N ỘI
8.4.4. Qui luật phân bố dầu khí trong trầm tích Đệ Tứ
Thực tế cho thấy khí ở các mỏ khí Tiền Hải C, D14 nằm ở cao hơn nhiều so với độ sâu chúng sinh ra. Chúng ta cũng đã gặp các tích tụ khí ở độ sâu 400 – 500m. Như vậy khí từ các mỏ khí (như ở vùng Tiền Hải, Kiến Xương) là khí từ các lớp than Tiên Hưng, Phù Cừ đã di chuyển lên trên theo chiều thẳng đứng hoặc theo các đứt gãy, theo vỉa cắm dốc sau đợt vận động kiến tạo cuối Mioxen , vượt qua tầng Vĩnh Bảo và tích tụ lại ở những tầng chứa khí nông 1, 2, 3 nếu có điều kiên thuận lợi như những khu vực thuộc các tỉnh ven biển thuộc đồng bằng bắc bộ. Mặt khác khí sinh hóa đầm lầy, khí than bùn sinh ra và di chuyển tích tụ vào những tầng chứa xung quanh hoặc lên trên, nơi có những tầng chứa đủ điều kiện tạo thành bẫy.
Tùy thuộc vào đặc điểm địa chất từng vùng mà ta có thể gặp được khí nông ở tầng chứa thứ nhất trong khoảng chiều sâu 10 – 30m hoặc nông hơn thuộc hệ tầng Thái Bình (tầng chứa khí thứ 2), trong khoảng độ sâu từ 25–50m thuộc hệ tầng Hải Hưng (tầng chứa khí thứ 3) trong khoảng độ sâu 45–90m thuộc hệ tầng Hà Nội, Lệ Chi.
Mặc dù vậy, đối chiếu với tình hình thực tế không phải cứ bắt gặp các tầng chứa trên ở nơi nào cũng đều có khí, cụ thể khảo sát ở các xã cho thấy: chỉ cách nhau 5–10m là đã không gặp khí nữa và như vậy khả năng khí chỉ tích tụ riêng biệt, không trải trên một diện tích rộng. Điều đó cũng phù hợp với đặc điểm địa chất Đệ Tứ là vùng đông bằng tam giác châu thổ với các thành tạo trầm tích sông, hồ, đầm lầy, cửa sông, biển ven bờ với các thân cát nhỏ. Khí có thể được tích tụ ở những thân cát kiểu lòng sông, cửa sông hoặc các cồn cát ven bờ và phân bố nhiều ở các vùng thuộc hạ lưu của các dòng sông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích các mẫu khí thu thập được có thể nhận thấy thành phần khí nông chủ yếu là CH4 (tới hơn 95%) và một số khí khác. Đây là loại khí sạch có thể sử dụng tốt làm nhiên liệu ít độc hại…Khí lại được tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, diện phân bố rộng và nếu được khai thác tốt thì nhiều người có thể sử dụng được ngay.
Từ việc xác định nguồn gốc khí ta thấy chiều sâu tích tụ của khí thường tập trung vào khoảng 10÷50m và 45÷90m (vùng có than bùn chỉ sâu từ 4÷10m). Các tích tụ nằm rải rác cách xa nhau ít có khả năng sử dụng khí này cho công nghiệp địa phương, hơn nữa có dùng thì hệ thống thu gom c ũng không thực hiện được vì chi phí lớn, hiệu quả kinh tế thấp.
Tóm lại đây là những tích tụ dạng túi khí nhỏ, không phải là đối tượng khai thác thu gom công nghiệp, chỉ phục vụ được cho nhu cầu dân sinh với quy mô nhỏ.
KIẾN NGHỊ
Việc xác định nguồn gốc khí bằng phương pháp tỷ số thành phần khí cho kết quả có độ chính xác thấp hơn phương pháp tỷ số đồng vị cacbon. Mặc dù vậy hiện tại ở Việt Nam chưa có công nghệ để xác định nguồn gốc khí bằng phương pháp tỷ số đồng vị cacbon. Muốn xác định bằng phương pháp này cần đưa ra nước ngoài nên giá thành rất đắt. Nhưng để xác định chính xác hơn ta nên sử dụng phương pháp tỷ số đồng vị cacbon kết hợp với phương pháp tỷ số thành phần khí.
Nên tiến hành nghiên cứu sâu hơn, tính toán trữ lượng để có cơ sở lập phương ánquản lý, khai thác hợp lý, vừa tận dụng được nguồn tài nguyên vừa đảm bảo được sự trong sạch của môi trường.
Trong vùng có nhiều người dân đã tiến hành tự khai thác khí để sử dụng trong gia đình. Vì vậy cần hướng dẫn người dân sử dụng đúng quy trình, quy p hạm để đảm bảo sử dụng an toàn và phòng chống cháy nổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[2] Điều tra đánh giá sơ bộ triển vọng tiềm năng khí nông khu vực Miền Võng Hà Nội và đồng bằng Thanh –Nghệ Tĩnh.
[3] Kế hoạch thăm dò –thẩm lượng giai đoạn 2006 –2010 khu vực Miền Võng Hà Nội. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.