Thời Minh Mạng (1820 – 1841)

Một phần của tài liệu chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo thiên chúa trong lịch sử dân tộc việt nam từ thế kỉ xvii đến thế kỉ xix (Trang 40)

Ngày 6/2/1820 Gia Long mất, lúc đó Minh Mạng tức Nguyễn Phức Đảm đang ở tuổi 25 được chọn làm người kế vị: Minh Mạng kế vị ngôi báu cũng đồng thời kế tiếp luôn tư tưởng truyền thống mà nhiều triều đại phong kiến trước để lại. Trong ngoại thương thì đó là tư tưởng“Trọng nông ức thương”. Coi nông nghiệp là ngành kinh tế số một: “Hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”. Vì thế chỉ ban hành những chính sách ưu dãi cho nông nghiệp còn các ngành khác đặc biệt là ngoại thương thì bị hạn chế, thậm chí còn kìm hãm phát triển. Minh Mạng là ông vua thông minh tài chí, minh chứng là dưới triều Minh Mạng nhân dân no ấm, xã hội ổn định nhất trong 13 đời vua nhà Nguyễn. Nhưng Minh Mạng cũng là ông vua bị hệ tư tưởng Nho giáo chi phối nặng nề nhất. Đó là tư tưởng “Trọng nghĩa hơn trọng lợi” và ảnh hưởng sâu sắc “Chủ nghĩa dân tộc” của Đại Hán, coi dân tộc mình là trung tâm, là tiến bộ, tinh hoa còn những dân tộc khác là yếu kém, chậm tiến là man di “Hoa hạ man di”… Nên không cần quan hệ với ai. Việt Nam là một quốc gia có vị thế thuận

lợi, là nơi giao chuyển trong khu vực nên có nhiều quốc gia khác nhòm ngó, xâm chiếm vì thế gây tâm lý sợ tứ biến, luôn luôn cảnh giác, sợ an ninh quốc gia bị đe doạ

mất chủ quyền dân tộc. Tất cả những tư tưởng đó ảnh hưởng đến con người Minh Mạng làm cho ông có tư tưởng độc đoán, cổ hủ và bảo thủ, dẫn đến những chính sách của ông mang nặng tính chất đó. Và được các giáo sĩ Thiên chúa gọi là “vị vua tắm

máu Thiên chúa giáo, là tên bạo chúa không thức thời và dã man với người châu Âu, đặc biệt là đối với giáo dân”. Sang thời Minh Mạng xã hội có bước chuyển biến mới. Minh

Mạng lên ngôi 1820, và đứng trước vấn đề lớn của Lịch sử “Cởi chói cho nông dân và

các tầng lớp bị trị khác” thoát khỏi cơ chế “Sở hữu ruộng đất lớn”.

Trong kinh tế, nông nghiệp vẫn là trọng, công nghiệp, thương nghiệp bị hạn chế. Kinh tế hàng hoá không hoàn toàn bị chặn đứng nhưng không được kích thích phát triển. Các đô thị như phố Hiến, Hội An… bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1831 - 1832 Minh Mạng cho tiến hành cuộc cải cách bộ máy nhà nước và bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền đã đạt tới mức hoàn chỉnh với một thể chế đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việt Nam trở thành một nước mạnh so với các nước quân chủ trước đó và khu vực. Nhưng nông dân vẫn bị bóc lột, xã hội không ổn định, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, đất nước bắt đầu suy yếu từ bên trong.

Chọn Minh Mạng kế vị, Gia Long đã nhận thấy được khả năng quyết đoán của một con người cứng rắn có thể giải quyết các công việc phức tạp của triều đình, đặc biệt là đối với phương Tây trong đó có vấn đề truyền giáo luôn làm cho nhà vua trăn trở, âu lo.

Năm 1824, chính phủ Pháp cử J. B. Chaigneau sang Huế để duy trì hoạt động ngoại giao có từ thời Gia Long. Năm đó, có một tàu Pháp đến Đà Nẵng mang thư và lễ vật của vua Pháp gửi đến vua Minh Mạng nhưng bị Minh Mạng từ chối, một số giáo sĩ nhân đó trốn lên được đất liền để truyền giáo.

