Thống Holoxen

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 30)

N ỘI

3.3.2. Thống Holoxen

Vào thời kỳ Holoxen đáng lưu ý là đợt biển tiến Flandrian. Mực nước biển tràn ngập đồng bằng, để lại dấu ấn là những hốc đá bị bào mòn ở mức (4 -5 m). Biển dâng cực đại vào cuối QIV 2 (4500 – 6000 năm trước đây). Sau đó biển rút xuống cho đến ngày nay, tuy nhiên biển vẫn tiếp tục lên xuống ở mức thấp, vì vậy các bậc thềm +2m cùng các ngấn nước khoét vào đá ở +1,5-2m thường quan sát thấy ở vùng ven biển. Thống Holoxen gồm các hệ trầm tích sau:

3.3.2.1. Hệ tầng Hải Hưng

Tuổi Holoxen sớm –giữa bao gồm các trầm tích lắng đọng trước và trong thời kỳ biển tiến Flandrian. Thành phần chủ yếu là sét, sét bột màu xám nâu, xen kẽ các lớp cát mịn phân lớp xiên chéo. Hệ tầng này chia ra làm 2 phụ hệ tầng Hải Hưng dưới và trên.

3.3.2.1.1. Phụ hệ tầng Hải Hưng dưới

• Trầm tích sông - biển (am QIV12- hh1): Các trầm tích này bắt gặp trong các giếng khoan vùng đồng bằng. Độ dày thay đổi từ 10 – 30m. Thành phần thạch học gồm sét bột là chủ yếu xen cát hạt mịn chứa vỏ sò, hóa thạch Foraminifera gồm: Quinqueloculina, ótracoda. Bào tử phấn hoa:

polipodium, Hibiscus, Atrpex….

• Trầm tích biển– đầm lầy (mb QIV12- hh1): Trầm tích thuộc tướng biển đầm lầy có diện phân bố khá rộng rãi ở vùng trung tâm đồng bằng. Thành phần thạch học bao gồm cát hạt mịn lẫn sét bột và than bùn. Đặc trưng là than bùn Thạch Thất (Hà Tây), Lỗ Khê (Đông Anh), Dân Chủ (Chèm). Hóa thạch tảo đặc trưng cho vùng nước mặn xen lợ ngọt của đầm lầy ven biển:

actynocyclus, coscinodiscus, nyphar cyperus, cyclotella…, Foraminifera:

Ammonica, Norion, Quinqueloculina…

• Trầm tích biển (m QIV1-2- hh1): Trầm tích biển hệ tầng Hải Hưng phân bố rất rộng rãi từ các thung lũng vùng ven rìa bể tới vùng trung tâm với thành phần thạch học tương đối đồng nhất bao gồm sét, bột chứa nhiều

Foraminifera: Bolivia, sigmoilina, Quinqueloculina, elphidium. Bào tử phấn

3.3.2.1.2. Phụ hệ tầng Hải Hưng trên

Trầm tích của phụhệ tầng Hải Hưng trên có nguồn gốc biển (m QIV 1-2-hh2 )

hình thành trong gian đoạn biển tiến mạnh nhất trong kỷ Đệ Tứ. Trầm tích lộ ra trên diện rộng từVụBản, Bình Lục, Hưng Hà qua Đông Hưng, Quỳnh Phụtới bắc Thái Thụy tạo thành một thềm khá bằng phẳng, thành phần trầm tích gồm có:

Tập 1: Bột, sét lẫn ít cát màu xám, xám vàng.

Tập 2: Bột sét pha cát xám xanh, xám vàng lẫn kết vón ooxxit sắt.

Hóa thạch bao gồm foraminifera: ammonia, nonion, cibicides, millionlinela… Bào tử phấn hoa: polypodium, pteris, tsuga.

Nếu ở hệ tầng Hải Hưng dưới bắt gặp trầm tích lần lượt là trầm tích sông, trầm tích sông–biển, trầm tích đầm lầy ven biển và trầm tích biển thì hệ tầng Hải Hưng trên sẽ chủ yếu là trần tích biển nông ven bờ. Trong tầng Hải Hưng chúng ta cũng bắt gặp sét lẫn than bùn như ở Thạch Thất (Hà Tây), La khê (Đông Anh), Dân Chủ (Chèm). Trầm tích Hải Hưng kết thúc thành tạovào 6000– 6500 năm trước đây.

