Các ngành dịch vụ 59 

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 66)

5. Cấu trúc của khóa luận 5 

2.4.3. Các ngành dịch vụ 59 

GTSX (giá 1994) của khu vực dịch vụ tăng bình quân 14,8%/năm trong giai đoạn 2006- 2012, vượt chỉ tiêu quy hoạch đề ra. Trong đó, các ngành dịch vụ thương mại như giao thông vận tải, viễn thông, tài chính- ngân hàng, thương mại có tốc độ tăng trưởng nhanh, cao gấp 1,3- 1,4 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, đóng góp ngày càng tăng vào GDP tỉnh. Năm 2012, khối dịch vụ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (tăng 12,4% so với 2011), đóng góp 3,25% vào tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh (5,3%)

2.4.3.1. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

 Giao thông vận tải

Đến nay, toàn tỉnh có 6838 cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải, với số lượng phương tiện vận chuyển gồm 5455 xe ô tô chở hàng, 1968 xe ô tô chở khách từ 5 chỗ ngồi trở lên, 852 tàu và sà lan chở hàng đường sông có tổng trọng tải 428027 tấn, 27 tàu vận tải biển có tổng trọng tải 32.500 tấn. Hoạt động vận chuyển hành khách đường bộ do hơn 50 doanh nghiệp vận tải thực hiện, khai thác trên 84 chuyến vận tải hành khách liên tỉnh. Mạng lưới xe bus có 16

tuyến từ thành phố Hải Dương đến các huyện trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Mạng lưới xe khách có 22 tuyến xe khách cố định.

Cảng nội địa (ICD) Hải Dương tại xã Việt Hòa (TP. Hải Dương) hoạt động với tổng diện tích khai thác 4,5 ha trong tổng số 18 ha được cấp giai đoạn I, hiện chủ yếu làm dịch vụ kho bãi, tập kết hàng hóa, khách hàng chủ yếu trong phạm vi tỉnh, khối lượng hàng thông qua còn nhỏ.

Bảng 2.9: Số cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải tỉnh Hải Dương Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012

Vận tải hàng hóa 4729 5414 5632

- Kinh tế tập thể 21 19 19

- Kinh tế tư nhân 75 192 232

- Kinh tế cá thể 4633 5203 5381

Vận tải hành khách 1100 1320 1367

- Kinh tế tập thể 6 7 7

- Kinh tế tư nhân 26 61 69

- Kinh tế cá thể 1066 1250 1289

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2 2 2

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương năm 2012)

Năm 2010, tổng doanh thu các dịch vụ vận tải đạt 2657 tỷ đồng, tăng bình quân 24,9%/năm, trong đó doanh thu dịch vụ vận tải đường bộ đạt 1960 tỷ đồng chiếm 73,8%; khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 35,46 triệu tấn, tăng bình quân 21,7%; khối lượng hành khách vận chuyển đạt 11,8 triệu khách, tăng bình quân 21,9%/năm. Năm 2012, doanh thu vận tải đạt 4163 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.

 Thông tin liên lạc

Đến nay, mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển nhanh, hiện có 12 trung tâm bưu điện huyện, thị xã, thành phố, 34 bưu điện khu vực. Tại các xã

có điểm phục vụ cung cấp các dịch vụ bưu chính cơ bản, 100% số xã được cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, 100% số cơ sở đào tạo được kết nối Interner băng thông rộng. Đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 393691 thuê bao điện thoại (cố định và di động trả sau, mật độ 23 thuê bao/100 dân, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Năm 2012, tổng doanh thu các dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 902 tỷ đồng, tăng bình quân 30,5%/năm.

Công nghệ thông tin được phổ biến ứng dụng trong đời sống, góp phần quan trọng vào các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội và từng bước thực hiện “ Chính phủ điện tử” ở tỉnh. Đến giữa năm 2012, trong các cơ quan Đảng và quản lý nhà nước từ tỉnh đến cấp huyện đã xây dựng 2 mạng WAN, 59 mạng LAN, 147 máy chủ, 2960 máy trạm; 100% cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước tỉnh, huyện có mạng cục bộ, tỷ lệ máy tính được nối mạng cục bộ, kết nối internet là 100%.

Tổng số thuê bao điện thoại có đến năm 2012 ước đạt 261.390 thuê bao giảm 24,8% so với cùng kỳ năm 2011 ( trong đó thuê bao cố định là 151.390 thuê bao giảm 39,4%; thuê bao di động 110.000 thuê bao, tăng 12,5% ).

2.4.3.2. Du lịch

Từ sau khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là những năm gần đây, nhờ những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế có mức tăng trưởng khá. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Nhu cầu tham quan, du lịch, tham gia lễ hội, tìm về cuội nguồn và các nhu cầu hoạt động văn hóa khác trong nhân dân dân tăng đáng kể. Khách du lịch tăng tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành du lịch. Số lượng khách lữ hành năm 2005 đạt 251.000 lượt người, gấp 2,2 lần so với năm 2000. Tỷ lệ khách lữ hành trong nước chiếm từ 80-85% tổng số lượt khách du lịch, khách nước ngoài chỉ chiếm 15-20%. Mục đích du lịch chủ yếu là tham quan, tham gia lễ hội, tìm cơ hội đầu tư v.v...

