Các nguồn lực tự nhiên 20 

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 27)

5. Cấu trúc của khóa luận 5 

2.1.2. Các nguồn lực tự nhiên 20 

2.1.2.1. Địa hình

Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía đông có địa hình thấp, trũng, thường bị ảnh hưởng của thủy triều và ngập nước vào mùa mưa. Đại bộ phận diện tích của Hải Dương là đồng bằng (chiếm 86,86% diện tích). Nằm trong lưu vực sông Thái Bình, với độ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển, được phân bố ở phía nam gồm các huyện: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang,

Ninh Giang, Thanh Miện, Kim Thành và thành phố Hải Dương. Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt.

Diện tích miền núi của chiếm 13,14 % phân bố ở phía bắc thuộc các thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn. Phía bắc thị xã Chí Linh nằm trong cánh cung Đông Triều, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi.

2.1.2.2. Đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh có 165,6 nghìn ha, phần lớn diện tích là đất sa bồi của hệ thống sông Thái Bình, 84% diện tích đất đai là đồng bằng (138,9 nghìn ha) độ cao trung bình 3- 4m so với mực nước biển, nghiêng dần theo hướng dòng chảy của sông Thái Bình từ tây bắc xuống đông nam. Khu vực đồi núi xen kẽ đất dốc tụ và đồng bằng (gần 26,9 nghìn ha) chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên, tập trung ở khu vực đông bắc tỉnh thuộc Chí Linh và một phần ở Kinh Môn.

- Nhóm đất phù sa tập trung chủ yếu ở đồng bằng, với diện tích 93.170,08 ha, chiếm 86,86% diện tích. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa sông, đất mặn, đất phèn.

+ Nhóm đất phù sa sông có diện tích lớn nhất 85.852,9 ha, chiếm

80,04% diện tích, chủ yếu được phù sa sông Thái Bình, có xen kẽ phù sa sông Hồng bồi đắp nên tương đối màu mỡ, có giá trị kinh tế cao và thích hợp với các loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày

+ Đất nhiễm mặn có 4.064,1 ha chiếm 3,78% diện tích, được phân bố ở

phía đông của tỉnh, bao gồm khu vực Nhị Chiểu (Kinh Môn), nam Tứ Kỳ, đông Kim Thành và nam Thanh Hà.

+ Đất phèn: có 3.028,90 ha chiếm 2,82% diện tích, tập trung chủ yếu

rìa phía đông nam các huyện Tứ Kỳ, nam Thanh Hà, Nhị Chiểu và một phần Chí Linh.

- Nhóm đất Feralit

Nhóm đất Feralit của tỉnh tập trung ở thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn. Diện tích 14.096,02 ha chiếm 13,14% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Nhóm đất này chủ yếu thuộc nhóm đất xám, với các loại đất: đất xám bạc màu trên phù sa cổ,

đất xám Feralit trên phiến thạch sét và bột kết; đất xám Feralit trên đá cát và đất xám Feralit biến đổi do trồng lúa nước. Ngoài ra, còn có đất feralit đỏ vàng có diện tích không

đáng kể.

Hình 2.1: Cơ cấu diện tích đất tỉnh Hải Dương (năm 2012)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Năm 2012, đất nông nghiệp có 105619 ha, chiếm 63,8% diên tích đất tự nhiên, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 85881 ha trong đó đất trồng lúa có 66411 ha chiếm 40,1% diện tích đất toàn tỉnh; đất lâm nghiệp có rừng 10866 ha chiếm 6,6% diện tích toàn tỉnh; đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác có 9260 ha, chiếm 5,6% diện tích đất toàn tỉnh.

Đất phi nông nghiệp có 59420 ha chiếm 35,8% diện tích đất toàn tỉnh năm 2012.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005- 2012 Chỉ tiêu Năm 2005 (ha) Năm 2012 (ha) Biến động so với năm 2005 (ha) Tổng diện tích 165186 165599 +413 1. Đất nông nghiệp 109316 105619 -3697

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 91751 85881 -5870

Trong đó đất trồng lúa 70221 66411 -3810

1.2. Đất lâm nghiệp có rừng 8859 10866 +2007

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác

8706 9260 +554

2. Đất phi nông nghiệp 55085 59420 +4335

Trong đó :

2.1 Đất ở (đô thị và nông thôn) 13793 15531 +1739 2.2. Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

13052 12021 -1031

2.3. Đất chuyên dùng và đất khác 26707 31789 +5082

3. Đất chưa sử dụng 785 560 -225

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012) 2.1.2.3. Khí hậu- thời tiết

Hải Dương có đặc điểm khí hậu, thời tiết đặc trưng của khu vực đồng bằng bắc bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 23-24°C, tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1420- 1450 giờ.

