N ỘI
8.1.2. Phương pháp đồ thị tỷ số thành phần khí hydocacbon
Phương pháp này được Baroid đề xuất dựa trên các tỷ số của C1 đối với các cấu tử hydrocacbon nặng hơn. Các tỷ số này được biểu diễn trên đồ thị lưới loga. Trên đồ thị lưới loga đã chỉ ra các đới chứa dầu, khí và đới không sản phẩm (hàm lượng ít). Từ kết quả phân tích thành phần khí ta lập được các tỷ số (C1/C2,C1/C3, C1/C4,C1/C5) sau đó biểu diễn trên đồ thị. Khi đó ta xác định được nguồn gốc khí. Qua kết quả nghiên cứu thì việc xác định các tỷ số được kết quả như sau:
• Tỷ số C1/C2 nằm trong khoảng từ 2 đến 15 thì chỉ ra là khí có nguồn gốc liên quan đến dầu.
• Tỷ số C1/C2 nằm trong khoảng từ 15 đến 65 thì chỉ ra là khí có nguồn gốc liên quan đến các đới khí.
• Tỷ số C1/C2 càng cao thì khí càng nhiều hay tỷ trọng của tích tụ dầu càng thấp.
• Nếu tỷsốC1/C2 ≤ 2 hoặc≥ 65 thìđ ới không có khả năng khai thác.
• Đới khí khô có thểchỉ có C1, tuy nhiên hàm lượng C1 cao dị thường thì chỉ ra đó là nước muối.
• Nếu tỷlệC1/C2thấp trong phần chứa dầu và tỷlệC1/C4 cao trong phần chứa khí thìđới có thểkhông có khả năng khai thác.
Ngoài ra ta cũng có thể xác định nguồn gốc khí dựa vào kết quả các tỷ số C2/∑C, C3/∑C, C4/∑C đư ợc biểu diễn trên đồ thị tam giác. Từ kết qủa phân tích các mẫu khí ngoài thực địa người ta đưa ra biểu đồ tam giác thể hiện thành phần các tỷsốkhí hydro cacbon. Kết quảcác tỷsố khí sau khi tính toán được biểu diễn lên đồ thị tam giác. Khi đó ta có được một tam giác thành phần. Nếu tam giác thành phần này cùng chiều với đồ thị tam giác thì chỉ ra khí có nguồn gốc liên
quan đến các đới chứa khí.Ngược lại nếu tam giác thành phầnngược chiều với đồ thịtam giác thì chỉ ra là khí liên quan đến dầu. (hình 8.1)
Phương pháp tỷ số đồng vị cacbon là phương pháp cho kết quả với độ chính xác cao, songở Việt Nam thì phương pháp này ít sử dụng để xác định thành phần hàm lượng cacbon do chưa có thiết bị và giá thành cao. Vì vậy trong luận án này em chỉ sử dụng phương pháp đồ thị tỷ số thành phần khí hydocacbon của Baroid để xác định nguồn gốc khí.