Đàng ngoà

Một phần của tài liệu chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo thiên chúa trong lịch sử dân tộc việt nam từ thế kỉ xvii đến thế kỉ xix (Trang 33)

Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta năm 1533 nhưng phải đến 38 năm sau tức là vào ngày 15/8/1591 Kavolot và đồng nghiệp đã bị Trịnh Tùng ( 1570-1623) trục xuất khỏi nước ta. Đây là phản ứng đầu tiên của việc cấm đạo ở Việt Nam, mở đầu việc cấm đạo của các triêu đại phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên đã có những lúc đạo công giáo gây được thiện cảm ngay trong triều đình. Dưới thời Trịnh Tráng các Thừa sai người ngoại quốc được tự do ra vào triều đình hầu như cơn bữa. Các Thừa sai này đã có thể giảng đạo và rửa tội cho một số phụ nữ trong triều đình. Có thể nói đây là thời vàng son của giáo hội. Nhưng các thương nhân và giáo sĩ đều đã vừa buôn bán và truyền đạo vừa tìm cách can thiệp vào nội tình chính trị nước ta, lợi dụng những mâu thuẫn và tranh chấp giữa các phe phái phong kiến Trịnh - Nguyễn để thu lợi cho mình. Họ giúp cho bên này chống lại bên kia, hoặc giúp cho bên kia chống lại bên này. Chính sự chia nhau can thiệp vào nội tình nước ta giữa các thương nhân và giáo sĩ các nước mà nhiều khi không thực hiện lời hứa giúp đỡ cùng với sự tranh chấp quyền lợi, tố cáo lẫn nhau giữa các hội truyền giáo đã dẫn đến sự bất bình và nghi kị của các tập đoàn phong kiến thống trị Việt Nam vốn đã không ưa giáo lí Thiên chúa. Kết quả là vào thập kỷ đầu của thế kỷ XVII đã có nhiều vụ cấm đạo xảy ra. 1630 chúa Trịnh ra lệnh trục xuất Alexandre De Rhodes,

Triều Cảnh Trị (1663-1671) chính thức ra lệnh cấm đạo “mùa đông tháng

10/1663 cấm người ta học đạo Hoa Lang. Trước đây có người Hoa Lang vào nước ta lập ra đạo lừa phỉnh dân ngu, đàn ông, đàn bà ngu dốt nhiều người tin mê, chỗ nhà giảng dạy

người ở hỗn tạp, trai gái không phân biệt. Trước đó người ta đuổi người giảng đạo đi rồi mà sách và nơi giảng hãy còn, thói lệ chưa đổi, đến đây lại nghiêm cấm”.

Cho dù triều đình đã ra lệnh “cấm đạo” nhưng Thiên chúa giáo vẫn tiếp tục phát triển. Năm 1665 riêng Đàng Ngoài đã có 35.000 giáo dân, 200 giảng đường, 75 nhà thờ hay phòng họ. Vì vậy tháng 4/1669 dưới thơi Trịnh Tạc cuộc cấm đạo trở nên gay gắt, Trịnh Tạc ra lệnh triệt phá nhà thờ.

Sang thời Chính Hòa ( 1680-1705) triều đình lại hạ lệnh nghiêm cấm “tả đạo Gia Tô” ra lệnh “Tra bắt người truyền đạo Hoa Lang trong hai xứ đuổi hết đi”.

Nhưng điều dễ nhận thấy là chính sách cấm đạo mới chỉ nhằm vào việc trục xuất các giáo sĩ phương tây ra khỏi nước ta không có sự giải thích rõ ràng, cụ thể về nguyên nhân của chính sách cấm đạo mà chỉ dừng chân ở việc trừng trị, phá nhà thờ, đốt kinh sách.