Mùa hè nóng, ẩm, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nóng nhất vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình lên đến 30°C. Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh, khô, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1, tháng 2, nhiệt độ trung bình có thể xuống đến 13°C.

Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 1600- 1800 mm, phân bố không đều, mùa hè mưa tập trung 80- 85% lượng mưa cả năm.

loại cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sản xuất vụ hè và vụ đông. Nền nhiệt, ẩm khá cao có tác động mạnh đến thúc đẩy tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất của cây trồng.

2.1.2.4. Tài nguyên nước

Hầu hết các sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình đều chảy qua địa phận tỉnh. Sông Thái Bình và các sông nhánh phụ lưu như sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống hợp lưu tại khu vực Phả Lại (Chí Linh).

Các sông nhánh chi lưu thuộc hệ thống sông Thái Bình kết hợp với các sông nội đồng (kênh cấp I) bắt nguồn từ các trạm bơm, cống dưới đê phía tả ngạn và các sông thuộc hữu ngạn sông Thái Bình, tạo thành mạng lưới sông ngòi, kênh mương có tổng chiều dài khoảng 2500 km bao phủ khắp khu vực đồng bằng của tỉnh với mật độ dày, bình quân 1,7 km sông ngòi/km2 diện tích tự nhiên. Đây vừa là hệ thống tưới, tiêu nước cho gần 90 nghìn ha canh tác vừa là mạng lưới đường sông thuận tiện góp phần lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Nguồn nước dưới đất phong phú và phân bố rộng khắp từ khu vực đồi núi đông bắc tỉnh xuống khu vực đồng bằng. Khu vực đồng bằng thuộc Thanh Hà, Kim Thành, Tứ Kỳ giáp Hải Phòng và Thái Bình gần các cửa sông đổ ra biển, nước dưới đất ở độ sâu 20m trở lên bị nhiễm mặn không phù hợp cho sinh hoạt. Ngoài ra, trong tỉnh có một điểm nước khoáng nóng ở Thạch Khôi có thể khai thác phục vụ du lịch.

2.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Các loại khoáng sản có ở tỉnh không nhiều, chủ yếu là đá vôi, than đá, than bùn, sét, cao lanh, bô xít, thủy ngân, có thể khai thác ở quy mô hợp lý phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở địa phương.

- Cao lanh: trữ lượng khoảng 6,3 triệu tấn, khi thác làm nguyên liệu cho sản xuất gốm, sứ, gạch chịu lửa.

- Đá vôi xi măng: trữ lượng có hơn 550 triệu tấn, có thể khai thác cho sản xuất 10 triệu tấn ximang/năm.

- Sét chịu lửa: trữ lượng có khoảng 11,4 triệu tấn đang được khai thác làm nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.

- Quặng bô xít: ở mỏ Lỗ Sơn, trữ lượng khoảng 151 nghìn tấn, hiện đang được khai thác cung cấp nguyên liệu cho công ty đá mài Hải Dương.

- Sét làm gạch ngói và cát xây dựng: có ở nhiều nơi ở khu vực đồng bằng và ven sông lớn chảy qua tỉnh.

2.1.2.6. Sinh vật

Hải Dương có hai huyện, thị miền núi là thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn với tài nguyên rừng phong phú. Tổng diện tích rừng của Hải Dương đạt 10,4 nghìn ha, trong đó có 2,3 nghìn ha rừng tự nhiên và 8,1 nghìn ha diện tích rừng trồng. Độ che phủ đạt 6,3%. Rừng trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn, thông và một số cây ăn quả như vải thiều, nhãn, na… Động vật hoang dã hầu như không còn, chồn, cáo, gà lôi, trĩ, lợn rừng…còn rất hiếm.

Tài nguyên rừng ở Hải Dương có giá trị trong việc cung cấp gỗ và củi đun cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện giữ mực nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp. Khả năng mở rộng diện tích rừng ở Hải Dương rất hạn chế, trong số 735 ha đất chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng chỉ còn 218 ha, đất núi đá là 46 ha. Vì vậy, cần đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để giữ đất, giữ nước và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân. Bên cạnh đó, với 14.470 ha đất vùng đồi núi Chí Linh, có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc theo lối đàn vì đây là vùng thưa dân, có điều kiện phát triển đồng cỏ.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)