Giai đoạn đồng tạo rift

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 41)

N ỘI

5.2. Giai đoạn đồng tạo rift

Vào đầu Kainozoi hệ thống đứt gãy Sông Hồng tạo thành miền địa chất yếu và được tái hoạt động do sự va đập của mảng Ấn Độ và mảng Âu - Á trong thời gian từ Eoxen đến Oligoxen và kéo dài đến cuối Miocen dưới. Quá trình vađập với biên độ nhỏ và để lại dấu ấn là sự hình thành hàng loạt các graben hẹp, sâu được lấp đầy trầm tích lục nguyên cùng tuổi với những trũng nhỏ hẹp trên đất liền. Sự căng ngang này xảy ra mạnh nhất vào Oligoxen.

Pha tạo rift chính có thể đã kéo dài trong thời gian từ Eoxen đến cuối Oligoxen dưới, sau đó là quá trình nghịch đảo kiến tạo ngắn trong Oligoxen k ết hợp với mực nước biển xuống thấp đã tạo điều kiện cho sự bào mòn mạnh ở những

vùng rìa bể trầm tích. Trong thời gian này, các đứt gãy phát triển chủ yếu theo hướng Bắc -Nam và Đông - Tâyở những vùng rìa.

Vào thời kỳ Eoxen (Phù Tiên), Miền Võng Hà Nội được hình thành bởi quá trình tạo núi và tách giãn lục địa. Do địa hình dốc, sự tích lũy trầm tích tạo nên tầng cơ sở trong thời kỳ này gồm chủ yếu cuội, tảng, sạn, sỏi kết. Xen kẽ những trầm tích này còn có trầm tích hạt mịn được tích tụ trong hồ giữa núi.

Vào thời kỳ Oligoxen, quá trình tách giãn lún chìm tạo nên những vũng vịnh (vùng Tiên Hưng – Kiến Xương), hồ, đầm lầy (Đông Quan, rìa Tây Nam) và những nơi cao tạo nên vùng lũ tích, bồi tích (vùng Phù Cừ). Nguồn gốc vật liệu trầm tích từ các hướng Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nam. Đặc biệt đến cuối Oligoxen vùng được nâng cao gây thiếu vắng trầm tích, bề mặt bị phong hóa, nhiều chỗ nhô cao bị bào mòn, cắt cụt (chỉ xảy ra từng nơi).

Trong giai đoạn Mioxen dưới, Mioxen giữa toàn bộ bể trầm tích Sông Hồng tham gia vào quá trình sụt lún kết hợp với mực nước biển toàn cầu tăng mạnh. Dấu vết của giai đoạn biển cường này để lại ở nhiều nơi cho thấy mực nước vào cuối Mioxen giữa nằm ở mức cao hơn so với hiện tại vài trăm mét.

Sau pha hoạt động kiến tạo và lấp đầy vật liệu trầm tích trên thì toàn bộ khu vực nghiên cứu bị lún chìm dưới mực nước biển tiến đầu Mioxen sớm. Vật liệu được chuyển đến một cách dồn dập từ phía Tây – Tây Bắc và phía Bắc phủ bất chỉnh hợp lên các thành tạo Oligoxen, đồng thời căng tách lại tiếp tục, các đứt gãy đã sinh thành từ trước lại tiếp tục tái hoạt động. Sự tái tách giãn này tiếp tục và kéo dài cho đến tận cuối Mioxen sớm. Những pha nén ép dẫn đến chuyển động nghịch đảo kiến tạo (Mioxen giữa –Mioxen muộn) đã kết thúc giai đoạn này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)