Năm 1825, vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: “Các tôn giáo sai trái của

người Tây Dương làm hư hỏng lòng người. Đã từ lâu nhiều tàu Tây Dương đến đây buôn bán và đã để lại các đạo trưởng trong vương quốc này. Các đạo trưởng đã lôi kéo và làm hỏng nhân tâm, làm suy thoái thuần phong mỹ tục. Đó chẳng phải tai họa lớn cho đất nước. Vậy phải chống lại sự lạm dụng này để đưa dân chúng trở lại con đường chính… phải canh phòng cẩn thận mặt hải cảng, miền núi, tất cả mọi ngả đường thủy bộ để ngăn không cho các đạo trưởng Tây Dương xâm nhập lén lút, trà trộn vào dân chúng để gieo rắc bóng đen trên vương quốc”. Làm hoạt động truyền

Thật ra trong thời gian Gia Long ở ngôi và mấy năm đầu thời Minh Mạng, việc tế đạo của các giáo sĩ Thừa sai và việc sinh hoạt của giáo dân hầu như tự do, công khai. Gia Long cũng như Minh Mạng chưa chỉ dụ chống giáo dân mà chỉ đến tháng 2/1825, vua Minh Mạng mới ra đạo cấm Thiên chúa giáo. Trong lời nói đầu của đạo dụ này đã nghi rõ điểm chống đạo Thiên chúa như sau: “ Quan niệm tôn giáo sai lệch

của người châu Âu lam tha hóa linh hồn con người. Từ lâu đã có rất nhiều tàu buôn đến nước ta để buôn bán và để lại những vị linh mục hoạt động chống đất nước chúng ta. Những người linh mục này dụ dỗ dân chúng và làm hư hỏng tâm hồn họ. Các vị linh mục đã làm thay đổi thuần phong mỹ tục. Phải chăng đó la những điều đã gây ra một tai biến lớn lao cho đất nước. Vì vậy chúng ta cần phải chống cự lại đối với sự tấn công để đưa dân chúng nước ta vào con đường đúng đắn”.

Như vậy mục tiêu mà Minh Mạng đặt ra chỉ tuyên bố đạo Gia Tô là mối tệ hại cần hạn chế và ngăn cản không cho các giáo sĩ Tây lén thâm nhập trong dân chúng, chứ Minh Mạng chưa hề đặt ra một hình phạt nào đối với các giáo sĩ. Điều này thực ra hoàn toàn có thể hiểu được nếu biết rằng trước năm 1825 đã xảy ra nhiều sự kiện khiến Minh Mạng hết sức lo lắng. Đó là việc các cha cố người Pháp từ Việt Nam về báo nhiều tin quan trọng cho chính phủ Pháp và nhất là hiện tượng một số giáo sĩ Pháp theo tàu chiến Pháp thâm nhập Việt Nam như: Taberd, Gagelin theo tàu La Róe cùng Chaigneau tới năm 1821. Lúc này Minh Mạng đã có ý mong cho những người Pháp làm quan tại triều Nguyễn trở về và thực sự đã có quyết định cho họ về nước, vì chính họ đã báo cáo tình hình cho chính phủ Pháp. Đó là bối cảnh lịch sử khiến cho Minh Mạng thực hiện một việc nữa là tập trung các giáo sĩ tại Huế. Năm 1825, để làm rõ hoạt động truyền giáo, Minh Mạng lệnh cho các giáo sĩ về kinh đô Huế lấy cớ là để dịch sách.

Cuối năm 1826 để giúp việc phiên dịch, nhưng thực chất là cho dễ bề kiểm soát, sau cái chết của Lê Văn Duyệt - phó Vương Nam kì bị phát hiện theo đạo dưới quyền một linh mục Pháp, tên Việt gian Phan Văn Kinh. Tháng 11 năm đó Minh Mạng giật mình nghe tâu báo đến cả biền binh thuộc vệ loan giá hầu hạ bên mình cũng có người theo đạo nên rất tức giận, liền sau đó nhân việc dân chúng theo đạo ở phương Nam - dương Tây, tỉnh Quảng Trị xin hối cải bỏ đạo. Minh Mạng đã ra chỉ dụ đầu tiên về việc cấm đạo đối với dân chúng vào tháng 11 năm Nhâm Thìn với nội dung “Đạo Gia Tô nguyên từ người Tây dương đem vào truyền bá đạo đã lâu, dân ngu phần

nhiều bị mê hoặc mà không biết hối. Thử nghĩ các thuyết thiên đường, tóm lại chỉ đều là chuyện hoang đường, không có bằng chứng. Hơn nữa không kính thần linh, chẳng thờ tổ tiên, rất trái với chính đạo. Thậm chí lập riêng nhà giảng tụ tập nhiều người, cám dỗ dâm ô phụ nữ, lừa gạt lấy mắt người ốm.. nếu ke nào không chừa thói cũ còn dám lén lút tụ tập nhau, can tâm vi phạm lênh cấm, mọt khi bị phát giác ra thì liền trị tội nặng”.