Mặt khác từ nửa cuối thế kỷ XVII trở đi các giáo sĩ càng dấn sâu vào việc đời hơn, càng gắn công việc truyền giáo với vấn đề chính trị. Trong tình hình này các thương nhân và giáo sĩ đều buôn bán, vừa truyền đạo, vừa dòm ngó nước ta, thăm dò điều tra tình hình Đàng Ngoài và cư dân, tìm cách đặt căn cứ, chuẩn bị cho sự xâm lược mà họ đang theo đuổi. Hành động của công ty Đông Ấn của Anh đánh chiếm đảo Côn Lôn năm 1702 là một dẫn chứng. Trước tình hình trên, từ 1627 – 1786, riêng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã ban hành 17 sắc chỉ nghiêm cấm, nhưng đạo Thiên chúa vẫn phát triển. Dưới thời Trịnh Cương (1709 - 1729) đã cho thi hành chính sách cấm đạo quyết liệt và tàn khốc hơn các triều đại trước, song hiệu quả thực tế của chính sách cấm đạo rất hạn chế, “triều đình đã nhiều lần ra lệnh cấm đạo Gia Tô, nhưng quan và

dân sở tại ham của đút lót, che dấu lẫn nhau, nên đạo ấy lan ra làm người ta mê hoặc mỗi ngày một sâu rộng. Vì thế triều đình lại ngăn cản... nhưng không sao ngăn cản được”. Vì thế trên thực tế nhiều giáo sĩ phương Tây và giáo sĩ Việt Nam thoát được

lệnh cấm, sau một thời gian ẩn náu lại công khai hoặc lén lút hoạt động và số giáo dân theo đạo ngày càng đông. Bởi vậy, dưới thời Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, chính sách cấm đạo vẫn tiếp tục được ban hành gắt gao và quyết liệt hơn, nhiều giáo sĩ dòng Đa Minh bị cầm tù và xử tử có lẽ không thu được hiệu quả là mấy khiến ít năm sau Lê-Trịnh lại phải tuyên bố lệnh cấm đạo gồm 4 điều sau:

Chỗ nào thấy có người tà giáo Tây Âu là lấy đầu ngay, không phải tra cứu: 1. Làng nào dung nạp giáo sĩ sẽ bị trừng phạt rất nặng.

2. Từ đây về sau hễ các người theo đạo còn tụ tập nhau sẽ trị tội rất nặng. 3. Tất cả nhà thờ bị phá trong hạn 15 ngày.

Như vậy, dưới thời vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thế kỉ XVII-XVIII, các triều đại kế tiếp nhau đưa ra và thi hành những chính sách cấm đạo ngày càng khắt khe

hơn. Sở dĩ có tình trạng này là do sự dấn thân vào việc đời một cách không đúng đắn của giáo sĩ các nước. Lẽ dĩ nhiên cũng không thể bỏ qua nguyên nhân dẫn đến những vụ cấm đạo. Một phần do chính sách nghiệt ngã của các tập đoàn phong kiến và sự thấm nhuần giáo lí Khổng Mạnh, tục thờ cúng tổ tiên đã có từ ngàn xưa, mà theo như Trịnh Tạc thì “đạo công giáo là không có nền tảng mà lại tai hại lố bịch vì dạy người

ta không được thờ trời đất”. Nhưng có lẽ các nguyên nhân sâu xa như trên đã nói đó là

sự dấn thân vào việc đời một cách đúng đắn của giáo sĩ các nước. Vì thời gian đầu vua Lê chúa Trịnh rất có mối thiện cảm đối với Thiên chúa giáo, ngay như Trịnh Tráng đã tin rằng người công giáo là người ngay thật và đã có lúc ông còn nghe những bài thánh ca. Nhưng có lẽ chính nguyên nhân trên mà vua Lê chúa Trịnh đã liên tiếp ra chỉ dụ cấm đạo, có điều ngay từ đầu chính sách cấm đạo của triều đình Đàng Ngoài hết sức phiếm diện, nửa vời, nặng về chê bai mạt sát, vì vậy những điều ban bố đó không được thực hiện một cách triệt để, kết quả không thu được là mấy. Đạo Thiên chúa vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng gây ảnh hưởng mạnh mẽ như trong đời sống chính trị ở nước ta.

Một phần của tài liệu chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo thiên chúa trong lịch sử dân tộc việt nam từ thế kỉ xvii đến thế kỉ xix (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w