Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương đến năm 2020 67 

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 74)

5. Cấu trúc của khóa luận 5 

3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương đến năm 2020 67 

1). Tổ chức xúc tiến đầu tư đi đôi với rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, đào tạo lao động cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất thân thiện với môi trường, công

nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thu hút đầu tư lấp đầy các KCN, CCN, khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương, làng nghề, tạo điều kiện cần thiết để các cơ sở công nghiệp đang hoạt động phát huy năng lực, mở rộng sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện của Hải Dương theo định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả nước. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, điện tử công nghệ sản xuất nguyên vật liệu, thiết bị thay thế nhập khẩu. Phát triển một số KCN có kết cấu hạ tầng hiện đại, KCN chuyên ngành, tiến đến đưa Hải Dương trở thành trung tâm công nghiệp lớn và hiện đại về cơ khí- điện tử và sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu ở khu vực phía bắc

2). Tăng mức huy động đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, tập trung củng cố, cải tạo hệ thống thủy lợi phục vụ trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Bổ sung cơ chế, chính sách phát triển các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Liên kết nhà nông- nhà khoa học- doanh nghiệp. Khuyến khích các hộ nông dân dồn ô đổi thửa tạo điều kiện sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ và thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp. Tạo đột phá bằng xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp như: cánh đồng mẫu lớn áo dụng quy trình VIETGAP, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, trang trại ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

3). Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm dịch vụ vừa hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế, đồng thời đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ thương mại có ưu thế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như các dịch vụ vận chuyển, cảng nội địa, logistics, du lịch, tài chính- ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ. Phát triển thành phố Hải Dương trở thành trung tâm giao lưu thương mại, đầu mối dịch vụ logistics xuất nhập khẩu hàng hóa trong nội địa vùng ĐBSH.

4). Trên cơ sở các tuyến đường trục giao thông được xây dựng, nâng cấp, hình thành hành lang kinh tế, phát triển các trục kinh tế động lực để thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội và đô thị hóa, lan tỏa phát triển công nghiệp, dịch vụ về các địa bàn trong tỉnh mà kinh tế còn dựa nhiều vào nông nghiệp. Tổ chức phát triển các trục kinh tế gắn với hình thành chuỗi các điểm đô thị, KCN, CCN theo hướng lấy các trục giao thông huyết mạch làm hành lang giao lưu kinh tế, trên cơ sở đó quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bố trí phát triển các thị trấn, thị tứ, khu dịch vụ- đô thị, khu dân cư nông thôn, KCN, CCN, nhà máy, các điểm dịch vụ- thương mại, khu du lịch, khu sản xuất nông nghiệp, đầu mối giao thông vận tải và các chức năng khác. Từ đó mở rộng công nghiệp hóa, đô thị hóa và giao lưu kinh tế, thương mại trên toàn bộ không gian lãnh thổ của tỉnh. Đối với các KCN, CCN, khu đô thị tại các trục kinh tế phải xây dựng đã cách với các trục lộ, xây dựng các đường gom, đường nhánh kết nối với trục lộ đảm bảo an toàn giao thông, môi trường.

5). Phát triển hệ thống đô thị trong tỉnh theo hướng kết hợp khai thác các nhân tố hình thành đô thị hóa với phân bố hợp lý các đô thị phục vụ phát triển kinh tế- xã hội theo các tiểu vùng, phát huy được vai trò hạt nhân lan tỏa, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ của các đô thị đồng thời tạo điều kiện phát triển bền vững các đô thị, tránh quá tải cho kết cấu hạ tầng và môi trường đô thị do tập trung dân số quá nhanh, đặc biệt đối với thành phố Hải Dương.

Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị trung tâm tỉnh là thành phố Hải Dương, đô thị trung tâm tiểu vùng, đô thị trung tâm huyện, xây dựng các thị trấn, thị tứ, khu đô thị mới tại các trục kinh tế động lực. Đối với các KCN ở xa đô thị, ưu tiên xây dựng các khu nhà ở, khu dịch vụ- đô thị đáp ứng nhu cầu nhà ở của người lao động. Huy động các nguồn vốn xã hội xây dựng hạ tầng thiết yếu, cấp điện, cấp thoát nước, đường trục các thị tứ trung tâm cụm xã, các khu dân cư- dịch vụ nông thôn đáp ứng nhu cầu đô thị hóa nông thôn.

6). Huy động các nguồn vốn đầu tư đẩy nhanh phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật, tạo điều kiện cho thu hút đầu tư phát triển

các ngành kinh tế, xây dựng đô thị và nông thôn mới. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng giao thông đường tỉnh, đường huyện, đường trục đô thị kết nối đồng bộ với nhau và với các tuyến quốc lộ, cao tốc. Tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng các tuyến đối ngoại, đường trục giao thông đông- tây, đường trục giao thông bắc- nam và hướng trung tâm thành phố Hải Dương, nâng cấp các cảng sông đầu mối. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các đô thị trung tâm, xây dựng thị xã Kinh Môn đô thị loại IV, nâng cấp thị xã Chí Linh thành đô thị loại III, nâng cấp thành phố Hải Dương thành đô thị loại I trước năm 2020.

7). Phát triển đội ngũ nhân lực toàn diện về các mặt giáo dục, đào tạo, thể chất, nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp, phát huy truyền thống năng động sáng tạo của con người Hải Dương. Phấn đấu đến hết năm 2020, tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề trung, cao cấp cho các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ.

8). Tiếp tục xây dựng và thu hút đầu tư lấp đầy các KCN, CCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hình thành và phát triển các KCN chuyên ngành như KCN cơ khí sản xuất phụ tùng- lắp ráp ô tô, KCN hóa dược, phát triển các KCN quy mô vừa và nhỏ, các CCN ở khu vực nông thôn. Thu hút đầu tư xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp công nghệ cao, tạo đột phá phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng giá trị kinh tế lớn. Phát triển các KCN, CCN đi đôi với huy động đầu tư xây dựng các khu dịch vụ- đô thị, khu nhà ở cho người lao động.

9). Phát triển các dịch vụ mũi nhọn gồm dịch vụ vận tải logistics, dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin và du lịch, trở thành các ngành kinh tế đóng góp lớn vào GDP của tỉnh. Tạo đột phá phát triển thành trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại thông qua xây dựng các cảng cạn (ICD), phát triển các dịch vụ vận chuyển, logistics xuất nhập khẩu, phân phát các luồng hàng hóa giữa khu vực nội địa và ven biển ĐBSH.

Tăng đầu tư từ vốn ngân sách kết hợp xã hội hóa đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Triển khai xây dựng các xã nông thôn mới kết hợp với phát triển làng nghề và các ngành nghề phi nông nghiệp tại chỗ ở nông thôn. Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi tăng năng lực, hiệu suất tưới, tiêu. Tạo đột phá phát triển nông nghiệp thông qua xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất tập trung áp dụng các quy trình canh tác hiện đại (VietGap, GlobalGAP…), chuyên môn hóa cao như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, hoa, quả, củ tươi có giá trị hàng hóa lớn. Huy động đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất giống cấp vùng, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao.

10). Tổ chức lồng ghép các chương trình mục tiêu và dự án đầu tư để thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động trong độ tuổi. Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ phát triển các xã, các địa bàn còn nhiều hộ nghèo, hộ thuần nông. Phối hợp đồng bộ các chính sách xã hội như hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, hỗ trợ tín dụng hộ nghèo sản xuất, hỗ trợ bảo hiểm y tế để tạo chuyển biến nhanh về cải thiện, nâng lên mức sống các hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.

Rà soát, bổ sung môi trường chính sách, thực hiện cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lý để huy động các ngồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế. Phấn đấu tổng vốn đầu tư xã hội huy động trong thời kỳ 2011-2020 đạt khoảng 410-420 nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)