5. Cấu trúc của khóa luận 5
2.4.2. Nông lâm thủy sản 48
2.4.2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu
Giá trị sản xuất
Tốc độ tăng trưởng của khu vực NLTS trong giai đoạn 2000 – 2012 đạt trung bình 3,6% /năm. Mức tăng này tương đương với mức tăng bình quân NLTS của cả nước: 3,6%. Giá trị sản xuất NLTS tăng tương đối đều giai đoạn 2000 – 2012.
Theo giá thực tế, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 ước đạt 17499 tỷ đồng, tăng 4,8% (+804 tỷ đồng) so với năm 2011; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 15542 tỷ đồng, tăng 4,2% (+633 tỷ đồng); giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 26 tỷ đồng, giảm 58,7% (-37 tỷ đồng); giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 1931 tỷ đồng, tăng 12,1% (+208 tỷ đồng).
Cơ cấu
Trong giai đoạn 2000 – 2012, GTSX ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải Dương tăng bình quân 1,99%/năm; trong đó trồng trọt và chăn nuôi tăng bình quân 0,7%/năm và 2,4%/năm, thủy sản tăng bình quân 9,4%/năm. Cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp được mở rộng.
Trong 12 năm qua, giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp tăng 3,5 lần từ 3299,3 tỷ đồng năm 2000 lên tỉ đồng năm 2012. Cũng trong thời kỳ này, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp 2,8 lần, giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng 8,1 lần.
Hình 2.7: Cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải Dương 2000- 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)
Do tốc độ tăng của các nhóm ngành trên không giống nhau nên có sự thay đổi về tỷ trọng. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm từ 95,5% năm 2000 xuống còn 88,8% (năm 2012); tỷ trọng khu vực lâm nghiệp giảm từ 0,6% (năm 2000) xuống còn 0,1% (năm 2012); trong khi tỷ trọng khu vực thủy sản tăng mạnh từ 3,9% năm 2010 lên 11,1% năm 2012. So với cả nước, cơ cấu
nông, lâm, thủy sản của tỉnh Hải Dương còn mất cân đối. Cơ cấu nông, lâm, thủy sản của cả nước tương ứng là 75,9%; 2,6%; 21,5%. Cơ cấu của vùng ĐBSH tương ứng là 87,6%; 0,6% và 11,8%.
Sự chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – thủy sản như trên là do đường lối chính sách phát triển kinh tế- xã hội, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp với cơ chế thị trường, tập trung khai thác thế mạnh của Hải Dương theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sự chuyển dịch cơ cấu nói trên là phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung của cả nước.
Ngành nông nghiệp giảm tỷ trọng xuất phát từ việc chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, cây lương thực ngày càng giảm vì được thay thế bằng cây công nghiệp vừa có hiệu quả kinh tế, vừa giải quyết được việc làm. Tỷ trọng lâm nghiệp có giảm nhưng chậm và có tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng ngành thủy sản tăng nhanh nhất do việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt sang làm mặt nước nuôi trồng thủy sản đang trở nên phổ biến. Các trang trại nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển ở các huyện phía đông và đông nam Hải Dương như Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Giang…
Ngành nông nghiệp
Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng ĐBSH, sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong những năm qua, thực hiện đường lối CNH- HĐH, nông nghiệp vẫn được coi là mặt trận hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân và tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng nhanh nhất, đạt gần 5 lần. Chăn nuôi tăng nhanh thứ 2 sau dịch vụ, mức tăng đạt gần 5 lần. Ngành trồng trọt có mức tăng chậm nhất, đạt 2,9 lần.
Bảng 2.5: GTSX nông nghiệpphân theo ngành kinh tế tỉnh Hải Dương
(Đơn vị: triệu đồng, giá thực tế)
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2007 7.094.772 4.798.791 1.970.624 325.357 2008 10.554.773 6.175.919 3.417.611 421.243 2009 11.083.050 7.383.019 3.222.898 477.133 2010 12.716.136 8.158.588 3.671.892 525.656 2011 17.299.909 11.360.610 5.333.154 606.145 2012 16.473.749 10.175.096 5.441.978 856.675
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)
Cơ cấu ngành nông nghiệp của Hải Dương đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với xu hướng chung của cả nước, gắn với nền sản xuất hàng hóa, song còn chậm. Ngành trồng trọt tăng nhẹ, năm 2011 tăng cao nhất. Ngành chăn nuôi những năm gần đây tăng chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngành dịch vụ nông nghiệp tăng khá.
