N ỘI
4.2.2. Tầng cấu trúc trên
Đây là tầng phát triển lên trên phần móng, bao gồm các trầm tích Kainozoi phủ bất chỉnh hợp lên tầng cấu trúc dưới. (hình 4.2). Tầng này bao gồm các phức hệ: Eoxen – Oligoxen, Mioxen, plioxen - Đệ Tứ. Chiều dày trầm tích lên tới 1000m bao gồm trầm tích lục nguyên, lục nguyên cacbonat, hoặc đôi chỗ chứa than. Theo đặc điểm kiến trúc, môi trường trầm tích và lịch sử hình thành chia tầng này thành 3 phụ tầng nhỏ hơn:
• Phụ tầng cấu trúc dưới
• Phụ tầng cấu trúc giữa
• Phụ tầng cấu trúc trên
4.2.2.1. Phụ tầng cấu trúc dưới
Phụ tầng này được giới hạn bởi hai mặt bất chỉnh hợp khu vực là mặt móng trước Kainozoi và nóc Oligoxen, bao gồm các trầm tích lũ tích hệ tầng Phù Tiên, có thời gian thành tạo là Eoxen, thực chất là một tập lớn hình thành trong bối cảnh kiến tạo tạo núi, phân bố trong các trũng giữa núi hình thành vào đầu Paleoxen. Đặc điểm của tầng cấu trúc này là các thể địa chất phân bố rời rạc trong các trũng giữa núi. Trên bản đồ cấu trúc các thể địa chất này thể hiện các hình dạng méo mó, không liên tục. Trong khu vực nghiên cứu đã có một số giếng khoan gặp móng ở phần rìa nhưng chưa thấy có s ự xuất hiện của trầm tích Eoxen. Trầm tích Eoxen có
thể gặp trong các địa hào, bán địa hào. Phụ tầng bị các đứt gãy phân cắt phức tạp. 4.2.2.2. Phụ tầng cấu trúc giữa
Bao gồm các thành tạo Mioxen, là các trầm tích lục nguyên, vụn thô chứa than, bao gồm sét, cuội, sỏi, bột kết với môi trường từ đồng bằng châu thổ, ven bờ tới biển nông.
Phụ tầng này phủ bất chỉnh hợp lên phụ tầng cấu trúc phía dưới, được giới hạn bởi 2 mặt bất chỉnh hợp: đáy Oligoxen và nóc Mioxen. Phụ tầng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động căng giãn –nén ép nghịch đảo, nâng lên, hạ xuống, bào mòn–cắt xén, uốn võng kéo dài từ Mioxen sớm cho đến Mioxen muộn, do đó bị chia cắt bởi các đứt gãy, uốn nếp biến vị mạnh, hàng loạt các c ấu tạo mới hình thành dọc các đứt gãy nghịch.
4.2.2.3. Phụ tầng cấu trúc trên
Phụ tầng cấu trúc trên bao gồm các trầm tích Plioxen – Đệ Tứ. Các thành tạo này bao phủ rộng khắp trên toàn thềm lục địa, độ dày tăng dần lên về các trung tâm tích tụ (phía biển Đông).Phụ tầng này bao gồm các trầm tích vụn bở rời, cát, sạn, bột kết và một số nơi có than bùn, sét phân lớp ngang, song song, độ phân giải rõ, môi trường chủ yếu là biển nông và lục địa. Thực tế thì từ các mặt cắt địa chấn và các mặt cắt địa chất giế ng khoan các nhà địa chất chưa phân tách được các thành tạo Plioxen và Đệ Tứ. Chúng là các mặt cắt khá liên tục giống nhau về thành phần, tướng trầm tích và có chung một bìnhđồ phân bố không gian, tạo thành lớp phủ giả lên trên tất cả các bể.