Giải pháp 71 

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 78)

5. Cấu trúc của khóa luận 5 

3.2. Giải pháp 71 

1). Tổ chức thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các chính sách về tín dụng, thuế, đất đai... Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước phát triển bền vững. Rà soát, kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành chính bất hợp

nghiệp. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

2). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nâng cao chất lượng lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới, chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Triển khai có hiệu quả chủ trương dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng và tổ chức lại sản xuất. Khuyến khích việc tích tụ ruộng đất. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư các công trình hạ tầng nông thôn, ưu tiên các công trình phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, xây dựng trường học, trụ sở xã, trạm y tế, khu văn hóa thể thao ở những xã khó khăn. Ưu tiên hỗ trợ cho một số xã có khả năng đạt các tiêu chí vào năm 2014 và 2015; tập trung ưu tiên thực hiện trước ở một số tiêu chí bức xúc cần thiết ở tất cả các xã trong tỉnh.

3). Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; ưu tiên thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường như: sản phẩm cơ khí, điện tử, điện lạnh, thiết bị thông tin viễn thông,... Tập trung giải quyết vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án lớn như: Nhiệt điện Hải Dương, Dệt Pacific, May Tinh Lợi,… làm tốt công tác đền bù GPMB và giao đất kịp thời cho các dự án đã chấp thuận đầu tư. Nâng cao hiệu quả công tác khuyến công; phát triển TTCN và làng nghề truyền thống. Tập trung xử lý cơ bản các CCN hình thành trước khi quy chế quản lý CCN có hiệu lực. Triển khai thực hiện tốt Quy chế quản lý các CCN trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo tiến độ triển khai các dự án xây lưới điện, nâng cao chất lượng cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng, nhất là cung cấp điện ở khu vực nông thôn.

4). Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực: thương mại, siêu thị, nhà hàng, du lịch, tài chính, vận tải, viễn thông, bảo hiểm, tư vấn, khoa học- công nghệ,

giáo dục, đào tạo, y tế chất lượng cao... Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tập trung tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng hóa về thị trường nông thôn. Triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu qua chế biến. Thực hiện Quy định về hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2020. Đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng khu du lịch trọng điểm Côn Sơn - Kiếp Bạc. Tăng cường hoạt động liên kết vùng trong phát triển du lịch. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về hội nhập quốc tế.

5). Tiếp tục thực hiện phương án cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ trình đã được phê duyệt. Cải cách thủ tục vay vốn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với vốn vay ngân hàng. Ưu tiên vốn tín dụng cho các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ, các dự án trọng điểm. Thực hiện các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu; đảm bảo tính thanh khoản và an toàn của hệ thống tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng chính sách. Tiếp tục quản lý chặt chẽ thị trường vàng, ngoại hối. Đẩy mạnh thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt.

6). Quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế. Điều chỉnh việc phân cấp quản lý các nguồn thu. Xây dựng Quy định về phối hợp liên ngành, giữa các ngành với các địa phương trong quản lý thuế tài nguyên, phí môi trường, thuế sử dụng đất. Rà soát, điều chỉnh quy định về quy trình, thủ tục, phân cấp thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt giá khởi điểm làm cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh để tăng nguồn thu tiền sử dụng đất. Tăng cường quản lý chi ngân sách, đảm bảo

công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả; đổi mới việc quản lý ngân sách theo hướng khoán chi gắn với nhiệm vụ được giao, tăng cường tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, việc giao KH chi ngân sách được thực hiện chi tiết ngay từ đầu năm. Đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu, chi cho con người, chi thực hiện chính sách an sinh xã hội. Kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết.

7). Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhất là vốn huy động từ các doanh nghiệp, vốn ODA và trái phiếu chính phủ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, tăng cường công tác quản lý theo quy hoạch được phê duyệt và công bố công khai các quy hoạch. Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư cho những lĩnh vực không thu hút được các thành phần kinh tế khác tham gia, ưu tiên đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp thoát nước, bệnh viện và trường học. Tích cực triển khai một số dự án lớn đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như đường trục Bắc Nam, cầu Hàn, đường trục giao thông chính khu Côn Sơn - Kiếp Bạc,... Chỉ đạo quyết liệt việc nghiệm thu quyết toán khu đô thị phía Đông và phía Tây TP.Hải Dương và khu du lịch Hà Hải.

8). Khuyến khích đầu tư các dự án theo hình thức BT, PPP. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng. Nâng cao chất lượng các dự án FDI, sử dụng có hiệu quả vốn ODA. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư tìm hiểu và triển khai đầu tư theo đúng quy hoạch. Điều chỉnh danh mục dự án, ngành nghề khuyến khích đầu tư, ngành nghề hạn chế đầu tư và lĩnh vực, ngành nghề không thu hút đầu tư; tập trung thu hút các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, trong đó ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có quy mô đầu tư lớn. Tăng cường các biện pháp vận động tài trợ thu hút vốn ODA để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu đô thị phía Tây TP.

Hải Dương, Bệnh viện Phụ sản,... vốn TPCP cho dự án đường trục Bắc Nam, dự án đường vào khu di tích Đền Kiếp Bạc.

9). Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, trong đó tập trung vào đổi mới tác phong, lề lối làm việc, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường việc ứng dụng các tiến bộ về công nghệ phục vụ công tác quản lý. Thực hiện mô hình Một cửa hiện đại ở tất cả các địa phương trong tỉnh; gắn trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác cải cách thủ tục hành chính..

