Phân vùng triển vọng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 80)

N ỘI

8.4.3. Phân vùng triển vọng

Qua nghiên cứu tổng hợp tài liệu từ các kết quả khảo sát thực địa ta có thể phân khu vực MVHN thành ba vùng triển vọng (hình 8.9)

1- Vùng triển vọng thứ nhất là khu vực Vũ Thư, Giao Thủy

• Về mặt thành phần trầm tích cũng như địa hình ta thấy các tỉnh ven biển ĐBBB, khu vực dọc triền sông là những nơi có khả năng tích tụ khí nông.

• Về mặt kiến tạo, diện tích nằm trê n dải nâng Khoái Châu–Tiền Hải–Kiến Xương là nơi kẹp giữa các đứt gãy sâu có nhiều hoạt động đứt gãy kể cả đứt gãy tân kiến tạo. Đây cũng là vùng có hoạt động nghịch đảo xảy ra cuối Mioxen làm uốn nếp,sau đó bị bào mòn. Các lớp trầm tích bị nâng vát dần, kề áp vào các trầm tích Đệ Tứ đồng thời có thể phá hủy các tích tụ cổ dẫn đến tái dịch chuyển khí theo các đứt gãy và tích tụ ở những tầng nông.

• Về mặt sinh thành thì đây là những vùng nằm gần những nơi có nguồn sinh tốt, nằm trên những vùng có trữ lượng than nâu, than lửa dài của đồng bằng bắc bộ (than Tiên Hưng và Phù Cừ). Đây cũng là nơi có vùng đầm lầy tranh chấp xảy ra trong Đệ Tứ tạo môi trường tốt cho tích tụ các chất mùn, vật chất hữu cơ là những vật liệu chủ yếu sinh khí

Tuy là vùng triển vọng nhất nhưng khi khảo sát lạinhững điểm lộ cũ thì thấy nhiều điểm đã giảm áp và khí gần như cạn kiệt, chỉ có ở 2 xã Song An và Minh Lãng có chỗ vẫn duy trìđược.

2- Vùng triển vọng thứ 2

Là những khu vực còn lại nằm kẹp giữa đứt gãy Hưng Yên và Vĩnh Ninh kéo dài về phía Hà Nội mở rộng về phía Tây – Nam. Đây là những khu vực nằm giữa 2

tâm và được hình thành trong môi trường sông, hồ, đầm lầy, nguồn sinh khí có thể là khí than tầng nông, khí sinh ra từ sự phân hủy VCHC của môi trường đầm lầy vì vậy khả năng hạn chế so với vùng thứ nhất.

Hình 8.9: Bản đồ phân vùng triển vọng khí nông khu vực MVHN

3- Vùng triển vọng thứ 3

Là vùng triển vọng kém nhất, bao gồm những vùng có than bùn trong Holoxen. Đa số vùng này nằm trong khu vực rìa Tây và rìa Đông – Bắc của MVHN, nơi mà trầm tích của các tầng Hải Hưng và Vĩnh Phúc đã lộ ra bề mặt và bị phong hóa nhiều. Mặc dù tầng chứa có, nhưng chắn lại kém hơn. Nhìn chung khíở đây là chủ yếu là khí than bùn Đệ Tứ hoặc khí sinh hóa ở những vùng đầm lầy cổ, tích tụ lại ở những vùng diện tích nhỏ, nếu khoan được cũng chỉ sử dụng

một thời gian ngắn là hết. Ở vùng này các yếu tố kiến tạo ít ảnh hưởng đến tiềm năng khí nông.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)