Chứa cát kết Oligoxen – Mioxen

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 51)

N ỘI

6.2.1. chứa cát kết Oligoxen – Mioxen

Tại MVHN đá cát kết thường phân lớp khối dày, bị các đứt gãy chia cắt và uốn nếp, có tiềm năng chứa vào loại trung bìnhđến kém và đãđược một số giếng khoan phát hiện có các sản phẩm khí và condensate. Phần lớn các thành tạo này được gắn kết chắc với quá trình biến sinh, độ rỗng của cát kết thấp 4-12% dưới mức trung bình khá như ở giếng khoan D14-STL-1X.

Cát kết Oligocen có tiềm năng ở hai mức khác nhau. Phần dưới có nhiều rủi ro do độ rỗng không ổn định. Khi xi măng calcit bị rửa lũa, độ rỗng có thể tốt, đạt tới 15%, độ thấm 94,5md, nhưng nếu xi măng gắn chắc thìđộ rỗng lại rất kém. Kết quả phân tích thạch học ở độ sâu 3375-3380m, 3305-3310m, 3260-3265m, 3320- 3325m và 2890-2895m tại giếng khoan PV-ĐQD-1X cho thấy các vỉa cát kết có độ rỗng từ 7-10%. Độ rỗng kém do quá trình xi măng hoá xảy ra rất mạnh mẽ và bị

biến đổi thứ sinh với mức độ khác nhau cùng với sự nén kết tương đối mạnh. Chiều dày các tập cát kết dao động từ vài mét đến trên 20m. Một vài nơi tính thấm chứa của đá rất tốt như GK 100, 116 (độ rỗng trên 20%, độ thấm tới 140mD). Tại giếng khoan 106 đã thử 5 vỉa trong khoảng địa tầng này, trong đó 4 vỉa cho dòng khí với lưu lượng từ 1600-2500m3/ngày.đêm, còn 1 vỉa hầu như “khô” (không xác định được lưu lượng). Tại giếng khoan PV-ĐQD-1X đã thử 2 vỉa, trong đó vỉa 1 (3303-3311.5m) không cho dòng?. Vỉa 2 (3257-3295m) cho dòng khí với lưu lượng ban đầu 500 - 40000m3/ngày.đêm (lưu lượng tức thời chưa ổn định), nhưng sau đó do nước xuất hiện nên lưu lượng giảm chỉ còn khoảng gần 2000m3/ngày.đêm. Ở GK PV-XT-1X có dấu hiệu dầu phát quang yếu trong mẫu mùn khoan. Đã tiến hành thử 2 vỉa nhưng không cho dòng, có lẽ do độ thấm chứa và tiềm năng HC kém (?).

Cát kết Miocen có độ rỗng thường từ 15-35%, tăng dần về phía các hệ tầng nằm trên. Cát kết Miocen sớm một số nơi bị xi măng calcit hóa mạnh, độ rỗng nhỏ nhưng nhìn chungđộ rỗng và thấm tốt hơn hẳn cát kết Oligocen và có thể đạt tới 20% và thấm khá 39mD. Như vậy tiềm năng chứa của cát kết Miocen tốt, phân bố rộng vàổn định gần như trong toàn đới trung tâm MVHN. Tại GK 106, độ rỗng hở 1.62-10.7 %, thường 5-6 %, độ thấm rất nhỏ khoảng 0.167-0.269mD. Quá trình xi măng hoá và nén kết xảy ra tương đối mạnh đã làm giảm đáng kể cả thể tích và kích thước lỗ rỗng (lỗ rỗng nguyên sinh 0.03-0.12 mm, thứ sinh 0.02-0.08 mm theo mẫu mùn khoan giếng khoan PV-ĐQD-1X). Các tập cát kết dày từ 3-5m (giếng khoan 106), có tập đến 15m (giếng khoan PV-ĐQD-1X). Tại giếng khoan PV-ĐQD-1X, thử vỉa 3 (2748-2797) cho lưu lượng khí 632-2595 m3/ngày.đêm. Đây là vỉa khí –condensat có lưu lượng nhỏ, áp suất phục hồi chậm nên không có giá trị công nghiệp. Tại giếng khoan PV-ĐQD-1X đã phát hiện thêm vỉa cát kết chứa khí mới trong hệ tầng nàyở chiều sâu 1655-1712m, có độ rỗng 13%.

