5. Cấu trúc của khóa luận 5
2.4.1. Công nghiệp 41
2.4.1.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu
GTSX
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển được một số ngành công nghiệp quan trọng đang có ở trong nước như: công nghiệp cơ khí sản xuất thiết bị phụ tùng, lắp ráp, công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, công nghiệp dệt, may, giày dép xuất khẩu, công nghiệp chế biến thịt, rau quả, thực phẩm, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 11672 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994); so với năm 2000 tăng 2,7 lần. Theo giá thực tế năm 2005 chỉ tiêu này là 14888 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với năm 2000. Công nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm 37,8% GDP, đóng góp 60% thu ngân sách, 90% giá trị xuất khẩu, thu hút hơn 111.000 lao động.
Hình 2.5: GTSX công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000- 2012
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)
Giai đoạn 2006- 2010, GTSX công nghiệp (giá 1994) tăng bình quân 13,7%/năm. Một số ngành công nghiệp tăng nhanh như công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị điện- điện tử tăng bình quân 18,1%/năm; công nghiệp sản xuất kim loại và gia công kim loại tăng bình quân 22,3%/năm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sinh hoạt và đồ gỗ tăng bình quân 16,4%/năm; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và thức ăn gia súc tăng bình quân 16,5%/năm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng bình quân 13,9%/năm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2012 theo gốc so sánh 2010 giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước (so với gốc 2005 tăng 1,63%); trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 14,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,7%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà tăng 1,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 42,3%.
2.4.1.2. Công nghiệp theo thành phần kinh tế
Hình 2.6: GTSX công nghiệp tỉnh Hải Dương theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)
Công nghiệp trong nước
Công nghiệp do Trung ương quản lý
Đến năm 2012 công nghiệp trung ương trên địa bàn tỉnh gồm 14 đơn vị.Trong số đó, một số doanh nghiệp như Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Công ty cổ phần sứ Hải Dương, Công ty cổ phần đá mài Hải Dương, Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương v.v... có quy mô lớn, thiết bị và công nghệ tiên tiến, sản xuất sản lượng lớn, chất lượng cao. Từ lâu các đơn vị này đã là những đơn vị dẫn đầu trong một số ngành công nghiệp cả nước.
Giá trị sản xuất của công nghiệp do Trung ương quản lý năm 2012 đạt 13588 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Đến nay, công nghiệp trung ương quản lý chủ yếu duy trì qui mô hoạt động, GTSX (giá so sánh 1994) tăng bình quân 4,4%/năm, chiếm 16,4% tổng GTSX công nghiệp.
Công nghiệp nhà nước địa phương
- Sản xuất trang phục 3553 tỷ đồng, sản xuất chế biến thực phẩm 1408 tỷ đồng, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đạt 10245 tỷ đồng, sản xuất xe có động cơ, rơ móc đạt 8005 tỷ đồng (giá 1994).
Sau khi tái lập tỉnh trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước doanh địa phương quản lý. Đến năm 2001 sau khi chuyển một số đơn vị về trực thuộc Bộ ngành Trung ương, giải thể, chuyển đổi sở hữu chỉ còn 14 doanh nghiệp. Đến hết năm 2005 toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành công nghiệp đã được cổ phần hóa. Một số doanh nghiệp cổ phần hóa 100%, một số vẫn giữ cổ phần Nhà nước chi phối. Sau khi chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp đã kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy, ổn định sản xuất và bước đầu đạt hoạt động có kết quả tốt. Đến nay, toàn tỉnh có 4 doanh nghiệp công nghiệp nhà nước địa phương. GTSX của công nghiệp nhà nước địa phương đạt 236 tỷ đồng (giá so sánh 1994).
Công nghiệp ngoài nhà nước
Giai đoạn 2001-2005 việc đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh được đẩy mạnh, bình quân mỗi năm mức vốn đầu tư cho công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 300-400 tỷ đồng. Năm 2012 tổng số hộ đăng ký kinh doanh đạt 24192 cơ sở. Khu vực ngoài quốc doanh thu hút gần 126 ngàn lao động. Các cơ sở ngoài quốc doanh đã đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, năm 2012 đạt 27418 tỷ đồng,
- Doanh nghiệp tư nhân: năm 2012 số doanh nghiệp tư nhân công nghiệp đã đăng ký là 724 đơn vị, gấp 2,8 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực doanh nghiệp tư nhân năm 2012 đạt 21705 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tư nhân thu hút khoảng 26 nghìn lao động.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần (không kể công ty cổ phần có vốn nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài) : loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ, nhất là từ năm 2001 đến nay. Giá trị sản xuất khu vực này năm 2012 đạt khoảng 636 tỷ đồng. Số lao động làm
trong các công ty là 38.000 người. Khu vực sản xuất công nghiệp này đã có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư khá lớn, nhất là trong khu vực sản xuất vật liệu xây dựng, may, giầy v.v...và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp của tỉnh.
- Sản xuất công nghiệp cá thể và hộ gia đình: Số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và hộ gia đình tăng nhanh trong 12 năm qua. Đến năm 2012 khu vực sản xuất công nghiệp này đã có gần 23256 cơ sở; thu hút trên 76000 ngàn lao động và đạt giá trị sản xuất công nghiệp gần 5396 tỷ đồng ( giá so sánh năm 1994).
Công nghiệp có vốn đầu nước ngoài:
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh với nhiều ngành nghề và sản phẩm. Đến năm 2012 đã có trên 157 dự án được cấp giấy phép đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 135 dự án đã đi vào hoạt động.
Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2012 đạt trên 31901 tỷ đồng. GTSX của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Sản xuất trang phục 3553 tỷ đồng, sản xuất chế biến thực phẩm 1408 tỷ đồng, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đạt 10245 tỷ đồng, sản xuất xe có động cơ, rơ móc đạt 8005 tỷ đồng (giá 1994).
Tính chung trong giai đoạn 2000-2012, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, GTSX (giá 1994) tăng bình quân 22,9%/năm, chiếm 44,6% tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Một số sản phẩm có mức sản xuất tăng khá là: Lắp ráp ô tô tăng 49,4%, điện sản xuất tăng 12,2%, sắt thép không hợp kim tăng 7,2%,…
Sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Ford Việt nam, Chi nhánh công ty TNHH Tung Kuang, Công ty thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ, một số công ty may v.v... đã đạt hiệu quả cao. Năm 2012 khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách trên 4200 tỷ đồng, xuất khẩu đạt trên 63 triệu USD, thu hút trên 21 ngàn lao động. Công nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài từng bước có vị thế quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.
2.4.1.3. Hiện trạng phát triển các KCN, CCN
Khu công nghiệp tập trung: Trong thời gian 2001-2005 các khu công nghiệp bắt đầu được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Năm 2005 đã có 6 khu công nghiệp được phê duyệt với tổng diện tích 951,7 ha.
Trong tổng số 18 KCN được Chính phủ cho phép tỉnh Hải Dương quy hoạch, đầu tư xây dựng, đến nay, đã có 10 khu công nghiệp được thành lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết trên diện tích 2092 ha. Tại các KCN này, đã có 100 dự án đi vào hoạt động, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương. Kết quả trên tiếp tục khẳng định hiệu quả, cũng như vai trò của các KCN vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội tỉnh Hải Dương theo hướng tăng tỷ trọng vào ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ.
Hiện tại, tổng số dự án được chấp thuận đầu tư vào 10 KCN của Hải Dương là 159 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.889 triệu USD và 8.295 tỷ đồng.
Năm 2012, số vốn đầu tư được triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các KCN đạt 400 triệu USD, lũy kế vốn đầu tư thực hiện đạt 1,7 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2011 và gấp 2 lần so với kế hoạch đề ra.
Với tỷ lệ lấp đầy của nhiều KCN trên địa bàn tỉnh đạt diện tích lớn, như KCN Nam Sách 99,25%, KCN Đại An 87% (giai đoạn I), KCN Tân Trường 71,61%, hay thành công nhất là KCN Phúc Điền với tỷ lệ lấp đầy 100% đã chứng tỏ hiệu quả mà các KCN trên địa bàn tỉnh đạt được trong việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Điều này đồng nghĩa với việc, khi các dự án của nhà đầu tư thứ cấp đi vào hoạt động, sẽ tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh và thu hút nguồn lao động từ các địa phương khác, thậm chí cả lao động nước ngoài.
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu KCN- CCN tỉnh Hải Dương
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2012
Tổng diện tích Ha 951,7 3495,4
1. Khu công nghiệp KCN 6 10
Diện tích Ha 642,7 2092,7
Tỷ lệ lấp đầy diện tích % 31,0 56,0
2. Cụm công nghiệp CCN 23 31
Diện tích Ha 309,0 1402,7
Tỷ lệ lấp đầy diện tích % 36,0 65,7
3. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
3.1. Phôi thép và thép các loại 1000 tấn 45,0 250,0
3.2. Máy bơm nước SP 10418,0 6500,0
3.3. Sản xuất, lắp ráp ô tô Chiếc 6281,0 7635,0
3.4. May mặc 1000 SP 24098,0 85267,0 3.5. Giày dép 1000 đôi 5580,0 10923,0 3.6. Thịt chế biến, cấp đông Tấn 3706,0 3000,0 3.7. Sứ xây dựng 1000 SP 26587,0 15000,0 3.8. Xi măng 1000Tấn 3892,0 7000,0 3.9. Điện phát ra Tr.Kwh 6767,0 7568,0
3.10. Nước máy sản xuất 1000 m3 9894,0 16500,0
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)
Tại thời điểm 31/12/2012, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút 63.000 lao động, giải quyết việc làm mới cho 6.200 lao động so với thời điểm cuối năm 2011. Đi kèm với đó là các loại hình kinh doanh dịch vụ được đầu tư và phát triển, phục vụ nhu cầu của người lao động tại các KCN. Đây là một trong những nhân tố tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu ngành của tỉnh Hải Dương.
Hải Dương đã thực hiện cơ chế một cửa tại chỗ ngay từ khâu cấp phép đầu tư thông qua 2 cơ quan: Ban quản lý KCN tỉnh đối với các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn Tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đối với các dự án đầu tư vào các địa điểm ngoài KCN. Khi có nhu cầu đầu tư, các nhà đầu tư chỉ cần liên hệ với 2 cơ quan trên sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ tất cả các vấn đề có liên quan đến thủ tục đầu tư. Bên cạnh đó, Tỉnh còn chủ trương cấp phép cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư sau 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ và sau 15 ngày đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh và Ban Quản lý KCN tỉnh.
Thêm vào đó, hàng năm Tỉnh cũng dành nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tư, kinh phí xây dựng Website giới thiệu tiềm năng của Tỉnh và các Khu, cụm công nghiệp, kinh phí in ấn tài liệu, kinh phí hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, kinh phí đón tiếp các nhà đầu tư, chi thưởng xúc tiến đầu tư...