Đánh giá chung 36 

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 43)

5. Cấu trúc của khóa luận 5 

2.2. Đánh giá chung 36 

2.2.1. Li thế

Trong bối cảnh hội nhập cả nước, với điều kiện vị trí và tài nguyên sẵn có, Hải Dương có tiềm năng, lợi thế nổi bật về phát triển nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trở thành trung tâm công nghiệp, đô thị lớn ở khu vực bắc ĐBSH, trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ giữa vùng thủ đô Hà Nội và khu vực ven biển Hải Phòng- Quảng Ninh trong những năm tới.

- Tiềm năng, lợi thế phát triển trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở vùng ĐBSH và vùng KTTĐ Bắc Bộ, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trong mối liên kết sản xuất và tiêu thụ với vùng thủ đô Hà Nội; phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành: công nghiệp hỗ trợ đóng tàu, công nghiệp kim loại, công nghiệp sản xuất điện nhiệt trong mối quan hệ liên kết với trục kinh tế động lực ven biển Quảng Ninh- Hải Phòng; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, công nghiệp chế biến hàng nông sản với lợi thế đầu mối giao thông, có điều kiện nguyên liệu tại chỗ, gần cụm cảng Hải

Phòng- Quảng Ninh, phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm xi măng, sứ xây dựng, gạch chịu lửa…

- Tiềm năng, lợi thế phát triển thành trung tâm giao lưu thương mại, trung chuyển thu- phát, phân phối các luồng hàng hóa ở khu vực bắc ĐBSH, phát triển cảng cạn- ICD, tổng kho lưu vận, các dịch vụ vận chuyển đa phương thức, kho ngoại quan, dịch vụ logistic, dịch vụ tài chính- ngân hàng gắn với thương mại, xuất nhập khẩu với lợi thế vị trí ở trung tâm, đầu mối giao lưu của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối giữa khu vực nội địa và khu vực ven biển Bắc Bộ.

- Tiềm năng, lợi thế phát triển thành trung tâm du lịch văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc, có khu di tích danh thắng Côn Sơn- Kiếp Bạc tầm cỡ quốc gia. Kết hợp phát triển du lịch văn hóa với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, giải trí, du lịch làng nghề, trong điều kiện đi lại thuận tiện từ thủ đô Hà Nội và nằm gần khu du lịch biển đảo Quảng Ninh, có thể kết nối hình thành các tour du lịch dài ngày, hấp dẫn cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa sản phẩm có thương hiệu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với điều kiện đất đai, nguồn nước thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng sản phẩm. Sản xuất một số cây trồng và vật nuôi đặc sản, nông dân có kinh nghiệm thâm canh, gần thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm lớn trong nước là thủ đô Hà Nội và các đô thị trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, cách không quá xa các khu cửa khẩu nên có tiềm năng xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt- Trung.

- Tiềm năng phát triển thành một trung tâm đào tạo khoa học- công nghệ quy mô vùng trong liên kết hợp tác với thủ đô Hà Nội. Phát triển các khu sinh dưỡng công nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao sinh học, phát triển các trường đại học, trường dạy nghề đẳng cấp quốc gia, quốc tế với điều kiện lợi thế nằm trong không gian mở rộng giao lưu phát triển đào tạo về khoa học- công nghệ với thủ đô Hà Nội.

2.2.2. Hn chế

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tỉnh còn gặp phải một số hạn chế như:

- Mật độ dân cư cao, đất chật người đông so với toàn quốc và ngay cả so với vùng ĐBSH. Trong khi dân số ngày càng tăng lên là thách thức đối với phát triển kinh tế và xã hội, sức ép lên quỹ đất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải phóng mặt bằng để nhanh chóng xây dựng và phát triển các KCN, CCN, khu đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

- Nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề chất lượng cao, đa số lao động trình độ sơ cấp, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 18- 21 có bằng trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghề mới chiếm khoảng 5%, là yếu tố làm hạn chế đến các ngành công nghiệp sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ mũi nhọn sản phẩm có giá trị gia tăng lớn như các dịch vụ tài chính, thông tin, thương mại quốc tế.

- Mật độ sông ngòi dày đặc với tốc độ phát triển nhanh các cơ sở công nghiệp, nguồn nước mặt và nước dưới đất cần quan tâm bảo vệ, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và không khí tăng lên là thách thức đối với phát triển bền vững.

- Thách thức biến đổi khí hậu, thời tiết theo chiều hướng khắc nghiệt, hạn hán tăng lên, mùa đông mưa ít lưu lượng nước các sông giảm xuống, gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của một bộ phận dân cư.

2.3. Thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2000- 2012

2.3.1. Khái quát chung

2.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng và qui mô kinh tế

Thời kỳ 2000- 2012, kinh tế tỉnh chuyển hẳn từ chỗ dựa chủ yếu vào nông nghiệp và một số ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp sang nền kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng có tốc độ phát triển nhanh.