10). Bảo vệ và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, làng nghề, khu dân cư nông thôn, khu du lịch. Tăng cường biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản. Tổ chức thực hiện việc ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế luôn là mới quan tâm hàng đầu, là mục tiêu phát triển chung của nhân loại. Từ lâu, các lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế học phân tích và làm rõ. Trong lịch sử phát triển kinh tế, mỗi quốc gia, tùy theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường khác nhau. Trong quá trình cải cách kinh tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã cùng với nhân dân xây dựng con đường phát triển kinh tế toàn diện. Một mặt, Đảng và Chính phủ đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; mặt khác cũng giải quyết các vấn đề về bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trong bối cảnh hội nhập cả nước, với điều kiện vị trí và tài nguyên sẵn có, Hải Dương có tiềm năng, lợi thế nổi bật về phát triển nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trở thành trung tâm công nghiệp, đô thị lớn ở khu vực bắc ĐBSH, trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ giữa vùng thủ đô Hà Nội và khu vực ven biển Hải Phòng- Quảng Ninh trong những năm tới.

Với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, nền kinh tế tỉnh Hải Dương trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu. Thời kỳ 2000-2012, kinh tế tỉnh chuyển hẳn từ chỗ dựa chủ yếu vào nông nghiệp và một số ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp sang nền kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng có tốc độ phát triển nhanh.

Bên cạnh những mặt tích cực, những hạn chế của kinh tế Hải Dương còn nhiều. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá nhưng hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế địa phương còn thấp, quy mô của nhiều doanh nghiệp còn nhỏ, chi phí sản xuất cao, còn một số yếu tố phát triển thiếu bền vững. Phát triển công

nghiệp chưa đạt mục tiêu quy hoạch do ít các dự án đầu tư quy mô lớn và sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, chưa thu hút được các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ phát triển còn yếu để tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Một số ngành như cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp môi trường phát triển chậm.

- Các ngành dịch vụ có lợi thế như vận chuyển- kho bãi, du lịch, thương mại nội địa phát triển cưa tương xứng với tiềm năng do cơ sở hạ tầng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và còn thiếu.

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa đạt mục tiêu quy hoạch, ngoài yếu tố diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, có yếu tố huy động đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn thấp, chưa thỏa đáng. Phát triển chăn nuôi tập trung còn hạn chế, trồng trọt chưa xây dựng được nhiều vùng sản xuất hàng hóa có thương hiệu sản phẩm.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,, tiềm năng lợi thế so sánh, hiệu quả của sản xuất, các dự báo trong tương lai, tác giả đã đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế giai đoạn 2013- 2020, trong đó nhấn mạnh một số nhóm giải pháp như: phát triển công nghiệp phụ trợ, cải thiện môi trường đầu tư...

Quan điểm mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lãnh thổ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần tạo tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thúc đầy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao mức sống của người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân (chủ biên 2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội

2. Ban tuyên giáo TW (2011), các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Cục thống kê Hải Dương. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, Từ 2000 đến 2012. NXB Thống kê.

4. Cục thống kê Hải Dương (2011). Kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006-2010), NXB Thống Kê.

5. Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Thị Quý (2009), Lịch sử kinh tế, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Từ điển kinh tế học, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2008), Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế

xã hội Việt Nam: nhận thức và hành động hướng tới sự phát triển bền vững.

Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 3, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

9. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (đồng chủ biên), (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, NXB Chính trị Quốc gia.

10. Nguyễn Trần Quế, Vũ Mạnh Hải (2001), Giáo trình thống kê kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

11. Bùi Tất Thắng (chủ biên),(1994), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2003), Giáo trình Địa lí kinh tế xã

hội Việt Nam – Tập I, Phần Đại cương. (Tái bản lần thứ 2, có sửa chữa và bổ

sung), NXB Giáo dục.

13. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, (2004), Địa lí

Kinh tế xã hội Việt Nam (tái bản lần thứ 3, 2011) có bổ sung và cập nhật),

NXB Đại học Sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

14. Lê Thông (Chủ biên),(2002), Địa lí các tỉnh và thành phổ Việt Nam (tập

II), NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Phí Công Việt, Nguyễn Thị Sơn, Lê Mỹ Dung (2012), Việt Nam các vùng kinh tế

và các vùng kinh tế trọng điểm, NXB Giáo dục Việt Nam.

16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, số 150/2005/QĐ-TTg, tháng 6 năm 2005.

17. Trần Bình Trọng (2003), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Kinh

tế xã hội đại cương (Giáo trình cao đẳng sư phạm), NXB Đại học Sư phạm.

19. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên),(2013), Địa lí nông, lâm,

thủy sản Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

20. Đặng Như Toàn, Trương Toàn, Trương Thiệp (2007), Địa lí và kinh tế Việt Nam thế kỷ XXI, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

21. Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

22. UBND tỉnh Hải Dương (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020.

23. UBND tỉnh Hải Dương (2005), Quyết định số 4940/2005/QĐ – UBND ngày 28 tháng 10 năm 2005 về việc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020.

24. UBND tỉnh Hải Dương (2008), Nghị quyết số 91/2008/NQ – HĐND ngày 22/02/2008 về Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)