Thống Pleistoxen

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 28)

N ỘI

3.3.1. Thống Pleistoxen

3.3.1.1. Hệ tầng Lệ Chi

Trầm tích hệ tầng này có tuổi Pleistoxen sớm phủ bất chỉnh hợp lên tầng Vĩnh Bảo có chiềudày cỡ từ 2 –44 m (GK 16 TB) và bị tập hạt thô của tầng Hà Nội phủ không chỉnh hợp lên trên. Thành phần thạch học từ dưới lên theo mặt cắt Nam Định- Xuân Thủy- Thái Bình gồm :

Tập 1 : Cát, cuội, sạn và 1 ít bột sét, thành phần khoáng vật: thạch anh, Feldpat

Tập 2 : Cát hạt trung đến nhỏ Tập 3 : Sét lẫn ít cát sỏi nhỏ

Nguồn gốc thành tạo của hệ tầng Lệ Chi chủ yếu là do sông nhưng theo hướng TB- ĐN, về phía bờ biển thì tướng trầm tích là hỗn hợp sông biển (am QI -

lc). Đặc trưng trầm tích có nguồn gốc sông – biển kiểu trên còn phổ biến ở vùng Nam Định -Thái Bình-Hải Phòng. Đối với vùng Giao Thủy-Hải Hậu thành phần hạt mịn tăng lên, chiều dày là 17m và môi trường là cửa sông.

3.3.1.2. Hệ tầng Hà Nội

Trầm tích hệ tầng này có tuổi Pleistoxen giữa-muộn. Hệ tầng Hà Nội do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1975 với tập hạt thô ở phần trên cùng của tầng Hải Dương và tập 6 của tầng Kiến Xương, phía dưới hệ tầng Hà Nội phủ trực tiếp lên bề mặt bào mòn của hệ tầng Lệ Chi. Hệ tầng Hà Nội được phân chia làm 2 kiểu nguồn gốc khác nhau và bề dày của chúng được thống kê, mô tả từ các giếng

• Trầm tích sông (aQII-III 1- hn): Phân bố từ độ sâu 40 – 140m, thành phần chủ yếu là cuội 70 – 80%, ở đồng bằng tập cuội này biến đổi từ 3 – 5m ở rìa, từ 30 – 80m ở vùng trung tâm và tiếp đến là cát, sạn, bột, sét theo hướng lên trên . Khoáng vật có cát thạch anh (70 –80%) còn lại là Feldspat, vụn đá…Bào tửphấn hoa gặp :polypodium, cyathea, taxodium, pteris…Độ PH = 6,7 – 7,2 và môi trường ôxi hóa (Eh = 145 –150 mv), bềdày của tập này thay đổi từ4,5 – 50,5 m. Đây là tầng chứa nước phong phú quan trọng nhất trong phức hệchứa nước Pleistoxenở vùng Nam Định, Thái Bình.

• Trầm tích sông–biển (am QII-III1- hn) tập này phân bốtừ độ sâu 40–110m gốc trầm tích có hạt mịn hơn, cát hạt nhỏ - trung bình, sét màu nâu, xám…Khoáng vật chủ yếu là thạch anh (85 – 95%), khoáng vật cũng có

(Sederit, Limonit, Turmalin, Zircon…). Thành phần khoáng vật sét : Kaolinit, Hydromica, clorit. Trầm tích tầng Hà Nội nằm dưới tập cát lẫn ít sạn, sỏi màu xám vàng của tầng Vĩnh Phúc (QII2- vp)

3.3.1.3. Hệ tầng Vĩnh Phúc

Trầm tích hệ tầng này có tuổi Pleistoxen trên. Hệ tầng Vĩnh Phúc do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1973,tương đương với tập 6,5,4 của hệ tầng Kiến Xương do Golovenok– Lê Văn Chân xác lập năm 1965.Ở Thái Bình – Nam Định thì hệ tầng Vĩnh Phúc chỉ tương đương với tập 4,5 của hệ tầng Kiến Xương, bề dày thay đổi từ 20 – 30m và được phân chia thành 2 phụ tầng với 4 kiểu nguồn gốc khác nhau.

• Trầm tích sông (aQIII 2- vp1) : phân bố không rộng chỉ gặp ở Nam Ninh – Xuân Thủy, Thanh Trì – Kiến Xương gồm cát lẫn sạn sỏi, cuội nhỏ màu sáng xám. Thành phần khoáng vật: Thạch anh 85 – 95% còn lại là thành phần khác. Đây là tầng chứa nước nhạt, tuy nhiên phân bố không đều, không liên tục và bềdày mỏng, không có tầng cách nước bên trên nên dễbị nhiễm mặn.

• Trầm tích sông – biển (amQIII2- vp2) : Phân bốchủ yếu ở các huyện miền duyên hải: Tiền Hải, Thái Thụy, Kim Sơn, Nga Sơn, Yên Khánh, bềdày từ 5,5 – 30m. Trầm tích chủ yếu là sét, sét bột, bề mặt bị phong hóa. Nghiên cứu cổ sinh phát hiện tập hợp phong phú: Foraminifera psendoeponides,

Alabemina, Elphidiella… Đây là tập sét có tính chất chắn khu vực, nó đại diện cho thời kỳbiển tiến cực đại vào cuối Pleistoxen.

• Trầm tích đầm lầy ven biển (bm QIII2- vp2): Các trầm tích này có dấu hiệu bị phân hủy, hóa than bùn, kiểu đầm lầy ven biển, trong quá trình hình thành tam giác châu thời kỳ Pleistoxen muộn. Tùy thuộc vào địa hình địa

mạo cổ mà các trầm tích này thểhiệnở dạng thấu kính hay dạng lớpở ven rìa Hà Nam–Duy Tiên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 28)