Hình 2.3: GDP tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000- 2012

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Giai đoạn 2000- 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh bình quân đạt 10,9%. Giai đoạn 2006- 2012, trong điều kiện chịu tác động của suy giảm kinh tế thế giới 2008- 2009, tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 9,7%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (6,7%/năm). Tính chung giai đoạn 2000- 2012 giá trị GDP (giá 1994) tăng bình quân 10,3%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của vùng ĐBSH (10%/năm) và cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước (7,2%/năm). Năm 2012, qui mô GDP của tỉnh đứng thứ 4/11 địa phương và GDP bình quân đầu người đứng thứ 7/11 địa phương ở ĐBSH.

Tính chung giai đoạn 2000- 2012, GDP giá thực tế tăng lên gấp hơn 7 lần, từ 6175 tỷ đồng (năm 2000) tăng lên 43745 tỷ đồng (năm 2012). GDP bình quân đầu người tăng lên gấp hơn 3,5 lần, từ 261 USD/người (năm 2000) được nâng lên 1150 USD/ người (năm 2012), bằng 69 % so với mức bình quân chung vùng ĐBSH và 78% so với mức bình quân cả nước.

2.3.2. Chuyn dch cơ cu kinh tế

Thông qua đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, tỉnh tạo được đột phá về thu hút các dự án đầu tư, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khu

vực kinh tế phi nông nghiệp. Trong 12 năm, GDP khu vực công nghiệp- xây dựng tăng bình quân 13,5%/năm; khu vực dịch vụ tăng bình quân 11,2%/năm; khu vực nông nghiệp tăng bình quân 3,1%..

Hình 2.4: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hải Dương 2000-2012

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Từ năm 2006 đến năm 2012, tỷ trọng các khu vực nông nghiệp- công nghiệp và xây dựng- dịch vụ trong GDP thay đổi từ cơ cấu 27,1%- 43,6%- 29,3%% chuyển sang cơ cấu 17,6%- 51,2%- 31,2% (giá thực tế). Trung bình mỗi năm tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng thêm được gần 1,2% trong cơ cấu GDP.

Tính chung khu vực phi nông nghiệp tăng bình quân 12,6%/năm, cao gấp 4,1 lần tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và hơn 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 2006- 2011 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2012

1.GDP (giá 1994) Tỷ đồng 8440 13440

Công nghiệp- xây dựng 4172 7202

Nông lâm thủy sản 1965 2186

Dịch vụ 2303 4052

2. GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 13334 43745

Công nghiệp- xây dựng 5814 19772

Nông lâm thủy sản 3613 17499

Dịch vụ 3907 6474

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương)

2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

2.4.1. Công nghip

2.4.1.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu

 GTSX

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển được một số ngành công nghiệp quan trọng đang có ở trong nước như: công nghiệp cơ khí sản xuất thiết bị phụ tùng, lắp ráp, công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, công nghiệp dệt, may, giày dép xuất khẩu, công nghiệp chế biến thịt, rau quả, thực phẩm, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 11672 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994); so với năm 2000 tăng 2,7 lần. Theo giá thực tế năm 2005 chỉ tiêu này là 14888 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với năm 2000. Công nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm 37,8% GDP, đóng góp 60% thu ngân sách, 90% giá trị xuất khẩu, thu hút hơn 111.000 lao động.

Hình 2.5: GTSX công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000- 2012

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Giai đoạn 2006- 2010, GTSX công nghiệp (giá 1994) tăng bình quân 13,7%/năm. Một số ngành công nghiệp tăng nhanh như công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị điện- điện tử tăng bình quân 18,1%/năm; công nghiệp sản xuất kim loại và gia công kim loại tăng bình quân 22,3%/năm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sinh hoạt và đồ gỗ tăng bình quân 16,4%/năm; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và thức ăn gia súc tăng bình quân 16,5%/năm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng bình quân 13,9%/năm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2012 theo gốc so sánh 2010 giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước (so với gốc 2005 tăng 1,63%); trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 14,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,7%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà tăng 1,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 42,3%.

2.4.1.2. Công nghiệp theo thành phần kinh tế

Hình 2.6: GTSX công nghip tnh Hi Dương theo thành phn kinh tế

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

 Công nghiệp trong nước

 Công nghiệp do Trung ương quản lý

Đến năm 2012 công nghiệp trung ương trên địa bàn tỉnh gồm 14 đơn vị.Trong số đó, một số doanh nghiệp như Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Công ty cổ phần sứ Hải Dương, Công ty cổ phần đá mài Hải Dương, Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương v.v... có quy mô lớn, thiết bị và công nghệ tiên tiến, sản xuất sản lượng lớn, chất lượng cao. Từ lâu các đơn vị này đã là những đơn vị dẫn đầu trong một số ngành công nghiệp cả nước.