3.3.2.2. Hệ tầng Thái Bình

Hệ tầng cũng được Hoàng Ngọc Kỷ xác lập vào năm 1978. Trầm tích của hệ tầng được lắng đọng sau thời kỳ biển tiến Holoxen. Tổng chiều dày từ 4 – 28m. Thành phần chủ yếu là sét, bột sét, cát hạt mịn. Nguồn gốc trầm tích sông, sông – biển, biển đầm lầy. Hệ tầng Thái Bình chia làm 3 phụ hệ tầng:

3.3.2.2.1. Phụ Hệ tầng Thái Bình dưới

• Trầm tích sông biển (am QIV3- tb1): Chủ yếu là các trầm tích bột sét lẫn ít cát mịn và trầm tích thực vật.

• Trầm tích biển đầm lầy (mb QIV3- tb1): Thành phần thạch học bao gồm bột –cát, bột – sét đôi chỗcó lớp than bùn mỏng, độdày từ1–13m

Trầm tích biển (mQIV3- tb1): Trầm tích biển phân bố chủ yếu trong tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng, độ dày lớn nhất là 11m. Thành phần thạch học gồm 2 mặt cắt: trầm tích tướng biển nông ven bờ chủ yếu là cát xám; trầm tích tướng vũng vịnh: bột sét lẫn ít cát vỏ sò.

3.3.2.2.2. Phụ hệ tầng Thái Bình giữa

• Trầm tích sông biển(am QIV3 - tb2): Trầm tích của hệ tầng này phân bố chủ yếu ở Nam Định và Thái Bình, bề dày lớn nhất là 8,2m và bao gồm bột sét, cát hạt mịn đến trung chứa tàn tích thực vật.

3.3.2.2.3. Phụ hệ tầng Thái Bình trên

Trầm tích thuộc hệ tầng này là trầm tích trẻ nhất thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau:

• Trầm tích sông (aQIV3- tb3) phân bốdọc theo các sông hiện đại, thành phần gồm sét, sét bột pha cát màu nâu.

• Trầm tích sông đầm lầy (ab QIV3 - tb3) phân bố ven các con sông nhỏ địa hình trũng, bao gồm cát,sét, sét cát lẫn mùn thực vật màu xám tro.

• Trầm tích sông– biển (amQIV3- tb3): Các thành tạo này gặp trong các đồng bằng trẻ, tương đối bằng phẳng như ở Tiền Hải. Trầm tích bao gồm sét lẫn bột cát mịn.

• Trầm tích sông - biển -đầm lầy (amb QIV3- tb3) phân bố ởcác cửa sông ven biển, thành phần gồm bột sét, cát sét màu xám nâu, nâu hồng.

• Trầm tích biển (mQIV3 - tb3): Trầm tích là những cồn cát, doi cát ven biển, thường song song với đường bờ biển hiện tại. Thành phần là cát thạch anh đa khoáng.

• Trầm tích biển gió (mvQIV3 - tb3): Đây là những cồn cát nhỏ hẹp (rộng khoảng 3-10m) chạy dọc theo bờbiển. Trầm tích bao gồm chủyếu là cát hạt mịn giàu sa khoáng. Bềdày lớn nhấtởhệtầng Thái Bình là 28m.

Ở MVHN một số phân vị địa tầng nói trên còn có tên gọi khác nhauở phần kéo dài về phía Tây Nam địa phận Ninh Bình với các phân vị địa tầng bắt đầu từ Pleistoen giữa (QII) thì gọi là hệ tầng Duy Tiên, Yên Mô (QII-III2) có tuổi tương ứng với hệ tầng Hà Nội, hệ tầng Bỉm Sơn, Yên Định (QIII2) tương ứng với tầng Hải Hưng hệ tầng Đống Đa (QIV3) tương ứng với tầng Thái Bình.

CHƯƠNG 4: KIẾN TẠO

Bể trầm tích Kainozoi Sông Hồng là bể dạng kéo toác (pull apart) có hướng Tây Bắc – Tây Nam được khống chế ở hai cánh bởi các đứt gãy trượt bằng ngang.

Miền Võng Hà Nội là phần đầu mút Tây Bắc trên đất liền của bể trầm tích Sông Hồng được hình thành và khống chế bởi hệ thống đứt gãy có phương Tây Bắc – Đông Nam, đó là các đứt gãy Sông Lô, Sông Hồng, Vĩnh Ninh, Sông Chảy. Đây là các đứt gãy lớn , được hình thành trong Mesozoi tái hoạt động trong Kainozoi. Các đứt gãy này chia cắt Miền Võng Hà Nội thành các đơn vị kiến tạo riêng biệt với các đặc điểm cấu kiến tạo khác nhau. Dựa vào đặc điểm các khối cấu trúc có thể phân Miền Võng Hà Nội thành 3 đơn vị cấu tr úc chính: Đới đơn nghiêng rìaĐông Bắc; Đới trung tâm; Đới rìa phân dị phức tạp Tây Nam.Các đơn vị cấu trúc được giới hạn bởi các hệ thống đứt gãy. (hình 4.1)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)