuốc sống văn minh trên cả dải đất này. Người công giáo đang và sẽ không đứng ngoài sự nghiệp đó. Hơn bao giờ hết, chúng ta hãy nâng cao lòng chân phúc của bài ca lịch sử đã từng vang dội một thời: “Trước

Một phần của tài liệu chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo thiên chúa trong lịch sử dân tộc việt nam từ thế kỉ xvii đến thế kỉ xix (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w