5. Cấu trúc của khóa luận 5
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 19
Hải Dương nằm ở trung tâm của vùng ĐBSH, vị trí tọa độ 20036’- 21015’ độ vĩ bắc và 106006’- 106036’ độ kinh đông. Ranh giới phía bắc và đông bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; phía nam giáp tỉnh Thái Bình; phía đông giáp thành phố Hải Phòng; phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Diện tích tự nhiên của tỉnh xấp xỉ 1.656 km2, dân số (2012) có 1712,8 nghìn người, đứng thứ 3 về diện tích và thứ tự về dân số trong các địa phương ở vùng ĐBSH. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và các huyện : Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kì, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang. Nằm ở vị trí gần trung tâm của vùng ĐBSH, địa bàn có nhiều tuyến giao thông quốc gia đi qua, từ đông sang tây, có tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội- Hải Phòng, quốc lộ 5, quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng đang xây dựng, cao tốc Nội Bài- Hạ Long đang chuẩn bị xây dựng đi qua các trục giao thông chính của vùng KTTĐ Bắc Bộ, kết nối thủ đô Hà Nội với khu vực ven biển Hải Phòng- Quảng Ninh; từ bắc xuống nam, có quốc lộ 37, quốc lộ 38 là các tuyến giao thông chính kết nối khu vực Miền núi- Trung du Bắc Bộ với khu vực ven biển Bắc Bộ, có đường vành đai 5 sẽ được xây dựng đi qua kết nối các đô thị xung quanh thủ đô Hà Nội. Điều kiện vị trí thuận lợi để tỉnh mở rộng giao lưu kinh tế trong và ngoài vùng ĐBSH, vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, khu vực miền núi phía Bắc và vùng biên giới Việt-Trung, đồng thời tạo cho Hải Dương có vị trí chiến lược về giao thương kinh tế, đảm bảo quốc phòng- an ninh ở khu vực các tỉnh bắc bộ.
Đối với vùng ĐBSH: Hải Dương là đầu mối giao lưu kinh tế, thương mại, chung chuyển các luồng hàng hóa qua lại giữa thủ đô Hà Nội với hàng lang kinh tế ven biển Hải Phòng- Quảng Ninh, vừa là trung tâm liên kết không gian phát triển kinh tế giữa khu vực nội địa và khu vực ven biển ở ĐBSH, trực tiếp liên kết không gian phát triển kinh tế của 5/7 địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ. Sự phát triển của tỉnh có tác động lan tỏa rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả vùng ĐBSH và vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh: Điều kiện vị trí nằm giữa tam
giác động lực phát triển kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, tạo cho Hải Dương có tiềm năng lợi thế, lợi thế nổi bật về thu hút đầu tư phát triển nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác nhau bao gồm: công nghiệp, dịch vụ ven biển như công nghiệp bổ trợ ngành cơ khí đóng tàu, công nghiệp sản xuất kim loại, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu… Nằm ở khu vực trung độ của hành lang kinh tế Hà Nội- Hải Phòng theo tuyến quốc lộ 5, Hà Nội- Quảng Ninh theo tuyến quốc lộ 18, Hải Dương còn có cơ hội về hợp tác, liên kết không gian phát triển kinh tế hình thành trục công nghiệp, đô thị kết nối TP. Hà Nội- TP. Hải Dương- TP. Hải Phòng và trục kinh tế thành phố Hà Nội- TX. Chí Linh- TP. Hạ Long, trở thành trung tâm kinh tế, đô thị lớn thứ tư ở khu vực phía bắc, kết hợp với Hải Phòng và Quảng Ninh thành tam giác trọng điểm kinh tế khu vực phía đông vùng KTTĐ Bắc Bộ.