Trồng trọt
Hải Dương có điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất trồng, khí hậu và nguồn nước thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt. Thực tế, ngành trồng trọt là ngành kinh tế quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp Hải Dương. Năm 2012, GTSX ngành trồng trọt chiếm 54,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Trong cơ cấu ngành trồng trọt, ngành trồng cây lương thực chiếm vai trò quan trọng và có xu hướng giảm tỷ trọng từ 62,9% năm 2000 xuống còn 56,4% năm 2012. Nhóm cây rau đậu các loại chiếm vị trí thứ 2 và đang tăng mạnh mẽ do sự phát triển của các đô thị và các khu công nghiệp cả trong tỉnh và của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Cây công nghiệp hàng năm chiếm vị trí khiêm tốn và tiếp tục giảm tỷ trọng. Cây ăn quả đứng vị trí thứ 3 và cũng đang giảm
Bảng 2.6: GTSX và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt tỉnh Hải Dương Nhóm cây Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 GTSX (tỷ đồng) 2501,5 3572,9 7210,3 8152,7 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Cây lương thực 62,9 59,0 57,0 56,4 - Rau đậu 16,9 24,0 29,8 31,3
- Cây công nghiệp hàng năm 1,4 1,3 0,8 0,7
- Cây ăn quả 12,2 9,0 9,9 10,4
- Cây khác 6,6 6,7 2,5 1,8
(Nguồn: Niên giám thồng kê tỉnh Hải Dương 2012)
Chăn nuôi
Hải Dương có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi như nguồn thức ăn phong phú từ sản xuất lương thực, thực phẩm nên những năm qua ngành chăn nuôi của Hải Dương phát triển khá nhanh. Tỷ trọng của chăn nuôi tăng từ 22,1% năm 2000 lên 43,6% năm 2012. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với ngành trồng trọt.
Hình 2.8: GTSX và tỷ trọng cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu GTSXNN
Trong 12 năm qua ngành chăn nuôi tăng mạnh (gần 5 lần), cao hơn so với tốc độ tăng của ngành trồng trọt (2,8 lần). Chăn nuôi tăng mạnh xuất phát từ sự thay đổi nhận thức về vai trò của ngành chăn nuôi, tuy nhiên điều quan trọng nữa là thức ăn cho chăn nuôi đã đảm bảo từ phụ phẩm của ngành trồng trọt, đặc biệt là công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi phát triển mạnh. Điều này làm tăng năng suất, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Vì vậy mà trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi tăng khá mạnh, từ 22,1% năm 2000 lên 38,9 % năm 2012.
Trong cơ cấu ngành chăn nuôi, ngành chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010, chăn nuôi gia súc đạt 2.410.132 triệu đồng chiếm 66,4 % GTSX ngành chăn nuôi và tăng 9,2% so với năm 2000. Như vậy, ngành chăn nuôi gia súc tăng khá mạnh.
Bảng 2.7: GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương
Năm GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%)
Trâu, bò Lợn Gia cầm Trâu, bò Lợn Gia cầm
2007 46,5 1314,1 465,1 2,4 66,7 23,6
2009 71 2094 807,4 2,2 65,0 25,1
2011 90,1 3329,1 1754,3 1,7 62,4 32,9
2012 99,8 3253,8 1880,3 1,8 59,8 34,6
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012) Từ năm 2000 đến năm 2012, tốc độ tăng của GTSX ngành chăn nuôi đạt trung bình đạt 6,1%/năm.
Dễ dàng nhận thấy ngành chăn nuôi của Hải Dương đang có sự chuyển dịch về mặt cơ cấu. Chăn nuôi gia cầm có xu hướng tăng nhưng không ổn định, giai đoạn 2007 - 2012 tăng khá do sự phát triển mạnh mẽ của trang trại, do nhu cầu thịt và sữa bò nhưng giai đoạn sau lại giảm vì ảnh hưởng của dịch lở mồm, long móng và cạnh tranh mạnh mẽ bởi thực phẩm Trung Quốc.
Ngành lâm nghiệp
So với nông nghiệp, giá trị của ngành sản xuất lâm nghiệp Hải Dương còn nhỏ, năm 2012 đạt 61938 triệu đồng, chiếm 0,4% toàn ngành nông – lâm – thủy sản. So với năm 2000, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp giảm 0,2% (năm 2000 cơ cấu ngành lâm nghiệp đạt 0,6%).
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất của các ngành lâm nghiệp tỉnh Hải Dương
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2004 Năm 2008 Năm 2012
Tổng số 19,2 21,1 23,6 26,0 1. Trồng và nuôi rừng 3,1 1,2 0,6 0,4 - Trồng tập trung 0,4 0,4 0,3 0,1 - Trồng cây phân tán 1,8 0,5 0,2 0,2 - Chăm sóc rừng 0,9 0,3 0,1 0,1 2. Khai thác lâm sản 14,3 17,4 19,7 20,5 - Gỗ 4,1 5,6 15,6 18.8 - Củi 10,2 11,8 4,1 1,7 3. Lâm sản khác 1,8 2,5 3,3 5,1
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)
Trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp, ngành khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng. Đây là xu hướng tích cực do việc chuyển đổi cơ cấu trong toàn bộ ngành nông, lâm, thủy sản. Việc chuyển một phần diện tích rừng sang trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngành trồng rừng giảm mạnh. Ngành trồng và chăm sóc rừng của Hải Dương với các sản phẩm chủ yếu là rừng trồng mới và chăm sóc tu bổ.