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm đá chứa nêu trên cho thấy, đá chứa cát kết có đặc tính thấm chứa giảm dần theo chiều sâu, quá trình nén ép cũng tăng theo địa tầng chôn vùi. Cát kết trong trầm tích Tiên Hưng có độ rỗng, độ thấm tốt đến rất tốt, trong trầm tích Phù Cừ có độ rỗng, độ thấm từ trung bình đến tốt, cát kết có tính thấm chứa kém trong trầm tích Phong Châu và kém đến rất kém trong trầm tích Đình Cao. Tuy nhiên các trầm tích hệ tầng Đình Cao bị nâng lên nhẹ và bào mòn vào cuối Oligocen đầu Miocen sớm và bị nén ép tái hoạt động đứt gãy vào cuối Mioxen nên hy vọng có thể tồn tại các khu vực phát triển nứt nẻ làm tăng khả

6.2.2. Đá chứa cacbonat rìaĐông Bắc MVHN (móng Paleozoi)

Đá cacbonat nứt nẻ, hang hốc tuổi Paleozoi gặp ở một số giếng khoan rìa Đông Bắc MVHN, trong đó giếng B – STB - 1X (do Anzoil khoan) đã phát hiện 50m chứa dầu trong khoảng 1220-1270m, với độ rỗng khoảng 5-10%. Tuy giá trị độ rỗng này thấp nhưng độ rỗng hiệu dụng cao. Vì loại đá chứa này nằm trên vùng đơn nghiêng ở MVHN có độ sâu không lớn nên ít chịu ảnh hư ởng của quá trình nén ép. Do đó mà giá trị độ rỗng hiệu dụng không bị giảm đi. Vì thế đây là đối tượng chứa tốt.

Nhìn chung đá chứa trong móng trước Kanozoi của MVHN có nhiều rủi ro về độ rỗng và phân bố không ổn định. Độ rỗng thứ sinh của chúng phụ thuộc vào các đới biến đổi và phá hủy đá gốc. Nhìn chung, đối với tầng chứa là đá móng chỉ có thể hy vọng vào đá vôi Carbon-Permi và Devon giữa-trên với độ rỗng trung bình 5-7%. Các đá móng trầm tích khác phần lớn đã bị phong hóa biến chất, có độ rỗng, độ thấm kém.

6.3. Tầng chắn

Tại MVHN các tập sét kết, bột sét kết thuộc phần trên của mặt cắt Oligocen tạo thành một tầng chắn ổn định cho các bẫy nằm dưới. Tập chắn thực chất là một tập sét biển tiến hoặc vài nơi trùng với mặt ngập lụt cực đại có chất lượng tốt, với hàm lượng sét tới 70-80%, dày 15 – 20 m, đôi khi tới 50 m. Tuy nhiênở nhiều nơi các màn chắn trong trầm tích Oligocen và Miocen bị phá vỡ do hệ thống đứt gãy phức tạp hoạt động trong Oligocen và Miocen với nhiều pha nâng - hạ, trượt bằng và xoay xéo. Thực tế ở giếng khoan 84, sét kết trong Oligoxen đã chắn được cho vỉa khí 3170- 3206 m, thử vỉa cho dòng khí với lưu lượng 42000 m3/ngày.đêm.

Một tầng chắn có thể mang tính khu vực rộng nhất có tuổi Miocen giữa, được đặc trưng bởi sét màu xám, xám đen tương đối đồng nhất, dày khoảng 80m đến 150m (GK 112-BT-1XR), với hàm lượng sét từ 71-86% (GK VGP-112-BT-1X). Các khoáng vật chủ yếu là illit (55%), kaolinit (28%), còn lại là clorit và các khoáng vật khác.