Giá trị sản xuất của công nghiệp do Trung ương quản lý năm 2012 đạt 13588 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Đến nay, công nghiệp trung ương quản lý chủ yếu duy trì qui mô hoạt động, GTSX (giá so sánh 1994) tăng bình quân 4,4%/năm, chiếm 16,4% tổng GTSX công nghiệp.

 Công nghiệp nhà nước địa phương

- Sản xuất trang phục 3553 tỷ đồng, sản xuất chế biến thực phẩm 1408 tỷ đồng, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đạt 10245 tỷ đồng, sản xuất xe có động cơ, rơ móc đạt 8005 tỷ đồng (giá 1994).

Sau khi tái lập tỉnh trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước doanh địa phương quản lý. Đến năm 2001 sau khi chuyển một số đơn vị về trực thuộc Bộ ngành Trung ương, giải thể, chuyển đổi sở hữu chỉ còn 14 doanh nghiệp. Đến hết năm 2005 toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành công nghiệp đã được cổ phần hóa. Một số doanh nghiệp cổ phần hóa 100%, một số vẫn giữ cổ phần Nhà nước chi phối. Sau khi chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp đã kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy, ổn định sản xuất và bước đầu đạt hoạt động có kết quả tốt. Đến nay, toàn tỉnh có 4 doanh nghiệp công nghiệp nhà nước địa phương. GTSX của công nghiệp nhà nước địa phương đạt 236 tỷ đồng (giá so sánh 1994).

 Công nghiệp ngoài nhà nước

Giai đoạn 2001-2005 việc đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh được đẩy mạnh, bình quân mỗi năm mức vốn đầu tư cho công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 300-400 tỷ đồng. Năm 2012 tổng số hộ đăng ký kinh doanh đạt 24192 cơ sở. Khu vực ngoài quốc doanh thu hút gần 126 ngàn lao động. Các cơ sở ngoài quốc doanh đã đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, năm 2012 đạt 27418 tỷ đồng,

- Doanh nghiệp tư nhân: năm 2012 số doanh nghiệp tư nhân công nghiệp đã đăng ký là 724 đơn vị, gấp 2,8 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực doanh nghiệp tư nhân năm 2012 đạt 21705 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tư nhân thu hút khoảng 26 nghìn lao động.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần (không kể công ty cổ phần có vốn nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài) : loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ, nhất là từ năm 2001 đến nay. Giá trị sản xuất khu vực này năm 2012 đạt khoảng 636 tỷ đồng. Số lao động làm

trong các công ty là 38.000 người. Khu vực sản xuất công nghiệp này đã có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư khá lớn, nhất là trong khu vực sản xuất vật liệu xây dựng, may, giầy v.v...và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp của tỉnh.

- Sản xuất công nghiệp cá thể và hộ gia đình: Số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và hộ gia đình tăng nhanh trong 12 năm qua. Đến năm 2012 khu vực sản xuất công nghiệp này đã có gần 23256 cơ sở; thu hút trên 76000 ngàn lao động và đạt giá trị sản xuất công nghiệp gần 5396 tỷ đồng ( giá so sánh năm 1994).

Công nghiệp có vốn đầu nước ngoài:

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh với nhiều ngành nghề và sản phẩm. Đến năm 2012 đã có trên 157 dự án được cấp giấy phép đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 135 dự án đã đi vào hoạt động.

Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2012 đạt trên 31901 tỷ đồng. GTSX của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Sản xuất trang phục 3553 tỷ đồng, sản xuất chế biến thực phẩm 1408 tỷ đồng, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đạt 10245 tỷ đồng, sản xuất xe có động cơ, rơ móc đạt 8005 tỷ đồng (giá 1994).

Tính chung trong giai đoạn 2000-2012, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, GTSX (giá 1994) tăng bình quân 22,9%/năm, chiếm 44,6% tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Một số sản phẩm có mức sản xuất tăng khá là: Lắp ráp ô tô tăng 49,4%, điện sản xuất tăng 12,2%, sắt thép không hợp kim tăng 7,2%,…

Sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Ford Việt nam, Chi nhánh công ty TNHH Tung Kuang, Công ty thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ, một số công ty may v.v... đã đạt hiệu quả cao. Năm 2012 khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách trên 4200 tỷ đồng, xuất khẩu đạt trên 63 triệu USD, thu hút trên 21 ngàn lao động. Công nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài từng bước có vị thế quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

2.4.1.3. Hiện trạng phát triển các KCN, CCN

Khu công nghiệp tập trung: Trong thời gian 2001-2005 các khu công nghiệp bắt đầu được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Năm 2005 đã có 6 khu công nghiệp được phê duyệt với tổng diện tích 951,7 ha.

Trong tổng số 18 KCN được Chính phủ cho phép tỉnh Hải Dương quy hoạch, đầu tư xây dựng, đến nay, đã có 10 khu công nghiệp được thành lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết trên diện tích 2092 ha. Tại các KCN này, đã có

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)