Từ chỗ lý giải tại sao lại cấm đạo và sẽ “ Trị tội nặng” những người cố tình vi phạm lệnh cấm, nhưng Minh Mạng chưa có ý giết đạo, chủ trương dùng biện pháp giáo dục là chính và nghiêm cấm các quan lại triều đình lạm dụng chức quyền sách nhiễu hoặc dụ dỗ giáo dân. Đó là chính sách tế nhị, thường chỉ nêu ra lí do khác biệt văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng. Năm 1831, chính phủ Pháp cử một tàu đến Huế đặt lại quan hệ ngoại giao nhưng bị vua Minh Mạng cự tuyệt. Những động thái đối ngoại đầy kiêu kỳ này của Minh Mạng đã gây sự phản ứng cho nhiều giới chức Pháp.

Năm 1832, Minh Mạng ra dụ: “Cái thuyết thiên đường, tóm lại chỉ là chuyện

hoang đường, không có bằng chứng. Hơn nữa nếu không kính thần minh, không thờ tiên tổ thì rất trái với chính đạo. Những việc trái luân ly, hại phong hóa, điều ấy kể ra còn nhiều, thực đã phạm đến pháp luật. Đạo ấy quy là tà đạo hơn đạo nào hết”.

Năm 1832, nhân vụ giáo sĩ người Pháp có tên là Phạm Văn Kinh ở họ đạo Dương Sơn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên bí mật truyền đạo, cầu kinh. Quan phủ Thừa Thiên nhiều lần gọi đến công đường khuyến cáo nhưng không một ai chịu bỏ đạo. Năm đó, Minh Mạng ra lệnh cho các quan tỉnh “khuyến cáo bỏ đạo, ai thành

thực bước qua cây Thập tự thì miễn tội, nhà thờ, nhà giảng cho hủy diệt đi, ai cố tình không tuân bị tội nặng”.

Nhưng đến năm 1833 sau sự kiện Lê Văn Khôi nổi loạn ở Gia Định chống lại triều đình dưới chiêu bài khôi phục nhà Lê có sự tham gia của đạo trưởng và con cháu đạo Gia Tô khiến Minh Mạng rất tức giận. Đây là lý do thức thời ra đời đạo dụ thứ 2 vào ngày 6/1/833. Trong đạo dụ này có đoạn viết “.... triều đình hạ lệnh cho tất cả

những ai theo đạo Thiên chúa từ quan lại đến cùng đinh phải thực thà bỏ đạo, nếu như các người thừa nhận và tôn kính triều đình. Nếu ai là thần dân của triều đình về sau này bị chỉ ra theo tín ngưỡng tà thuyết này thì người đó sẽ bị hành hình để cho tôn giáo sai lệch này bị diệt trừ tận gốc”. Có thể nói đây là chỉ dụ cấm đạo khắc nghiệt và

thách can đảm hà khắc của chính sách cấm đạo ngày càng tăng theo tỷ lệ thuận với sự tham gia chống đối của một số người công giáo.

Đối với giáo dân đạo dụ tháng 8, quý tỵ 1833 nêu rõ: “trong những người theo

đạo Gia Tô kẻ nào theo giặc, chống lại quan quân, đã bắt được tại trận hoặc tiếp tục bắt sau, tức thì chém đầu, đem bêu cho mọi người biết, còn kẻ nào hiện nay tuy đã bị bắt, nhưng trong những ngày nghịch tặc hoảng loạn, vẫn đi biệt ở nơi khác nay mới trở về thì cho tổng ly sở tại bắt giải đến địa phương tra xét rõ ràng, nghị xử tâu lên: người nào trước sau vẫn ở trong dân không hề theo giặc, thì cho tổng ly dẫn đến tỉnh sức bảo bước qua thập tự giá, xét ra thấy quả thật lòng tỉnh ngộ ăn năn, tình nguyện bỏ đạo, thì đều tha tội cho về yên nghiệp làm ăn”. Năm 1834, Minh Mạng ban hành “Thập điều giáo huấn”, nhà vua chỉ ra rằng: Đạo Gia tô lại càng vô lý “Trai gái chung đụng hỗn tạp, việc làm này giống như cầm thú. . . Đó là làm cho bại hoại luân ly, hư hỏng giáo hóa, không thể tin được. Nếu người nào đó bị dỗ dành thì nên mau chóng bỏ đi. Phần các việc quan, hôn, tang, tế đều phải theo lễ tục nước nhà. . . ”

Còn đối với đạo trưởng phương Tây đạo dụ tháng 12 Ất Mùi năm 1935 quy định rõ: “.. phàm đạo trưởng Tây dương đã ở lén lút trong dân gian, xin cho tổng ly

bắt giải quan, chiếu theo luật tà đạo dị đoan cám dỗ mê hoặc nhân dân khép vào tội chết, còn người chứa chấp dấu giếm cũng bị tội như phạm nhân”. Cùng năm đó, Phan