Các tầng chắn địa phương Oligocen đặc trưng bằng sét, sét than có màu nâu thẫm, thành phần khoáng vật gồm illit (48%), kaolinit (25%), clorit (27%), được trầm đọng trong môi trường biển và đầm lầy ven biển. Các tập sét này được bắt gặp ở các giếng khoan trên các cấu tạo D14, và B10 của Anzoil. Các tầng chắn địa phương tuổi Miocen phân bố xen kẽ với các tập chứa.

6.4. Kiểu Bẫy

Tại MVHN mới chỉ phát hiện dầu khí chứa trong 3 đối tượng chứa chính là cát kết, đá vôi ám tiêu san hô và móng nứt nẻ. Tuy nhiên các đối tượng chứa này nằm trong các bẫychứa, với đặc điểm khác nhau về cấu kiến tạo, môi trường thành tạo, tuổi cũng như sự phân. Trên cơ sở tổng hợp tài liệu nghiên cứu có thể đưa ra một số kiểu bẫy sau:

6.4.1. Các bẫy địa hình vùi lấp (móng phong hóa nứt nẻ)

Nằm trong các địa hào Paleogen, thường là khối móng chôn vùi, phát triển từ đất liền ra biển, phổ biến nhất là các khối móng đá vôi C –Pở rìaĐông Bắc Miền Võng Hà Nội. Các khối móng này là những đối tượng hấp dẫn do hai bên cánh là các địa hào nơi hy vọng là có tiềm năng sinh tốt. Đối tượng này đã đượ c kiểm chứng bằng các giếng khoan phát hiện dầu tại giếng khoan B10-STB. Cần nhấn mạnh rằng các khối đá móng này được chôn vùi dưới trầm tích Oligoxen – Mioxen, nứt nẻ, có khả năng chứa dầu khí, kiểu bẫy là bẫy cổ địa tầng.

6.4.2. Bẫy khối đứt gãy nghiêng trong Oligoxen

Các cấu tạo loại này thường liên quan đến các khối xoay đứt gãy hoạt động gần cuối Oligoxen. Phổ biến nhất là tại trũng Đông Quan của Miền Võng Hà Nội. Đặc điểm nổi bật là các trầm tích Mioxen dày 3000m, uốn võng nhưng ổn định, ít hoạt động kiến tạo và nằm bất chỉnh hợp lên trầm tích Eoxen dày hơn 4000 m, đã bị nâng lên, bào mòn cắt xén cuối thời kỳ Oligoxen. Hoạt động kiến tạo nâng lên kèm với việc dịch chuyển trái vào thời kỳ đó đã tạo nên một mặt cắt Oligoxen có nhiều khối đứt gãy thuận – nghiêng. Đối tượng đãđược chứng minh bằng các phát hiện khí ở D14 –STL–1X.

6.4.3. Bẫy cấu tạo nghịch đảo Mioxen

Các cấu tạo nghịch đảo có mặt trong Miocen giữa và muộn. Đây là đối tượng rất phổ biến và đã có các phát hiện dầu khí quan trọng ở khu vực. Các đối tượng nghịch đảo Mioxen có mặt ở dải nâng Khoái Châu – Tiền Hải – Kiến Xương trong đất liền, nằm kẹp giữa đứt gãy Sông Chảy và Vĩnh Ninh. Các cấu tạo nghịch đảo thường nằm trên và kề áp vào các đứt gãy nghịch, đối tượng chứa là cát kết Miocen. Các cấu tạo được hình thành muộn vào cuối Miocen giữa, hoàn thiện vào cuối Miocen. Một phần trầm tích Miocen thường bị bào mòn cắt xén, thậm chí có cấu tạo còn bị bào mòn mất cả một phần trầm tích Miocen. Đã có hai phát hiện khí

