Quan điểm phát triển 66 

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 73)

5. Cấu trúc của khóa luận 5 

3.1.1. Quan điểm phát triển 66 

1). Hải Dương có vị trí, vai trò đầu mối về giao lưu kinh tế, thương mại và quốc phòng – an ninh ở nội địa ĐBSH, chủ động nắm bắt thời cơ hội nhập, huy động tổng hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chuyển nhanh sang phát triển theo chiều sâu dựa vào nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đưa tỉnh trở thành một trung tâm kinh tế, đô thị lớn có sức thu hút, lan tỏa mạnh ở khu vực Bắc Bộ.

2). Tạo đột phá phát triển thông qua đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, phát huy vai trò của các cấp chính quyền trong tỉnh và sự tham gia của nhân dân, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, kết hợp với từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3). Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, bồi đắp truyền thống văn hiến, ý chí năng động, sáng tạo cho thế hệ trẻ, giữ gìn và sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường có tính đến lâu dài, phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

4). Gắn kết phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quá trình phát triển chung của vùng ĐBSH, vùng KTTĐ Bắc Bộ, phối hợp với các địa phương thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực và giải quyết các vấn đề liên vùng.

5). Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)