Bá Đạt, Phó đô ngự sử Viện Đô sát tâu: Cố đạo Mã Song (Marchand) ở Gia Định đồng lõa với Lê Văn Khôi khi bị bắt khai rằng “thầy thuốc người Tây Dương khoét mắt

người sắp chết để chế thuốc”, còn “tà giáo Tây Dương cho một trai, một gái ở chung một nhà có tường gạch ngăn cách, khi động tình dục, rập cho chúng chết bẹp, ép lấy nước xác chết, hòa làm bánh cho người theo đạo ăn khiến cho họ mê đạo không bỏ được”; rồi nghe nói “trai gái lấy vợ, lấy chồng, đạo trưởng đem người con gái vào nhà kín với danh nghĩa giảng đạo thực ra để dâm ô…”. Những chuyện này được phịa

ra trong dân gian và quan Đô ngự sử Phan Bá Đạt đã khéo thêu dệt thành những mẩu chuyện ly kỳ, hấp dẫn nên dễ gây ấn tượng trong triều đình và tạo nên sự phẫn nộ trong công chúng. Việc giết đạo từ đó càng khốc liệt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 1825 - 1838 có 4 Giám mục, 9 Linh mục ngoại quốc, 20 Linh mục người Việt và hàng trăm giáo dân bị sát hại.

Ngày 21/1/1838 các đấng bề trên của giáo hội gửi một số lên vua Lui XVII rằng: “từ 180 năm nay người Bồ Đào Nha cùng chúng tôi nối nhau sang truyền đạo ở

vùng Viễn Đông. Tại Đàng Ngoài có 35 vạn người, tại Đàng Trong có hơn 10 vạn người đã vào giáo hội. Trong thời kỳ Bắc - Nam phân tranh đã bị tàn sát nhiều phen, đến năm 1802 vua Gia Long thành lập nước Việt Nam thì chúng tôi được tự do truyền giáo. Đến vua Minh Mạng nối nghiệp vì sẵn lòng ghét đạo Gia Tô nên coi giáo sĩ là kẻ thù. Từ năm 1823 trở về sau thì trừng trị triệt để. Chúng ta chưa kể đến người bản xứ, chỉ kể người Pháp đã có mấy trăm bị chém, bị xử tội lăng trì, có nhiều người mới bị bắt chưa biết số phận thế nào vì trong lúc tức giam cầm phải thú nhận những điều không có, đức cha Havarsd đã thoát ngục trốn vào rừng song sức lực gầy mòn trót phải bỏ thây dưới hố. Chẳng những là người Pháp mà các giáo sĩ người Bồ Đào Nha cũng có người xác thịt không toàn đã bị chết một cách tàn nhẫn. Dẫu ở đâu cũng vậy, chúng ta phụng sự Thiên chúa, phụng sự quốc vương ngày nào cũng mong bệ hạ phải phong giáo đồ tể để chúng ta được an thân thể, an linh hồn mà thờ chúa”.

Tháng 10 năm 1839, Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: Buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo trong vòng một năm, xây dựng chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ. Tất cả thần dân phải tích cực trông nom chùa chiền.

Dụ cấm đạo mới này đã gây sự căm phẫn trong giáo đồ và giới chức Thiên chúa giáo, làm chấn động xã hội. Tuy nhiên, chính phủ Pháp và triều đình Huế cũng mong muốn có sự hiểu biết cần thiết và thiện chí từ cả hai phía để có thể xích lại gần và cải thiện tốt hơn tình thế gay cấn vốn có. Năm 1840, Minh Mạng cử Phan Thanh Giản cầm đầu một phái đoàn sang Pháp để tìm hiểu tình hình với mong muốn xây dựng quan hệ ngoại giao tốt hơn. Nhưng điều mà cả hai phía không muốn đã xảy ra là khi phái đoàn của triều đình Huế đến Pháp bị các giới chức trong giáo hội thừa sai Paris phản đối kịch liệt và vận động một cuộc tẩy chay trên báo chí, làm áp lực mạnh mẽ với nhà vua nên vua Pháp buộc phải từ chối tiếp phái đoàn của triều đình Huế.

Tuy thế, số giáo dân dưới thời Minh Mạng vẫn được tiếp tục tăng, vào năm 1840, cả nước có 3 Giám mục, 2 Phó giám mục, 24 Linh mục ngoại quốc, 144 Linh mục người Việt và 420. 000 giáo dân 10.

Nhìn chung, sau sự kiện Lê Văn Khôi đến Minh Mạng băng hà Ông đã ban hành nhiều sắc dụ về việc cấm đạo Thiên chúa giáo trong nước. Có thể nói, chính sách đối với Thiên chúa giáo của Minh Mạng là có lý có tình, nếu đặt nó vào bối cảnh lịch

Một phần của tài liệu chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo thiên chúa trong lịch sử dân tộc việt nam từ thế kỉ xvii đến thế kỉ xix (Trang 40)