Ngành thủy sản
Năm 2012, GTSX của ngành thủy sản Hải Dương đạt 1.109.147 triệu đồng, chiếm 10,8% cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành nông – lâm – thủy sản. So với
năm 2000, giá trị sản xuất của ngành thủy sản Hải Dương tăng gần 8,1 lần, tốc độ tăng cao nhất trong các ngành thuộc nhóm ngành nông – lâm – thủy sản. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản cũng tăng mạnh nhất. Từ 3,9% năm 2000 lên 10,8% năm 2012.
Trong cơ cấu ngành thủy sản ở Hải Dương, ngành nuôi trồng đang chiếm ưu thế. Năm 2010, ngành nuôi trồng đạt 1.040.967 triệu đồng và chiếm 95% cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành thủy sản.
Sự tăng nhanh của ngành nuôi trồng thủy sản tập trung ở các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ và Thanh Miện, nơi có nhiều diện tích mặt nước được đưa vào sử dụng, các huyện này cũng là những huyện phát triển mạnh loại hình trang trại nuôi trồng thủy sản.
Sản lượng toàn ngành thủy sản giai đoạn 2000 – 2012 tăng mạnh từ 13430 tấn lên 67659 tấn. Tăng gần 4 lần. Tuy nhiên, ngành đánh bắt thủy sản tăng chậm so với ngành nuôi trồng.
- Ngành đánh bắt thủy sản: Trong những năm qua, sản lượng đánh bắt thủy sản còn khiêm tốn và tăng chậm, từ 1777 tấn năm lên 3244 tấn năm 2012.
Sản phẩm đánh bắt thủy sản chủ yếu là cá (chiếm tỷ trọng lớn nhất: 61,1% năm 2012) và tôm.
- Ngành nuôi trồng thủy sản: Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nuôi trồng liên quan chặt chẽ đến diện tích mặt nước. Nhìn chung, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Hải Dương liên tục tăng từ 6.747 ha năm 2000 lên 10.401 ha năm 2012 do sự hình thành các trang trại thủy sản và trang trại tổng hợp. Thủy sản nuôi trồng bao gồm cá chiếm ưu thế tuyệt đối (99,8%) vì được nuôi đại trà, gần đây nuôi tôm bước đầu được chú ý nhưng vẫn còn khiêm tốn.
2.4.2.2. Một số hình thức TCLT nông nghiệp ở Việt Nam
Vận dụng lí luận các nước vào thực tiễn sinh động trong sản xuất nông nghiệp của nước ta, có thể thấy nổi lên một số hình thức TCLT nông nghiệp cụ thể. Đó là các hộ gia đình, hợp tác xã, các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, vành nông nghiệp xung quanh thành phố lớn, các vùng chuyên canh, KNNCNC, vùng nông nghiệp...
Hộ gia đình
Hộ gia đình trong nông nghiệp được gọi là hộ nông dân, phát triển với những hình thức, mức độ khác nhau:
+ Hộ tự cấp tự túc là những hộ có tư liệu sản xuất nhỏ bé, vốn ít, sản xuất chủ yếu là thuần nông. Sản phẩm sản xuất ra chỉ dùng cho tiêu dùng gia đình.
+ Hộ sản xuất hàng hóa nhỏ về cơ bản giống như hộ tự cấp tự túc. Tuy vậy, sản phẩm sản xuất ra ngoài sử dụng cho tiêu dùng gia đình đã có một phần dư thừa để bán ra thị trường.
+ Một số hộ ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, hoạt động dịch vụ ở mức độ khác nhau.
Trang trại
Trang trại ở Việt Nam trong những năm gần đây được phát triển gắn liền với quá trình đổi mới nông thôn, nông nghiệp, hình thành mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta.
Thi hành Nghị quyết của Chính phủ, liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê ra Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định về kinh tế trang trại như sau:
+ Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây:
+ Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm: Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên; Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
+ Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
* Đối với trang trại trồng trọt
+ Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung; Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
+ Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung; Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên; Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
+ Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. * Đối với trang trại chăn nuôi
+ Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò...): chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên; Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
+ Chăn nuôi tiểu gia súc (lợn, dê...): chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) dê thịt từ 200 con trở lên
+ Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng.... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên.
* Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên)
* Đối với các loại sản phẩm khác có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa.
Vùng chuyên canh nông nghiệp
Vùng chuyên canh nông nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất tương đối phổ biến ở các nước cũng như ở Việt Nam. Trên một lãnh thổ xác định có ranh giới ước lệ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp được tổ chức một cách hợp lí, có sự tập trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quả cao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt và gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến có tính tới sức chứa của lãnh thổ [122].
Những đặc trưng chủ yếu của vùng chuyên canh:
+ Là các vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệu cho chế biến hoặc xuất khẩu, tập trung diện tích đất thuận lợi cho phát triển một cây trồng,