6.5. Thời gian sinh và dịch chuyển Hydrocacbon

6.5.1. Thời gian sinh hydrocacbon

Từ việc tổng hợp và phân tích mẫu, mô hình lịch sử chôn vùi, mô hình bể và các nghiên cứu địa hóa khác cho thấy trầm tích ở khu vực bị chôn vùi sâu, nhiệt độ cao nên hiện tại hầu như các tầng đá mẹ có tuổi Eocen- Oligocen đã trải qua tất cả các pha tạo sản phẩm từ dầu đến khí ẩm và condensat. Tùy thuộc vào độ sâu chôn vùi, cửa sổ tạo khí khô hiện tại trong khoảng 3.700-5.000m, cửa sổ tạo dầu biến đổi trong khoảng 2.200-4.000m. Phần lớn đá mẹ tuổi Eoxen-Oligoxen và một phần đá mẹ Mioxen sớm đã trưởng thành. Thời gian sinh hydrocarbon của đá mẹ Oligoxen ở trũng sâu trung tâm bắt đầu khoảng giữa Mioxen sớm, mạnh nhất vào Mioxen giữa (15-18 triệu năm trước), rồi bắt đầu sinh khí khô vào cuối Mioxen giữa. Hầu hết lát cắt Eoxen - Oligoxen ở sâu nhất của MVHN đã nằm trong pha tạo khí khô. Ở những đới nông hơn, dầu mới chỉ được sinh thành cách đây 12-6 triệu năm. Đây là thời gian thích hợp để dầu khí tích tụ trong cấu trúc chôn vùi trước Oligoxen. Trong khu vực cấu tạo THC/ĐQD, đá mẹ ở phần nóc Oligoxen đang trong cửa sổ tạo dầu (ở giếng PV-ĐQD-1X, đặc điểm địa hoá tầng sinh tốt hơn, với tiềm năng sinh hỗn hợp dầu - khí và sinh dầu, so với giếng PV-XT-1X và giếng khoan 63), có thể là nguồn cung cấp hydrocacbon tốt cho các cấu tạo xung quanh.

6.5.2. Khả năng dịch chuyển và tích tụ Hydrocarbon

Dầu sau khi được sinh thành trong điều kiện nhất định chúng có thể di cư đến và nạp vào bẫy chứa. Quá trình dịch chuyển của dầu và khí từ đá mẹ đến bẫy chứa có thể theo phương thẳng đứng (theo đứt gãy) hoặc theo phương ngang. Nhưng việc tích tụ dầu khí lại phụ thuộc nhiều vào sự hình thành cấu tạo.

Theo mô hình địa hoá MVHN của Viện Dầu Khí (2003) thời kỳ HC di cư mạnh nhất vào Mioxen giữa. Quá trình di cư vẫn tiếp diễn ở khu vực trũng Phượng Ngãiđến cách đây 10-5 triệu năm

Các phân tích thành phần khí ở các giếng PV-ĐQD-1X, D14-STL-1X và PV- THC-02 là tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng nguồn đá mẹ, di cư theo các kke nứt, đứt gãy (Vĩnh Ninh, Tiền Hải) vào các cấu trúc thuận lợi để tạo thành các mỏ (THC, D14…)

Rất nhiều nơi, một phần hoặc toàn bộ lát cắt Mioxen trên, thậm chí cả Mioxen giữa bị bào mòn, làm cho khả năng tìm được các tích tụ khí giảm đi rất

nhiều. Càng đi về phía rìa Tây của bồn trũng, đất đá càng bị nén ép, bào mòn, cắt xén mạnh, thậm chí nhiều cấu tạo bị bào mòn tới 1000-2000 m, nên không có hy vọng tích tụ khí lớn.

Trong lát cắt Oligoxen, nhìn chung các cấu tạo được hình thành vào gần cuối Oligoxen. Một số trong các cấu tạo này được nâng lên với biên độ nhẹ vào thời kỳ Mioxen giữa. Cấu tạo vòm O ligoxen, ngoài sự phụ thuộc độ sâu chôn vùi chúng còn phụ thuộc tính ổn định của cấu tạo và nếu không bị phá huỷ trongMioxen, các cấu tạo này sẽ thuận lợi cho tích tụ dầu hoặc khí hoặc cả khí và dầu.