Khách nội địa đến Hải Dương tập trung nhiều nhất vào mùa lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc, Đền Cao (An lạc huyện Chí Linh), Đền Cao (An Phụ huyện Kinh Môn). Tỷ trọng khách du lịch lưu trú qua đêm khá thấp.

Cơ sở hạ tầng du lịch, các khu di tích, danh thắng như Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc, Đền thờ Chu Văn An, Động chùa Kính Chủ, Đảo Cò Chi Lăng Nam được đầu tư xây dựng, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Trên địa bàn tỉnh có 135 cơ sở lưu trú khách du lịch với tổng số trên 3000 phòng nghỉ; 21 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch, 13 doanh nghiệp lữ hành, 18 doanh nghiệp kinh doanh điểm dừng chân, mua sắm kết hợp với dịch vụ du lịch. Giai đoạn 2006- 2010, số lượng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân 21%/năm, số lượt khách cư trú tăng bình quân 17,9%/năm. Doanh thu phục vụ du lịch tăng 16,8%/năm. Năm 2012, toàn tỉnh đón được 2,6 triệu lượt khách du lịch, 572 nghìn lượt khách lưu trú, tổng doanh thu du lịch đạt 811 tỷ đồng, gấp 8,1 lần so với năm 2000.

Hình 2.9: Doanh thu du lịch tỉnh Hải Dương 2000- 2012

2.4.3.3. Thương mại

Nội thương

Năm 2005 toàn tỉnh có 36.500 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể, tăng bình quân 8,70%/năm. Tổng số lao động làm trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ năm 2005 ước đạt gần 55.000 người, tăng bình quân 11,10%/năm. Trong đó, 6.190 người làm trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 47.800 người kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể. Hệ thống cửa hàng, kho tàng của các thương nhân kinh doanh thương mại được mở rộng. Đến cuối năm 2005 trên địa bàn tỉnh có trên 25.000 điểm bán hàng. Trong đó, riêng kinh doanh xăng dầu có 167 cửa hàng.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2012 ước đạt 19.797 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 22,9%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 17,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,8%.

Bảng 2.10: Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa phân theo thành phần kinh tế

(Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2005 2007 2009 2012 1. Nhà nước 6,6 7,8 8,5 7,5 2. Ngoài nhà nước 93,4 92,2 91,3 92,4 - Tập thể 1,7 1,3 0,9 0,7 - Tư nhân 23,1 28,0 31,6 33,5 - Cá thể 68,6 62,4 58,7 58,2 3. Khu vực có vốn ĐTNN 0,02 0,003 0,2 0,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương)

Việc kinh doanh theo mô hình siêu thị, cửa hàng tự chọn tại Hải Dương chưa phát triển. Đến cuối năm 2005 trên địa bàn tỉnh mới có gần 10 cửa hàng kinh doanh theo mô hình siêu thị, tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dương như Siêu thị Itimex Hải Dương, Siêu thị gia đình v.v...

Chợ tiếp tục là đối tượng được khuyến khích phát triển. Trên địa bàn tỉnh có 155 chợ. Trong đó, phần lớn là các chợ có từ lâu đời, một số chợ mới được thành lập. Về xây dựng cơ sở vật chất đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 20 chợ kiên cố, 103 chợ bán kiên cố, còn lại là chợ tạm. Bình quân 2,34 xã phường và gần 12.000 dân có một chợ.

Giai đoạn 2006- 2012, số lượng cơ sở kinh doanh thương mại, sửa chữa nhỏ tăng từ 28710 cơ sở lên 45108 cơ sở, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ sửa chữa nhỏ tăng từ 4172 tỷ đồng lên 10886 tỷ đồng, tốc độ gia tăng bình quân 21,18%/năm.

Đến nay, tỉnh có 1 Trung tâm thương mại, 1 Trung tâm mua sắm, 8 siêu thị chủ yếu tập trung ở TP.Hải Dương và TX.Chí Linh. Mạng lưới chợ gồm 150 chợ, trong đó có 3 chợ hạng 1 (cấp tỉnh), 9 chợ hạng 2 (cấp huyện), 138 chợ hạng 3 (chợ dân sinh cấp xã), ngoài ra còn khoảng 26 điểm họp chợ tự phát. Chợ đầu mối bán buôn bán lẻ còn ít. Mạng lưới cửa hàng đại lý cung ứng xăng dầu có 232 điểm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh.

 Ngoại thương

Hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng từ 82,2 triệu USD (2000) lên xấp xỉ 2212,6 triệu USD (2012), trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng từ 45,5 triệu USD (2000) lên 1647,3 triệu USD (năm 2012), tốc độ tăng bình quân 36,8%/năm.

Giai đoạn 2006- 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2979,7 triệu USD, trung bình hàng năm đạt 595,9 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 56%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm các sản phẩm linh kiện điện, điện tử, dây cáp điện ô tô, máy in, máy fax, giày dép, may mặc, thịt lợn cấp đông, rau quả chế biến. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2012 ước đạt 1647,3 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó, khu vực kinh tế tư nhân đạt 51,9 triệu USD, giảm 6,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1951,7 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2011.

Hình 2.10:Tổng giá trị kim ngạch XNK tỉnh Hải Dương 2000- 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2012 trên địa bàn tỉnh ước đạt 1593,1 triệu USD, tăng 4,2% so với năm 2011; trong đó, kinh tế tư nhân đạt 22,5 triệu USD, giảm 21,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1570,5 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013- 2020

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)