CHƯƠNG 7:CÁC BIỂU HIỆN KHÍ ĐÃ PHÁT HIỆN

7.1. Công tác khảo sát thực địa

7.1.1. Lộ trình khảo sát

7.1.1.1 Lộ trình khảo sát khí nông ở Thái Bình A–Huyện Vũ Thư

1–Khu vực xã Tân Hòa khi khoan đến độ sâu 35m thì thấy khí xuất hiện. Tại đây đã lấy mẫu nước VT – 5. Xung quanh khu vực này có một số giếng khoan do dân khoan nhưng không sử dụng được, hoặc chỉ sử dụng trong 1 - 2 ngày, nửa tháng, có nhà khí phụt lên đem theo bùn cát. Các giếng nước, ao bên cạnh đều có sủi bọt nước.Ở xã này các lỗ khoan đều thực hiện tới độ sâu 46 – 50m, qui cách các lỗ khoan giống nhau vì đều do cùng một đội khoan thực hiện. Khi chiều sâu của các lỗ khoankhoảng 40m thì có khí sủi.

2 – Tại xã Minh Lãng nơi xảy ra sự cố phun khí nhiều ngày mà Petrol Việt Nam phải chi viện mới dập tắt được. Theo các báo cáo của tỉnh, hiện có 8 giếng khoan với 11 hộ sử dụng. Tất cả các giếng đều khoan vào tháng 4/2000 với độ sâu từ 45-50m. Tại đây đã lấy mẫu khí, nước số VT –6.

Kết quả đo áp suất và lưu lượng tại một số giếng khoan: Giếng khoan thứ nhất cho xả khí với côn Ф6mm, p = 2.8at

CônФ9mm, p = 1.5at CônФ12mm, p = 1.0at CônФ20mm, p = 2.0at

Khi đóng giếng hoàn toàn, p = 3.0at

Giếng khoan thứ hai đo với côn Ф6mm, p = 2.0at CônФ9mm, p = 0at

Khi đóng giếng hoàn toàn, p = 3.0at Giếng khoan thứ ba đo với cônФ6mm, p = 2.0at

CônФ9mm, p = 0at Khi đóng giếng, p = 2at

nóc nhà sau đó giảm áp và không dùng được nữa. Tại đây người dân đã khoan và sử dụng được vài năm, sau đó giảm áp . Khu vực chung quanh thôn 12 xã Minh Lãngđều sủi khí kể cả chân tường và vết nứt của xi măng có thể thu được khí đun.

Nhận xét chung ở Minh Lãng:

- Tại các lỗ khoan ở xã nàyđều có chiều sâu vỉa khí từ 25 –30m trở xuống. - Từ 25-50m là các tầng cát bở rời, xuống sâu thê m có thể gặp vỉa khí thứ 2. - Năng lượng vỉa khí ở đây mạnh.

3–Tại xã Xuân Hòa các giếng khoan khi khoan đến độ sâu 20 –25m thì thấy khí phun lên nhưng yếu. Tại đây nhân dân cũng đã sử dụng các giếng khoan này để đun nấu nhưng do xử lý giếng không tốt nên khí bị phân tán ra xung quanh, khi mưaxuống thì lại đun được. Tại đây lấymẫu số VT –7. Khu vực Xuân Hòa khoan sâu 10 – 15m là đã gặp khí. Theo kể lại thì đầu năm 2000 tại xã Xuân Hòa có gia đình đã khoan lấy khí sử dụng, khi khoan đến độ sâu 40m thì gặp khí phun, đất đá, bùn khí phun cao 20m, phun trong 2 giờ liền, sau đó dùng cát lấp lại, cộng với lỗ khoan bị sập nên không phun khí lên nữa.

4–Tại xã Việt Hùng có 2 giếng khoan lấy khí ở độ sâu khoảng 30m. Trong đó có giếng khoan từ tháng 3/1999 lấy khí từ độ sâu 12 – 13m đến nay vẫn còn thu được (lấy mẫu số VT - 8). Tại đâykhông có hiện tượng khí sủi xung quanh như ở vùng khác.

5 –Tại xãĐồng Thanh khi khoan tới độ sâu 40m thì gặp khí. Khí thu được ở đây là khí sạch, ít H2S,ngọn lửa cao. Tại đây đã lấy mẫu khí VT –9. Trong xã thì nhiều hộ gia đình cũng khoan lấy khí sử dụng nhưng chỉ dùng được vài tháng là

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC KHÍ PHÂN BỐ Ở MỘT SỐ ĐIỂM LỘ THUỘC MIỀN VÕNG HÀ NỘI (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)